Trong quá khứ chưa có dịch vụ logistics, các chủ thể như người cung ứng, nhà sản xuất, người bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng cuối cùng phải làm việc trực tiếp với nhau. Nhà sản xuất phải tự tìm nguồn cung ứng, rồi đưa hàng hóa tới tay khách hàng thông qua các kênh phân phối như người bán buôn, bán lẻ. Nhưng khi có hoạt động logistics, các nhà cung cấp dịch vụ logistics sẽ thực hiện công việc di chuyển nguyên vật liệu từ nhà cung ứng tới các khâu sản xuất trong quá trình sản xuất, và di chuyển nguyên vật liệu từ nhà cung ứng tới các khâu sản xuất trong quá trình sản xuất ra tới tay khách hàng. Như vậy, có thể thấy nhà cung cấp dịch vụ
logistics (LSP) đóng vai trò kết nối giữa các chủ thể trong một quá trình, giải quyết tất cả vấn đề về logistics theo nhu cầu của khách hàng.
Cùng với sự phát triển của dịch vụ logistics, vào trò của người cung ứng dịch vụ cũng được mở rộng ra rất nhiều. Những dịch vụ được LSP cung cấp là dịch vụ
“trọn gói” về toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hóa trong suốt lộ trình của hàng hóa, từ người bán đến người mua, nhằm mục đích thỏa mãn cao nhất cho nhu cầu của khách hàng. Dịch vụ “trọn gói” bao gồm:
- Về kho: kho do người cung cấp logistics cung cấp và quản lý, chỉ có hàng hóa trong kho là thuộc về khách hàng.
- Về vận tải và phân phối: người cung cấp logistics chịu trách nhiệm về mọi chuyển động hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Họ có thể ký hợp đồng phụ với người chuyên chở thực sự, hoặc dùng chính phương tiện của mình để thực hiện.
- Về kiểm kê tồn kho: người cung cấp logistics điều hành và thường xuyên giữ mức tồn kho hợp lý, căn cứ vào những tin báo nhận từ mọi chặng trong chuỗi cung ứng.
- Đặt hàng: người cung ứng logistics chịu trách nhiệm đặt những nguyên vật liệu hoặc thành phầm lắp ráp khi cần.
- Những dịch vụ giá trị gia tăng: bao gồm tất cả những dịch vụ hoàn tất sản xuất, đóng gói, dán nhãn, lập hóa đơn, quảng cáo, tài chính, dịch vụ logistics ngược chiều. Đối với khách hàng công nghiệp, những dịch vụ này được yêu cầu nhiều.
Như vậy, người cung ứng dịch vụ logistics chính là lực lượng thúc đẩy của ngành công nghiệp này và năng lực của họ quyết định triển vọng của hoạt động logistics như là chất xúc tác cho thương mại quốc tế và trong nước.
1.2.4. Quy định của Việt Nam về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics đối vớithương nhân nước ngoài.