Thông qua quản lý tài sản bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh lê văn sỹ (Trang 64 - 65)

8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.2.3.6 Thông qua quản lý tài sản bảo đảm tiền vay

MB Lê Văn Sỹ đang áp dụng chính sách về tài sản bảo đảm theo Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/01/2014 về ban hành Quy định giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Ngân hàng TMCP Quân đội. Tuy nhiên, Quyết định này chưa tuân

thủ các thông lệ quốc tế vì Quyết định này chỉ đề cập đến các phần sau: Điều kiện đối với tài sản bảo đảm được chấp nhận, các loại tài sản bảo đảm, thẩm quyền chấp nhận tài sản bảo đảm, tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm lớn nhất. Quyết định này chưa định nghĩa rõ ràng các loại tài sản bảo đảm nhận thế chấp, tiêu chí định giá tài sản, quy trình giám sát, quản lý tài sản bảo đảm (Nguồn MB bank, 2017-2020)

Định giá tài sản bảo đảm: Theo chính sách về tài sản bảo đảm của MB, việc định giá được thực hiện theo giá thị trường. Tuy nhiên, MB chưa đưa ra các hướng dẫn về việc thu thập các căn cứ để xác định giá thị trường, do đó, mức giá được đưa ra chủ yếu dựa trên đánh giá chủ quan của MB. Đồng thời, MB chưa tính đến các chi phí xử lý tài sản bảo đảm khi định giá tài sản.

MB cũng chưa ban hành chính thức các yêu cầu cụ thể về việc áp dụng tỷ lệ chiết khấu thận trọng đối với các khoản vay có vấn đề hoặc đối với tài sản bảo đảm mà giá thị trường có biến động mạnh. (Ví dụ: Sử dụng giá bán tối đa tại thời điểm phải xử lý tài sản).

Với một số tài sản bảo đảm là động sản như: Phương tiện vận tải quy định là bắt buộc phải mua bảo hiểm. Tuy nhiên, việc mua bảo hiểm với một số tài sản khác như: Bất động sản, bảo vệ tác quyền, v.v... còn khá mới mẻ và chưa được quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh lê văn sỹ (Trang 64 - 65)