8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.3. Nguyên tắc quản lý rủi rotín dụng theo Basel II
Theo Basel Committee on Banking Supervision (2006), Hiệp định Basel II ra đời thay thế cho Hiệp định vốn ngân hàng quốc tế (Basel I) được thực hiện từ năm 1988 do Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel xây dựng nhằm hỗ trợ các ngân hàng quản lý rủi ro hiệu quả hơn.
Ủy ban Basel cũng khuyến khích các ngân hàng xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tạo tiền đề cho việc phân loại, đánh giá khách hàng dựa trên nhiều tiêu chí; phân biệt các mức độ RRTD với từng đối tượng khách hàng để có biện
pháp quản lý phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Các nguyên tắc trong quản lý RRTD của hiệp định bao gồm:
- Thiết lập một môi trường tín dụng thích hợp
+ Nguyên tắc 1: Phê duyệt, xem xét chiến lược RRTD theo định kỳ. Xem xét những vấn đề như mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, mức độ khả năng sinh lời.
+ Nguyên tắc 2: Thực hiện chiến lược chính sách tín dụng; xây dựng các chính sách tín dụng; xây dựng các quy trình thủ tục cho các khoản vay riêng lẻ và toàn bộ danh mục tín dụng nhằm xác định, đánh giá, quản lý và kiểm soát RRTD.
+ Nguyên tắc 3: Xác định và quản lý RRTD trong tất cả các sản phẩm và các hoạt động. Đảm bảo rằng các sản phẩm và hoạt động mới đều trải qua đầy đủ các thủ tục, các quy trình kiểm soát thích hợp và được phê duyệt đầy đủ.
- Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng hợp lý
+ Nguyên tắc 4: Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm có: những hiểu biết về người vay, mục tiêu và cơ cấu tín dụng, nguồn thanh toán.
+ Nguyên tắc 5: Thiết lập hạn mức tín dụng (HMTD) tổng quát cho từng khách hàng riêng lẻ, nhóm khách hàng vay có liên quan với nhau trong và ngoài bảng cân đối kế toán.
+ Nguyên tắc 6: Có các quy trình rõ ràng được thiết lập cho việc phê duyệt các khoản tín dụng mới, gia hạn các khoản tín dụng hiện có.
+ Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần phải dựa trên cơ sở giao dịch thương mại thông thường, quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với các doanh nghiệp và cá nhân liên quan, làm giảm bớt rủi ro cho vay đối với các bên liên quan.
- Duy trì một quy trình quản lý, đánh giá và kiểm soát tín dụng hiệu quả
+ Nguyên tắc 8: Áp dụng quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đầy đủ đối với các danh mục tín dụng.
+ Nguyên tắc 9: Có hệ thống kiểm soát đối với các điều kiện liên quan đến từng khoản tín dụng riêng lẻ, đánh giá đầy đủ của các khoản dự phòng rủi ro.
+ Nguyên tắc 10: Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ. Hệ thống đánh giá cần phải nhất quán với các hoạt động của NHTM.
+ Nguyên tắc 11: Hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích giúp Ban quản lý đánh giá RRTD cho các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán, cung cấp thông tin về cơ cấu và thành phần danh mục tín dụng, bao gồm cả việc phát hiện các tập trung rủi ro. + Nguyên tắc 12: Có hệ thống nhằm kiểm soát đối với cơ cấu tổng thể của danh mục tín dụng, chất lượng danh mục tín dụng.
+ Nguyên tắc 13: Xem xét những thay đổi về điều kiện kinh tế có thể xảy ra trong tương lai trong những tình trạng khó khăn khi đánh giá danh mục tín dụng.
- Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng
+ Nguyên tắc 14: Thiết lập hệ thống xem xét tín dụng độc lập và liên tục, và cần thông báo kết quả đánh giá cho HĐQT/HĐTV và ban quản lý cấp cao.
+ Nguyên tắc 15: Quy trình cấp tín dụng cần phải được theo dõi đầy đủ, cụ thể: việc cấp tín dụng phải tuân thủ với các tiêu chuẩn thận trọng, thiết lập và áp dụng kiểm soát nội bộ, những vi phạm về các chính sách, thủ tục và HMTD cần được báo cáo kịp thời.
+ Nguyên tắc 16: Có hệ thống quản lý đối với các khoản tín dụng có vấn đề. + Nguyên tắc 17: Phải có một hệ thống hữu hiệu để xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát RRTD là một phần của cách tiếp cận tổng thể về quản lý rủi ro.