Xu hướng áp dụng mô hình quản lý tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh lê văn sỹ (Trang 37 - 38)

8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

1.2.4.4 Xu hướng áp dụng mô hình quản lý tín dụng

Xuất phát từ thực tiễn hoạt động tín dụng ngân hàng, theo khuyến cáo của uỷ ban Basel cũng như thông lệ quốc tế, căn cứ vào các điều kiện vận hành mô hình quản lý RRTD tập trung, hầu hết các ngân hàng Việt Nam đã lựa chọn mô hình này.

Nội dung chủ yếu là tách bạch hoạt động tín dụng ở cấp chi nhánh với cấp trụ sở chính.

Chi nhánh: Thực hiện chức năng kinh doanh/bán hàng/quan hệ khách hàng. Chi nhánh làm công tác tiếp thị, tiếp xúc trực tiếp khách hàng, lập hồ sơ và đánh giá ban đầu, trên cơ sở đó đưa ra đề xuất cấp tín dụng đối với khách hàng. Chi nhánh sẽ tìm hiểu nhu cầu khách hàng, hướng dẫn khách hàng và hoàn thiện hồ sơ vay vốn, chuyển hồ sơ và các thông tin liên quan đến khách hàng cho bộ phận phân tích tín dụng. Trụ sở chính: Thực hiện chức năng quản lý rủi ro/thẩm định, phân tích tín dụng và phê duyệt tín dụng. Trụ sở chính sẽ tiến hành kiểm tra và thu thập các thông tin bổ sung qua các kênh lưu trữ tại ngân hàng, mua tin từ CIC ... trên cơ sở đó, tiến hành phân tích tín dụng và kết quả phân tích tín dụng được báo cáo trực tiếp cho người có thẩm quyền phê duyệt tín dụng. Kết quả phê duyệt tín dụng sẽ được chuyển trở lại cho bộ phận phân tích tín dụng để lưu trữ thông tin, bộ phận quan hệ khách hàng để thực hiện

các khâu tiếp theo trong quy trình tín dụng và các bộ phận tác nghiệp để xử lý, lưu trữ hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi...

Đồng thời, tại trụ sở chính thì chức năng ra quyết định tín dụng được tách bạch với chức năng quản lý tín dụng trên cơ sở phân định trách nhiệm và chức năng rõ ràng giữa các bộ phận “thẩm định và phê duyệt tín dụng” với “quản lý tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng”.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh lê văn sỹ (Trang 37 - 38)