8. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế
Nguyên nhân khách quan
Do dịch bệnh diễn biến bất thường
Những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19 đã gián tiếp và trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và cá bgâb vay vốn tại MB Lê Văn Sỹ, từ đó gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Có những khách hàng do ảnh hưởng của thiên tai, sản phẩm hư hỏng, không tiêu thụ được dẫn đến NQH. Nhiều trường hợp không có khả năng trả nợ nên phải xử lý rủi ro.
Môi trường kinh tế có một số yếu tố không ổn định, diễn biến phức tạp nguồn vốn ngân sách đầu tư cho nhiều dự án được bố trí nhỏ giọt
Trong thời gian qua kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, giá xăng dầu, vật liệu, tỷ giá đồng Euro,... biến động tăng cao ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng.
Chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh, quản lý chặt trong lĩnh vực xây dựng cơ bản khi tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản đang tăng cao. Những công trình chưa được phê duyệt tổng thể toàn bộ thì không cấp phát vốn, việc cấp phát vốn phải hoàn thiện thủ tục xây dựng cơ bản, tránh tình trạng làm trước,
chạy vốn sau và mở thầu các công trình tràn lan khi chưa bố trí đủ nguồn vốn. Do vậy một số khách hàng xây dựng cơ bản khó thanh toán vốn dẫn đến NQH.
Thực tế hiện tại do nguồn vốn ngân sách ít, kế hoạch phân bổ nguồn vốn thường vào đầu năm kế hoạch. Do vậy việc phân bổ nguồn vốn ngân sách hàng năm thường được dàn trải, không tập trung, kế hoạch vốn ghi trong năm thường cho cả một công trình có nhiều gói thầu, thanh toán không phân bổ theo khối lượng từng nhà thầu đã thực hiện hay giá trị gói thầu, thời gian thu hồi vốn chậm, dẫn đến NQH.
Có những công trình ghi kế hoạch trong năm nhưng không được thanh toán do ngân sách không bố trí đủ.
Một số cơ chế chính sách không ổn định và thiếu nhất quán
Trong quá trình kinh doanh một số đơn vị đang từ hoạt động kinh doanh chuyển sang lĩnh vực khác như sự nghiệp có thu, không có nguồn thu để trả nợ dẫn đến NQH.
Môi trường pháp lý chưa đồng bộ, thực hiện Pháp lệnh kế toán và chế độ báo cáo thống kê không nghiệm:
Chính sách thuế, quy định pháp lý về đất đai, nhà ở có sự thay đổi, làm cho thị trường bất động sản đóng băng, nợ đọng vốn vay ngân hàng. Hệ thống pháp lý ban hành chưa đồng bộ, thường xuyên thay đổi và chưa phù hợp với tình hình thực tế. Trong trường hợp tài sản là máy móc thiết bị không có đăng ký quyền sở hữu thì ngân hàng giữ hóa đơn và đăng ký giao dịch bảo đảm, nếu khách hàng bán máy móc thiết bị trên chỉ cần xuất hóa đơn tại đơn vị, không cần xuất trình nguồn gốc tài sản, ngân hàng gặp rủi ro khi nhận tài sản bảo đảm trên.
Việc thực hiện Pháp lệnh kế toán thống kê chưa nghiêm túc, khách hàng là doanh nghiệp lập báo cáo tổng kết hàng năm theo quy định còn chậm, số liệu không bắt buộc phải kiểm toán, không có chế tài xử lý trong việc vi phạm quy định về Báo cáo tài chính, báo cáo thống kê hàng năm. Do vậy chưa phản ánh chính xác tình hình sản xuất kinh doanh trong thời kỳ báo cáo.
Các cơ quan thực thi pháp luật như tòa án, thi hành án chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhiều vụ án liên quan đến quyền lợi Ngân hàng để tồn đọng nhiều năm, phải xét xử qua nhiều cấp tòa, mất nhiều thời gian vô lý. Đến giai đoạn thi hành án cũng tốn không ít thời gian và công sức. Đã có nhiều vụ án từ khi xử đến khi thi hành án thì tài
sản đã hư hỏng không còn giá trị, có vụ án đến nay đã 5 năm buộc phải xử lại từ cấp sơ thẩm.
Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng
Thông tin về thị trường, khách hàng yếu
Trong hoạt động kinh doanh thông tin chiếm vị trí hàng đầu, nếu thông tin đầy đủ, chính xác giúp cho việc xử lý thông tin được chính xác và đưa ra các quyết định đúng đắn, cho vay hay không cho vay và các điều kiện để giảm thiểu rủi ro trong nghiệp vụ tín dụng.
Tuy nhiên trên thực tế, việc thu thập thông tin về khách hàng, khoản vay, tài sản bảo đảm, thông tin về sản phẩm, thị trường, giá cả.…còn rất hạn chế.
Cụ thể muốn tìm hiểu tình hình tài chính, quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác, thông thường các trung tâm thông tin chỉ đưa ra số tiền vay, tiền gửi của khách hàng tại mỗi tổ chức tín dụng mà khách hàng có quan hệ, còn lại việc phân tích đánh giá khả năng tài chính thường không chính xác.
Việc thu thập thông tin thị trường và dự báo biến động về thị trường còn kém, ảnh hưởng đến việc đánh giá dự báo tính khả thi của phương án kinh doanh chưa cao, thiếu chính xác. Việc biến động của giá vật liệu như: thép, xăng dầu,… biến động giá cả thị trường bất động sản trong thời gian qua cho thấy các doanh nghiệp chưa nhạy bén. Do vậy các khách hàng có nhu cầu vay chế tạo thiết bị thép xây dựng theo hợp đồng đã ký trước dễ bị lỗ do chi phí nguyên vật liệu tăng, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ.
Cũng do biến động của giá cả thị trường trong thời gian qua, nên một số khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời do cạnh tranh ngày càng gay gắt, sản phẩm sản xuất tiêu thụ khó khăn, tình hình nợ đọng trong xây dựng cơ bản có xu hướng tăng, một số đơn vị kinh doanh thua lỗ, ngừng hoạt động, giải thể phá sản.
Trình độ cán bộ tín dụng chuyên quản lý doanh nghiệp chưa đáp ứng nhu cầu Trình độ hiểu biết về luật, nghiệp vụ thẩm định dự án, tái thẩm định dự án... của cán bộ nghiệp vụ hạn chế.
Do cán bộ chủ yếu là lớp trẻ, mới học qua các trường lớp, chưa va chạm thực tế, kinh nghiệm chưa có nhiều, việc phân tích, thẩm định dự án còn rất hạn chế, đánh giá tính khả thi của dự án chưa chính xác, phân tích và đánh giá mức độ rủi ro chưa cao.
Việc phân tích báo cáo tài chính của khách hàng chưa sâu, do vậy đánh giá sai năng lực, khả năng tài chính của khách hàng có thể ra quyết định sai có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
Trong quá trình thẩm định dự án chưa quan tâm đến thẩm định nguồn vốn đầu tư chắc chắn, do vậy dự án không bố trí đủ nguồn vốn để thực hiện, dẫn đến y án không đi vào sản xuất được. Chưa thực hiện việc tái thẩm định dự án và thẩm định mới đề cập đến phương án tĩnh, chưa lập dự án trên phương án động để có thể so sánh các phương án, đưa ra phương án tối ưu.
Trong hoạt động ngân hàng cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định phải tiếp cận với nhiều ngành nghề khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều vùng khác nhau,... do vậy cán bộ tín dụng khó có khả năng nắm bắt và hiểu chuyên sâu về mọi lĩnh vực, vì rủi ro tín dụng luôn có thể xảy ra.
|Kiến thức về xã hội và thị trường còn kém, chưa nhạy bén, chưa nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của thị trường, do vậy việc tư vấn cho khách hàng chưa được nhiều, mặt hàng cho vay bị ứ đọng, khó tiêu thụ khả năng thu hồi vốn vay không cao.
Hiện nay có nhiều bộ luật được ban hành và sửa đổi như: Luật ngân hàng sửa đổi, Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật đất đai... và các nghị định hướng dẫn, cán bộ tín dụng và thẩm định chưa đi sâu tìm hiểu những quy định mới để bổ sung đầy đủ hồ sơ pháp lý, quyết định cho vay, tài sản bảo đảm... do vậy dẫn đến rủi ro khi khách hàng không trả được nợ. | Thông thường sau khi dự án đi vào hoạt động, ngân hàng phải xem xét, đánh giá lại hiệu quả của việc đầu tư, tái thẩm định lại dự án đầu tư trên số liệu thực tế về công suất, giá thành... trên cơ sở đó so sánh với số liệu trên dự án để xác định lại khả năng trả nợ. - Thực hiện quy trình tín dụng chưa nghiêm túc.
Quá tin tưởng và dựa vào tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng
Hiện nay trong quá trình xét duyệt cho vay, bên cạnh việc xác định phư án khả thi thì tài sản bảo đảm cũng là một yếu tố giúp cho việc giảm thiểu rủi trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên không phải cứ có tài sản bảo đảm là, vay, vì mục đích cho vay của ngân hàng không phải để thu hồi tài sản, Đội cán bộ thực hiện không đánh giá đúng giá trị tài sản, khi đánh giá thì giá trị sản ở thời điểm cao, khi phát mại thì thu hồi không đủ thu nợ.
Cho vay trung dài hạn tài sản bảo đảm thường là tài sản hình thành - hồi tài sản. Đôi khi vay, nếu khách hàng không trả được nợ ngân hàng có thể phát mại tài sản trên. Tuy nhiên tài sản trên đôi khi khó có khả năng thu đủ vốn khi phát mại do ta: sản bị xuống cấp, lạc hậu.
Dựa trên biên bản định giá của doanh nghiệp để làm cơ sở của ngân hàn do vậy đôi khi không phù hợp với thực tế hoặc định giá dựa trên hóa đơn mua bán có thể do thiết bị không phù hợp, lạc hậu khả năng phát mại rất thấp.
Trong quá trình cho vay việc thế chấp, cầm cố tài sản bảo đảm chưa được chấp hành nghiêm túc, do thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn hạn chế, chậm, khách hàng khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không nộp cho ngân hàng mà có thể đem thế chấp vay vốn tại ngân hàng khác.
Việc xử lý tài sản bảo đảm còn chậm
Trong quá trình cho vay việc xét tài sản bảo đảm cũng là một trong những điều kiện để cho vay, tuy nhiên khi khách hàng không trả nợ đúng hạn việc xử lý tài sản bảo đảm rất phức tạp, do khách hàng không có thiện chí giao tài sản, không ký vào biên bản bán tài sản, tài sản bảo đảm đang chờ tòa án tuyên bố phá sản bán để thu hồi, do vậy số NQH tăng lên.
Sản phẩm tín dụng còn mang tính chất độc canh
Hoạt động tín dụng của MB Lê Văn Sỹ chủ yếu vẫn là cho vay trực tiếp. Các sản phẩm tín dụng khác, như: bảo lãnh, tín dụng chứng từ còn hết sức khiêm tốn. Nghiệp vụ chiết khấu, ủy thác cho thuê tài chính, hoạt động cho vay đồng tài trợ, cho vay hợp vốn,... chưa thực hiện được nhiều.
Nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng do thay đổi bộ máy tổ chức
Trong quan hệ tín dụng với ngân hàng, khách hàng có những thay đổi về tổ chức bộ máy rất dễ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Thông thường khi thay đổi bộ máy tổ chức, khi bàn giao công việc thường phát sinh các vấn đề về tài chính, lãnh đạo mới thường không có trách nhiệm cao trong việc trả các khoản nợ của người lãnh đạo tiền nhiệm. Việc thanh toán vốn và thu hồi nợ các công trình cũ người lãnh đạo mới trách nhiệm không cao, thường coi không phải việc của mình, khoanh lại để người lãnh đạo cũ xử lý.
|Đồng thời với việc tiếp nhận công việc, người lãnh đạo mới thường mở tài khoản giao dịch tại một ngân hàng khác, thanh toán chuyển về tài khoản mới, dẫn đến đóng băng vốn vay tại ngân hàng và phát sinh nợ xấu, khó có khả năng thu hồi. | Đầu tư không đúng hướng các dự án:
Trong hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp muốn phát triển thì phải luôn đổi mới công nghệ, sản phẩm, nhưng việc dự đoán phân tích thị trường đối khi thường không chính xác, đầu tư theo phong trào do vậy sản phẩm tiêu thụ khó khăn, nhà máy không phát huy hết công suất, thua lỗ dẫn đến NQH. | Đầu tư khi chưa xác định đủ nguồn vốn: Để dự án có thể đi vào hoạt động thì khách hàng khi đầu tư cần phải thu xếp đủ nguồn vốn để thực hiện. Tuy nhiên chưa thu xếp đủ nguồn vốn thì đã đầu tư bằng vốn tự có, huy động, chiếm dụng vốn tạm thời để thực hiện một phần dự án. Khi không thu xếp đủ phần vốn còn lại dự án không có khả năng hoạt động và đi vào sản xuất, không có sản phẩm đưa ra thị trường, vốn xây dựng cơ bản ứ đọng dẫn đến NQH.
Khách hàng không có thiện chí trả nợ
Trường hợp này thường xảy ra đối với đơn vị làm ăn thua lỗ, có vấn đề đối với đơn vị này khi ngân hàng xếp loại thì thường quy định mức cho vay nhỏ hơn hơn thu nợ, do vậy đơn vị thường sử dụng chi tiêu tiền mặt tại đơn vị, không nó ngân hàng, đến hạn thường không có thiện chí trả nợ.
Cố ý lừa đảo
Trong quan hệ tín dụng MB Lê Văn Sỹ đã gặp một số trường hợp khách hàng cố tình lừa đảo thông qua việc sử dụng hóa đơn khống, lừa người khác để mượn giấy tờ hồ sơ đất đai để vay vốn, tẩu tán tài sản thế chấp. Tuy nhiên vụ việc xảy ra không nghiêm trọng và đã được xử lý kịp thời nhưng để hạn chế rủi ro tín dụng, trong thời gian tới MB Lê Văn Sỹ cũng cần hết sức cảnh giác, vì thực tế đã xảy ra nhiều vụ nghiêm trọng đối với các NHTM.
Khách hàng không trung thực trong báo cáo
Hàng năm, ngân hàng thường căn cứ vào báo cáo tài chính của khách hàng để phân loại đánh giá khách hàng, trên cơ sở đó có chính sách tín dụng phù hợp. Thông thường khách hàng lập báo cáo gửi ngân hàng không qua kiểm toán, thương báo cáo lãi nhưng thực chất là lỗ, nếu báo cáo đúng ngân hàng áp dụng chính San thắt chặt, điều
kiện vay sẽ chặt chẽ hơn. Do vậy ngân hàng đánh giá phân hệ không đúng, áp dụng chính sách sai, dẫn đến rủi ro tín dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận văn giới thiệu sơ lược về MB Lê Văn Sỹ và đi vào phân tích thực tiễn tình hình hoạt động tín dụng và thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại MB Lê Văn Sỹ trong giai đoạn từ 2017-2020. Từ đó chỉ ra những thuận lợi, khó khăn của MB Lê Văn Sỹ trong công tác quản lý rủi ro tín dụng. Luận văn cũng nêu lên những mặt đã đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó. Đây là cơ sở cho những định hướng, chiến lược và giải pháp cụ thể trong chương 3 để hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng mà cuối cùng là nâng cao năng lực tài chính giúp MB Lê Văn Sỹ phát triển ngày càng ổn định, bền vững.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHTM CỔ PHẨN QUÂN ĐỘI
CHI NHÁNH LÊ VĂN SỸ 3.1. Mục tiêu và định hướng hoạt động chung
3.1.1 Mục tiêu hoạt động của MB Lê Văn Sỹ
Môi trường hoạt động năm 2021 sẽ tiếp tục biến động theo chiều hướng rất phức tạp, tạo ra cơ hội và thách thức cho các ngân hang. Kinh tế thế giới nói chung đã có những bước phục hồi đáng kể sau suy thoái. Tuy nhiên trên thế giới lại xuất hiện những vấn đề phức tạp mới xung quanh vấn đề chính trị, thiên tai và khả năng khủng hoảng lương thực toàn cầu ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu của Việt Nam, gây khó khan cho việc huy động vốn từ nước ngoài, đồng thời đưa giá vàng vào xu thế tang giảm thất thường. Trong nước, các biện pháp đảm bảo tang trưởng và kiềm chế lạm phát sẽ làm hoạt động kinh doanh ngân hàng chịu nhiều sức ép và khó khăn. Sẽ có nhiều ngân hàng mới, bao gồm cả các ngân hàng nước ngoài tham gia thị trường và cạnh tranh về thị