Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Hoàng Tâm Anh - 1906012002 - KDTM K26 (Trang 81)

3.2.5.1. Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, khảo sát

Trong cơ cấu tổ chức nhân sự của SLV HAN chưa có bộ phận marketing riêng do phần lớn khách hàng hiện tại là khách chỉ định của RHO. Chính vì thế, hoạt động marketing là vô cùng cần thiết để chủđộng thu hút thêm khách hàng cho SLV HAN.

Từ đầu năm 2020 đến nay, thế giới đã phải đối mặt với hậu quả nặng về do đại dịch Covid-19 khi nó gây đứt gãy chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, đình trệ

các hoạt động kinh doanh, sụt giảm doanh thu và kim ngạch xuất nhập khẩu. Logistics là một phần của chuỗi cung ứng và Việt Nam hiện đang tích hợp rất sâu trong chuỗi cung ứng, do vậy nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp từ xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại xuyên biên giới cho đến cả thương mại nội địa.

Tuy nhiên, bên cạnh sự thiếu hụt container trầm trọng của vận tải đường biển và cước hàng không tăng cao vọt, đây lại là cơ hội cho SLV HAN đẩy mạnh hoạt động vận tải xuyên biên giới. Ảnh hưởng của đại dịch Covid đến vận tải đường biển và vận tải hàng không kéo dài đến hiện tại đã khiến nhu cầu vận tải đường bộ tăng lên nhanh chóng. Cùng với việc tăng cường thực hiện các đơn hàng, hoạt động marketing của SLV HAN đang ngày càng được chú trọng và phát triển mạnh. Việc đẩy mạnh hoạt

động marketing nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh Việt Nam thấy được lợi ích khi sử dụng phương thức vận tải đường bộ: cân bằng được việc thiếu hụt container của vận tải đường biển, giá cước dịch vụ rẻ hơn vận tải biển và hàng không.

Bên cạnh đó, cùng với tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực, dự kiến sắp tới luồng hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam sẽ tăng vọt do các doanh nghiệp sẽ

chuyển nhà máy, dây chuyển sản xuất về các nước khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, để giảm thiểu sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Việc nghiên cứu và khảo sát là vô cùng cần thiết để tìm hiểu được nhu cầu của khách hàng, nhận diện được khách hàng tiềm năng, từđó đưa ra được các loại hình dịch vụ phù hợp, đáp ứng đa dạng nhu cầu thị hiếu trên thị trường. Ngoài ra, việc nghiên cứu thị trường cũng giúp SLV HAN có thể nâng cao được chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng hiện tại của mình theo những tiêu chuẩn quốc tế.

Mặt khác, tận dụng thương hiệu của các đối tác, công ty sẽ xây dựng và triển khai chiến lược quảng bá, marketing, chào cung cấp dịch vụ logistics với các khách hàng đa quốc gia, các nhà sản xuất/xuất khẩu tại địa phương nhất là trong ngành bán lẻ, tiêu dùng nhanh, nông thủy sản (là những ngành có tốc độ tăng trưởng và xu hướng thuê ngoài cao hơn so với các ngành công nghiệp nặng).

Xây dựng và triển khai chiến lược quảng bá, marketing hình ảnh của công ty trên các phương tiện truyền thông, chiến lược phát triển thương mại điện tử,…nhằm tạo được sự nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Xây dựng chiến lược

khách hàng dựa trên yêu cầu của khách hàng và các tiêu chuẩn cạnh tranh, xây dựng chương trình quản lý khách hàng chiến lược của công ty.

3.2.5.2. Phát triển thêm văn phòng đại diện

Schenker Logistics Việt Nam (trụ sở chính tại Tp. Hồ Chí Minh) nên chuẩn bị các

điều kiện cần thiết cho việc mở thêm văn phòng đại diện để để khai thác và mở rộng thị

trường kinh doanh. Xây dựng thêm các đại lý tại các khu vực tỉnh thành để cung cấp các dịch vụ khi có nhu cầu nhằm tạo ra sự liên kết chặt chẽ luồng vận chuyển hàng hóa theo đúng yêu cầu mà khách hàng đã đặt ra. Đặc biệt, cùng với ba văn phòng đại diện tại Hải Phòng, Nội Bài và Lạng Sơn, trong tương lai việc xây dựng thêm văn phòng đại diện tại cửa khẩu Lao Bảo, Quảng Bình cũng nên được cân nhắc do nhu cầu vận chuyển hàng hóa tuyến Việt Nam – Thái Lan – Malaysia – Singapore đang dần tăng lên trong ba năm trở lại đây.

3.2.5.3. Thiết lập duy trì các mối quan hệđối ngoại

SLV HAN cần thường xuyên giữ mối liên hệ tốt với các cơ quan thương vụ và các tổ chức quốc tế của nước ngoài tại Việt Nam cũng như của Việt Nam tại nước ngoài để khai thác các thông tin về những hợp đồng thương mại và đầu tư nhằm mục

đích thao thác nhu cầu dịch vụ logistics.

3.3. Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước

3.3.1. Kiến ngh v th tc hi quan

Tháng 4/2021, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ

quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đưa ra “Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam” (PCI), trong đó có công bố số liệu khảo sát các doanh nghiệp xuất nhập khẩu về hoạt động hải quan trong thủ tục hành chính xuất nhập khẩu. Kết quảđiều tra cho thấy 16% doanh nghiệp gặp gánh nặng kiểm tra theo cơ quan hải quan, 27% doanh nghiệp chưa đánh giá cao về mức độ ổn định vận hành hệ thống của Cơ chế

một cửa quốc gia, 46% doanh nghiệp FDI cho biết còn gặp khó khăn khi thực hiện thủ

tục kiểm tra hàng thực tế.

những bước tiến triển đáng kể. Tuy nhiên, từ những kiến nghị trên cho thấy Cục Hải quan Việt Nam vẫn cần có thêm nhiều giải pháp hiểu quả hơn nữa đề nâng cao và hoàn thiện chất lượng dịch vụ hải quan nhằm phục vụ doanh nghiệp tốt hơn, cụ thể:

- Đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho thương mại và hải quan. Bên cạnh đó, cần tiếp tục cải cách thủ tục hải quan, thực hiện một cửa quốc gia, điện tử hóa khai hài quan, ứng dụng thương mại điện tử, cải cách thủ tục hành chính… nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics cắt giảm chi phí, nâng cao lợi thế cạnh tranh.

- Thực hiện nghiêm túc các quy định trong Hiệp định WTO về xác định trị giá hải quan

- Khuyến khích cơ quan hải quan áp dụng dữ liệu và chứng từ thương mại tiêu chuẩn hóa nhằm tạo thuận lợi cho thương mại bằng việc áp dụng các thiêu chuẩn quốc tế như mô hình dữ liệu của tổ chức Hải quan thế giới (WCO Data Model)

3.3.2. Kiến ngh v hoàn thin cơ chế, chính sách và phát trin kết cu h tng

Bên cạnh kiến nghị để hoàn thiện dịch vụ hải quan như trên, tác giả xin đề xuất thêm với các cơ quan quản lý Nhà nước một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách và phát triển kết cấu hạ tầng, cụ thể:

- Xúc tiến việc chia sẻ các công nghệ liên quan về hệ thống thông tin tiên tiến giữa các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp nhằm đưa ra các sáng kiến về an ninh dây chuyền cung ứng

- Tăng cường an ninh và an toàn giao thông vận tải trong mạng lưới chuỗi cung

ứng khu vực thông qua các sáng kiến xây dựng năng lực, kết nối mạng kỹ thuật và thường xuyên trao đổi kỹ thuật, cách tiến hành công việc tốt nhất và thông tin có liên quan.

- Nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động dịch vụ

logistics; Tăng cường sự minh bạch hóa các quy định trong nước về logistics bằng cách công bố đúng lúc các quy định về đầu tư, các tiêu chí cấp phép, các quyết định cấp

phép của Chính phủ và có thể tạo thuận lợi cho việc lấy ý kiến của khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong quá trình hoạch định chính sách.

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật cho phát triển dịch vụ logistics, tính đến mối tương quan trong trong cả vùng kinh tế phía Bắc; Cải thiện kết cấu hạ tầng mạng lưới vận tải

đường bộ và các dịch vụ nhằm đạt được sự kết nối với nhau tốt hơn, liên thông hoạt

động và liên kết các phương thức vận tải với các cửa ngõ vận tải đường bộ cũng như

hàng không, hàng hải của quốc gia, khu vực và thế giới.

- Tạo dựng môi trường chính sách có hiệu quả nhằm phát triển kết cấu hạ tầng logistics cũng như việc cung cấp và kinh doanh các phương tiện và dịch vụ logistics, tạo thuận lợi cho việc di chuyển của các thể nhân cung cấp dịch vụ logistics có liên quan.

3.3.3. Kiến ngh vđào to ngun nhân lc ngành Logistics

Xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng như hiện nay tạo nên môi trường lao động cạnh tranh gay gắt và đòi hỏi dịch vụ logistics tại Việt Nam phải có đội ngũ nhân lực chất lượng cao cả về trình độ ngoại ngữ, kiến thức chuyên môn và kỹ năng, thái độ trong công việc. Theo thống kê đến năm 2020, hơn 30 trường

đại học và cao đẳng tại Việt Nam có khối ngành đào tạo liên quan đến logistics, trong

đó có thể kể đến Đại học Ngoại thương, Đại học quốc tế RMIT Việt Nam, Đại học Thương mại, Học viện Tài chính,… Tuy nhiên, thực tế cho thấy đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ logistics của nước ta còn rất thiếu cả về chất và lượng. Theo nghiên cứu của Hiệp hội các doanh nghiệp logistics Việt Nam (VLA) thì nhu cầu về nhân lực chỉ riêng cho các công ty logistics (trong đó không bao gồm các công ty chuyển phát nhanh, công ty vận tải, cảng thuần túy) từ nay cho tới năm 2030 sẽ cần thêm khoản 250.000 nhân sự mới cho nhiều vị trí, từ lãnh đạo quản trị cho tới quản lý, giám sát, chuyên viên. Do đó, Nhà nước cần thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo để có những mô hình tuyển sinh và đào tạo, chính sách phát triển và định hướng chuyên sâu hơn nữa các khối ngành liên quan đến lĩnh vực logistics cho các trường ở cả bậc đại học, cao

tương lai.

3.3.4 Kiến ngh hoàn thin chính sách pháp lý

Đến nay, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 25/9/2020 nhằm thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong các ngành, các cấp và các địa phương từ nay đến năm 2030 và cũng đã nêu lên một số nội dung liên quan đến giao thông vận tải và logistics như: Thực hiện đề án phát triển dịch vụ

logistics nhằm tối ưu hóa thời gian và chi phí vận tải, giảm tiêu hao nhiên liệu; phát triển hoạt động của các sàn giao dịch vận tải nhằm kết nối mạng lưới vận tải; tiếp cận, ứng dụng công nghệ giao thông thông minh, công nghệ vận tải xanh, giảm phát thải khí nhà kính trong lưu thông và vận chuyển hàng hóa.

Tuy nhiên cơ sở pháp lý hiện vẫn chưa đủ. Theo đó, vẫn cần hoàn thiện khung pháp lý logistics minh bạch, phù hợp xu thế phát triển hiện nay, tạo thuận lợi thương mại và thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam.

Nghiên cứu cần thành lập Ủy ban Quốc gia về logistics, là cơ quan chịu trách nhiệm làm đầu mối thực thi các chương trình, mục tiêu chung của ngành, tham gia tư

vấn quy hoạch và chiến lược tổng thể phát triển logistics của Việt Nam đến năm 2030,...

Tóm tắt chương 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng quy trình hoạt động của SLV HAN trong thời gian vừa qua, chương III của luận văn đã đưa ra được mục tiêu, định hướng phát triển của công ty, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện dịch vụ logistics tại SLV HAN. Các giải pháp được xây dựng bám sát với thực trạng dịch vụ logistics tại SLV HAN. Các giải pháp đưa ra xoay quanh 4 vấn đề: phát triển nguồn nhân lực, tăng cường martketing thu hut thêm khách hàng, giảm sự phụ thuộc vào công ty logistics bên ngoài và ứng dụng CNTT. Bên cạnh đó, chương III còn đề xuất một số kiến nghị

cho các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm hỗ trợ tốt hơn cho chất lượng các dịch vụ

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu đề tài “Giải pháp hoàn thiện dịch vụ logistics tại CN công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội”, tác giả rút ra được một số kết luận sau:

SLV HAN cung cấp ba sản phẩm dịch vụ logistics: dịch vụ hải quan, dịch vụ

vận tải nội địa và dịch vụ vận tải xuyên biên giới. Cả ba dịch vụ được thực hiện với quy trình chặt chẽ, là sự lựa chọn của nhiều khách hàng lớn, mang lại doanh thu và lợi nhuận cao cho CN.

Tuy vậy, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động tại SLV HAN, tác giả nhận thấy các dịch vụ logistics mà công ty cung cấp vẫn còn xuất hiện nhiều hạn chế cần cải thiện. Đó là các vấn đề về chất lượng nhân sự, về cơ sở vật chất, về sự phụ thuộc vào các công ty logistics bên ngoài, vấn đề về tìm kiếm khách hàng mới ở mảng dịch vụ

vận tải xuyên biên giới và về việc ứng dụng CNTT trong quản lý và điều hành dịch vụ

logistics.

Để khắc phục những hạn chế trên nhằm hoàn thiện dịch vụ logistics tại SLV HAN, tác giảđã đề xuất năm giải pháp dựa trên những định hướng phát triển của công ty đến năm 2025. Thứ nhất là giải pháp xây dựng phát triển nguồn nhân lực nhằm cải thiện chất lượng nhân sự hiện nay tại SLV HAN cũng nhưđảm bảo về nhu cầu nhân sự

có tay nghề phục vụ CN trong tương lai. Thứ hai là giải pháp để khắc phục hạn chế về

cơ sở vật chất của CN. Thứ ba là giải pháp nhằm thúc đẩy và hoàn thiện ứng dụng CNTT, trong đó tập trung chủ yếu vào cải thiện phần mềm quản lý đơn hàng nội bộ

Bluejay của SLV HAN. Thứ tư là giải pháp giúp cải thiện quy trình thực hiện nghiệp vụ. Cuối cùng là một số giải pháp khác. Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất thêm bốn kiến nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm tạo môi trường thuận lợi hơn phục vụ

dịch vụ logistics: kiến nghị về thủ tục hải quan, kiến nghị về hoàn thiện cơ chế chính sách và phát triển kết cấu hạ tầng, kiến nghị vềđào tạo nguồn nhân lực ngành logistics và kiến nghị về hoàn thiện chính sách pháp lý.

nhiệm vụ nghiên cứu ban đầu đề ra. Tuy nhiên, do thời gian có hạn và vẫn hạn chế về

kinh nghiệm, tác giả vẫn chưa đưa ra được những giải pháp giúp tăng khả năng cạnh tranh, cũng như cách giải pháp nhằm tận dụng các cơ hội mà các Hiệp định thương mại mang lại. Ngoài ta, tác giả cũng mới chỉ đề cập đến dịch vụ logistics tại SLV HAN mà chưa thể xem xét đến thêm toàn bộ dịch vụ mà Schenker Việt Nam cung cấp. Đây là mặt hạn chế của luận văn và cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả.

2. Bộ Công Thương (2020), Báo cáo Logistics Việt Nam 2020, Hà Nội.

3. Hoàng Văn Châu (2009),Giáo trình Logistics và Vận tải quốc tế, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

4. Chính Phủ (2007), Nghị định 140/2007/NĐ-CP do Chính phủ Việt Nam ban hành này 05/09/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ

logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ.

5. Chính Phủ (2017), Nghị định 163/2017/NĐ-CP cho Chính phủ Việt Nam ban hành ngày 30/12/2017 quy định về kinh doanh dịch vụ logistics.

6. Douglas M.Lambert, James R. Stock, Lisa M. Ellram (1998), Fundamentals of Logistics Management , McGraw-Hill, p. 3 & p. 10 - 11.

7. DSV Panalpina A/S (2021), DSV, 881 – DSV Panalpina to acquire Agility’s Global Integrated Logistics business in an all-share transaction, tại địa chỉ: https://ml-

Một phần của tài liệu Hoàng Tâm Anh - 1906012002 - KDTM K26 (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)