Các nhân tố ảnh hưởng tới kinh doanh dịch vụ logistics

Một phần của tài liệu Hoàng Tâm Anh - 1906012002 - KDTM K26 (Trang 32)

1.3.2.1. Các nhân tố khách quan

- Yếu t chính tr - pháp lut: Trong hoạt động kinh doanh trong bối cảnh hiện nay, các yếu tố chính trị - pháp luật ngày càng có ảnh hưởng, chi phối một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thể chế chính trị và đường lối kinh tế: thể chế chính trị và đường lối kinh tế

có thểđem lại những lợi thế cho một số doanh nghiệp nào đó tuy nhiên cũng có thể ảnh hưởng bất lợi đối với nhóm khác. Sự ổn định của chính trị sẽ tạo ra môi trường thuận lợi đối với hoạt động của các doanh nghiệp nhờ vào các cam kết của chính phủ trong việc thực thi các chính sách kinh tế - xã hội.

Hệ thống pháp luật: là khung pháp chế các quy định và quy tắc chỉ thị, yêu cầu hoặc hạn chế một số hành vi cụ thể, trong khi cho phép thực hiện một số hành

động nhất định. Khi tham gia vào hoạt động kinh doanh, để thành công buộc các doanh nghiệp không những nắm vững pháp luật trong nước mà còn phải hiểu, nắm vững pháp luật quốc tế tại thị trường mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh. Nếu thiếu hiểu biết về pháp luật có thể gây ra những tổn thất lớn cho doanh nghiệp. Ví dụ như chính sách thuế có ảnh hưởng trực tiếp nhiều nhất đến việc cân

đối thu chi, lỗ lãi và định hướng chính sách kinh doanh của mỗi một doanh nghiệp. Logistics là một loại hình dịch vụ phức tạp, đặc thù, đòi hỏi sự quan tâm của Chính phủ các quốc gia và sự quan tâm này sẽ hỗ trợ trong việc tạo ra những hành lang pháp lý, hệ thống chính trị ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của

các doanh nghiệp.

- H tng logistics quc gia: Hạ tầng logistics quốc gia là một trong bốn thành phần cơ bản trong hệ thống logistics quốc gia bên cạnh khung thể chế pháp lý, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics và các khách hàng sử dụng dịch vụ

logistics. Hạ tầng logistics quốc gia được cấu thành bởi nhiều yếu tố hạ tầng bao gồm: hạ tầng giao thông đường bộ; hạ tầng đường biển; hạ tầng đường hàng không; hạ tầng đường thủy nội địa; hạ tầng đường sắt; hạ tầng CNTT & trung tâm logistics. Các yếu tố này có ảnh hưởng đến điều kiện cũng như cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp cung ứng cũng như các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics. Để

ngành dịch vụ logistics có thể phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có thì các yếu tố hạ tầng logistics quốc gia phải được đồng bộ và có sự kết nối với nhau.

- Yếu t kinh tế: Các yếu tố của môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến ngành logistics nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics nói riêng. Các yếu tố của môi trường kinh tế bao gồm một tập hợp các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp logistics như:

Chu kỳ kinh tế: nền kinh tế thế giới đều phát triển theo quy luật và có tính chu kỳ. Mỗi chu kỳ kinh tế của một quốc gia đều bắt đầu với những năm tăng trưởng, phát triển nhanh và đạt đến đỉnh điểm cao nhất nhưng sau đó sẽ là giai đoạn suy thoái, khủng hoảng đẩy nền kinh tế xuống đến cực điểm thấp nhất. Trong giai

đoạn tăng trưởng và phát triển, dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về sản phẩm/dịch vụ

không những về cả số lượng mà cả về chủng loại. Trong giai đoạn suy thoái, nhà nước sẽ thay đổi các chính sách để điều chỉnh nền kinh tế và các doanh nghiệp sẽ

chịu sự ảnh hưởng theo những chiều hướng khác nhau tùy thuộc vào các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh tế.

Lạm phát và giảm phát: là tình trạng mức giá chung được đo lường bằng chỉ

số giá tiêu dùng tăng lên hay giảm xuống trong một giai đoạn nào đó. Mức độ lạm phát cao hoặc ngược lại là giảm phát đều có tác động không tích cực đến các doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần quan tâm đến xu hướng lạm phát của nền kinh tế và nền kinh tế ở trong những giai đoạn khác nhau có mức độ lạm phát khác nhau, có thể bị tác động bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Lãi suất ngân hàng:lãi suất liên quan đến chi phí vốn đối với doanh nghiệp, do vậy khi lãi suất tăng cao sẽ làm giảm khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, hạn chế nhu cầu vay vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến giá thành dịch vụ và giảm sức cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp.

- Yếu t khoa hc - công ngh: Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là tìm cách thỏa mãn nhu cầu của thị trường tuy nhiên nhu cầu lại thay đổi liên tục cho nên các doanh nghiệp phải thường xuyên áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới để đáp

ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

- Cnh tranh trong ngành: Số lượng nhà cung ứng và năng lực nhà cung

ứng dịch vụ logistics càng cao thì áp lực cạnh tranh trong ngành càng gay gắt. Điều này đặt ra những khó khăn, thách thức cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trong tìm kiếm khách hàng, mở rộng doanh thu. Do đó, đòi hỏi các nhà cung ứng dịch vụ

phải liên tục đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ logistics.

1.3.2.2. Các nhân tố chủ quan

- Ngun lc vt cht: Nguồn lực vật chất của các doanh nghiệp logistics bao gồm: hệ thống kho bãi, cảng, trang thiết bị xếp dỡ, phương tiện vận tải và hệ thống thông tin. Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp logistics, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp logistics rộng và đối tượng sử dụng dịch vụ phong phú

đòi hỏi các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ này phải đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất

để phục vụ quá trình cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp. Quy mô, cơ cấu, chất lượng và đặc trưng của từng loại nguồn lực vật chất - việc xác định các yếu tố này giúp doanh nghiệp có được các thông tin chính xác về nguồn lực vật chất của mình, làm cơ sở đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu thực tế về hoạt động cung ứng dịch vụ của đơn vị mình.

- Ngun lc tài chính: Nguồn lực tài chính là một trong những yếu tố quyết

định đến khả năng đến khả năng cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp logistics, đây là yếu tố để đánh giá quy mô của một doanh nghiệp cũng như sự tin cậy đối với khách hàng. Nguồn lực tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động như: đầu tư, mua sắm trang thiết bị, đầu tư hệ thống kho bãi, hệ thống CNTT, hệ thống phương tiện vận tải, trả lương cho người lao động; các hoạt động marketing và truyền thông

về các dịch vụ của doanh nghiệp.

- Ngun lc công ngh: Nguồn lực công nghệ của doanh nghiệp bao gồm phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành các sản phẩm/dịch vụ cung ứng ra thị trường. Hiện nay, trong bất kỳ doanh nghiệp nào, nguồn lực công nghệ cần được coi là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu nguồn lực của doanh nghiệp. Quản trị công nghệ liên quan đến việc xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách để giải quyết vấn đề phát triển và sử dụng công nghệ, đặc biệt là việc hoạch định và tăng cường năng lực công nghệ

của doanh nghiệp. Có thể thấy xu hướng công nghệ 4.0 sẽ là nền tảng cốt lõi để đưa logistics phát triển đột phá trong tương lai và các xu hướng công nghệ này sẽ

làm thay đổi nguồn lực công nghệ của mỗi doanh nghiệp. Xu hướng này bao gồm: xu hướng robotics và tựđộng hóa; mạng lưới vạn vật kết nối Internet (IoT); Công nghệ thực tếảo (VR) và thực tế tăng cường (AR).

- Ngun lc t chc: Hệ thống cơ cấu tổ chức cũng có những tác động đáng kểđến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là môt doanh nghiệp cung

ứng dịch vụ như doanh nghiệp logistics. Cơ cấu tổ chức cần được thiết kế sao cho phù hợp với chiến lược kinh doanh đang thực hiện, phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp, mối quan hệ của các thành viên trong các doanh nghiệp này (diễn ra như thế nào? phối kết hợp với nhau ra sao và có điểm “nghẽn” nào trong cơ cấu tổ chức gây ra những gián đoạn trong quá trình cung ứng dịch vụ

hay không?). Doanh nghiệp logistics là một doanh nghiệp cung ứng dịch vụ, vì vậy cơ cấu tổ chức của họ phải đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của khách hàng.

- Ngun nhân lc: Theo nghiên cứu của công ty SCM Việt Nam năm 2008, bên cạnh những tiêu chí có tính quyết định như: chất lượng, giá cả dịch vụ thì tiêu chí vềđội ngũ nhân sự có đạt yêu cầu hay không có tầm quan trọng thứ 7 trong số

11 tiêu chí khi khách hàng lựa chọn nhà cung ứng dịch vụ logistics. Điều đó khẳng

định, nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng, là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp

đến ngành dịch vụ logistics nói chung và đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp logistics nói riêng. Nguồn nhân lực có chất lượng cao, chuyên nghiệp sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp logistics, góp phần phát

triển ngành dịch vụ logistics.

- Đối tác: Trong quá trình kinh doanh nói chung, đặc biệt là kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, các doanh nghiệp còn nhận được trợ giúp, phối hợp của nhiều các đối tác. Đó là các doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ như: tìm kiếm khách hàng, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ marketing, dịch vụ tài chính - ngân hàng; dịch vụ bảo hiểm và bao gồm cả các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics khác. Họ là những doanh nghiệp giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp logistics được diễn ra thuận lợi hơn.

- Thương hiu và uy tín ca nhà cung ng dch v: đây cũng là yếu tốảnh hưởng tới kinh doanh dịch vụ logistics của nhà cung ứng. Các nhà cung ứng dịch vụ

có thương hiệu tốt và tạo được uy tín cao trong khách hàng thì sẽ được khách hàng

ưu tiên lựa chọn sử dụng kinh doanh dịch vụ logistics do có sự tin tưởng nhất định. Do đó, khi nhà cung cấp xây dựng được thương hiệu và uy tín tốt trên thị trường sẽ

gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng dịch vụ và gia tăng quy mô doanh thu từ kinh doanh dịch vụ logistics.

Tóm tắt chương 1

Mặc dù chưa có một định nghĩa thống nhất về dịch vụ logistics trên thế giới song Chương I của luận văn đã đưa ra được những lý thuyết khái quát về dịch vụ

logistics cũng như nhà cung ứng dịch vụ logistics trên cơ sởđịnh nghĩa của CLM và các quy định trong Luật Thương mại Việt Nam 2005. Tuy nhiên, để phát triển và hoàn thiện được dịch vụ logistics tại một doanh nghiệp logistics cụ thể, bên cạnh nền tảng những lý luận về dịch vụ logistics, ta cần hiểu rõ về thực trạng hoạt động, phân tích đánh giá hiện trạng, xác định những lợi thế và khó khăn của dịch vụ

logistics mà doanh nghiệp đó cung cấp. Vấn đề này sẽđược phân tích và đánh giá ở

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH SCHENKER LOGISTICS VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI 2.1. Giới thiệu về Chi nhánh Công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội

2.1.1. Lch s hình thành và phát trin

DB Schenker (DBS) là công ty dịch vụ logistics hàng đầu thế giới, hỗ trợ

ngành công nghiệp và thương mại quốc tế trong việc trao đổi hàng hoá toàn cầu thông qua vận tải đường biển, vận tải hàng không, đường bộ và đường sắt trên toàn thế giới, hậu cần hợp đồng và quản lý chuỗi cung ứng. Tính đến tháng 3/2021, DBS có hơn 2.100 văn phòng trên toàn thế giới với hơn 76.900 nhân viên.

Hình 2.1: Quy mô của DB Schenker trên thế giới

(Nguồn: Công ty TNHH Schenker Việt Nam)

Năm 1991, DBS bắt đầu hoạt động tại Việt Nam thông qua văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 19/11/2007, Công ty TNHH Schenker Việt Nam được thành lập, đặt trụ

sở chính tại số 60, Đường Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh với mục tiêu mở rộng phạm vi hoạt động và chuyên nghiệp hóa các nghiệp vụ, giải quyết nhanh chóng các hợp đồng vận tải, nâng cao và khẳng định vị thế của DBS tại

lãnh thổ Việt Nam nói riêng và của DBS trên toàn thế giới nói chung. Xét về ngành dọc, Schenker Việt Nam chịu sự quản lý của Schenker (Asia Pacific) PTE LTD (Giấy phép thành lập số 199506592H cấp ngày 16/09/1995 tại Singapore).

Ngày 13/08/2014, Schenker (Asia Pacific) PTE LTD tách độc lập Phòng hải quan và vận chuyển của Schenker Việt Nam để liên doanh cùng Công ty Cổ phần BL (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần số 0303543439 ngày 20/03/2012), thành lập nên Công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên. Việc thành lập Schenker Logistics Việt Nam được tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam như đã phân tích ở chương I. Công ty kinh doanh một số dịch vụ nằm trong danh sách 17 loại hình dịch vụ logistics được cho phép tại Nghị định 163/2017/NĐ-CP. Cùng năm, vào ngày 01/12/2014, chi nhánh tại Hà Nội của Schenker Logistics Việt Nam chính thức đi vào hoạt động dưới tên Chi nhánh công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội (SLV HAN). Hiện nay, văn phòng SLV HAN đang được đặt tại tầng 8 tòa tháp Indochina Plaza Hà Nội, 241 Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, thành phố

Hà Nội với không gian và trang thiết bị hiện đại theo chuẩn quốc tế. Cùng với đó là ba văn phòng đại diện đặt tại cảng Hải Phòng (phục vụ các lô hàng vận tải nội địa sử dụng dịch vụ vận tải biển), cảng Nội Bài (phục vụ các lô hàng vận tải nội địa sử

dụng dịch vụ vận tải hàng không) và cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn (phục vụ hiện trường các lô hàng vận tải xuyên biên giới tuyến Việt Nam – Trung Quốc).

Dưới đây là một số thông tin cơ bản về SLV HAN theo số liệu cập nhật đến tháng 3/2021:

- Tên đầy đủ: Chi nhánh Công ty trách nhiệm hữu hạn Schenker Logistics Việt Nam tại Hà Nội

- Mã số thuế: 0312898653-001, ngày cấp 10/11/2014

- Loại hình pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên - Vốn điều lệ: 10.500.000.000 đồng (Mười tỷ năm trăm triệu Việt Nam đồng)

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ văn phòng quản lý vùng theo chiều dọc của DB Schenker

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

DB

DB …

DB Cargo DB Regio

Châu Mỹ Châu Âu Châu Á – Thái Bình Dương Châu Phi

Trung Quốc Philippines Nhật Bản Hàn Quốc Ấn Độ và các tiểu lục địa Ấn Độ

Đông Nam Á Australia và

New Zealand

Việt Nam DB Schenker

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quản lý phòng sản phẩm theo chiều dọc của Schenker Việt Nam

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

2.1.2. Phm vi hot động

Chỉ với hơn sáu năm hoạt động tại thị trường miền Bắc, SLV HAN đã xây dựng

được vị thế như là một trong những doanh nghiệp logistics nổi bật tại Việt Nam. SLV HAN cung cấp các dịch vụ cho hoạt động vận tải đường bộ và dịch vụ hải quan, các dịch vụ giúp đỡ và hỗ trợ vận tải khác tại Việt Nam trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như điện tử, thời trang, ô tô, thiết bị bán dẫn, dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

2.1.3. Cơ cu t chc

Tính đến tháng 3/2021, SLV HAN có 30 nhân viên làm việc tại các văn phòng Hà Nội, Hải Phòng và Lạng Sơn. Về cơ cấu tổ chức, CN đã lập các bộ phận chuyên trách

được bố trí hợp lý, logic khoa học, tạo điều kiện quản lý chặt chẽ, nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng công việc, dịch vụ, tiết kiệm chi phí nhằm giảm bớt giá thành dịch vụ, đảm bảo cạnh tranh trên thị trường, mang lại hiệu quả và lợi nhuận cao.

Một phần của tài liệu Hoàng Tâm Anh - 1906012002 - KDTM K26 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)