Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động logistics

Một phần của tài liệu Hoàng Tâm Anh - 1906012002 - KDTM K26 (Trang 51 - 58)

Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động logistics của SLV cụ thể như bảng 2.2 dưới đây.

Bảng 2.2: Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động logistics của SLV HAN từ 2017 - 2020 (Đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Tăng trưởng so với năm trước Năm 2019 Tăng trưởng so với năm trước Năm 2020 Tăng trưởng so với năm trước

1. Doanh thu cung cấp

dịch vụ 164.190 158.053 -3,74% 160.318 1,43% 169.876 5,96% 2. Các khoản giảm trừ

doanh thu 48 53 9,39% 37 -30,93% 44 20,45% 3. Doanh thu thuần 164.141 158.000 -3,74% 160.282 1,44% 169.831 5,96% 4. Giá vốn hàng bán 146.749 144.097 -1,81% 145.168 0,74% 151.805 4,57%

5. Chi phí bán hàng 1.316 1.534 16,59% 1.707 11,28% 1.967 15,23% 6. Chi phí quản lý

doanh nghiệp 3.861 3.915 1,41% 3.880 -0,90% 3.715 -4,25% 7. Lợi nhuận từ cung

ứng dịch vụ 12.216 8.454 -30,79% 9.526 12,68% 12.344 29,58%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SLV HAN từ 2017 – 2020)

Qua các số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh từ 2017 - 2020, ta thấy được lợi nhuận sau thuế tại SLV HAN đạt mức trung bình 8 tỷ VNĐ/năm. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) trong 4 năm liên tiếp khá ổn định và luôn dương, lần lượt đạt 5,7%, 4%, 4,5% và 5,6%. Đây là con số khá tốt đối với một doanh nghiệp logistics chuyên về cung cấp dịch vụ hải quan và vận tải đường bộ như SLV HAN.

Số liệu trên bảng 2.2 cho thấy, năm 2017, doanh thu từ cung ứng dịch vụ

logistics của CN đạt mức 164.190 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế về cung ứng dịch vụ

logistics là 12.216 triệu đồng.

Năm 2018, do các nguyên nhân về hết hạn hợp đồng dịch vụ vận tải với một số

khách hàng lớn, sự cạnh tranh gắt đến từ các công ty logistics đối thủ và một số thay

của SLV bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Doanh thu hoạt động logistics của CN giảm 3,74% tương ứng với 6.141 triệu đồng, chỉ còn 158.053 triệu đồng. Đặc biệt để nâng cao năng lực cạnh tranh, CN đã phải tăng chi phí bán hàng và tăng chi phí quản lý doanh nghiệp nên đã làm lợi nhuận từ hoạt động logistics giảm mạnh đi 30,79% chỉ

còn 8.454 triệu đồng.

Tới năm 2019, doanh thu hoạt động logistics của CN với tốc độ tăng trưởng 1,43% nhưng mức doanh thu vẫn thấp hơn so với năm 2017. Doanh thu hoạt động logistics của CN ở mức 160.318 triệu đồng. Tuy nhiên, chi phí bán hàng của CN vẫn tăng khá cao với tốc độ 11,28%. Tuy nhiên, do giá vốn hàng bán của CN hầu như

không tăng nên lợi nhuận từ hoạt động logistics vẫn tăng thêm hơn 12% đạt mức 9.526 triệu đồng.

Cũng qua bảng số liệu trên, ta thấy được các số liệu biến động cụ thể trong hoạt

động kinh doanh dịch vụ logistics của SLV. Đến năm 2020, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng mạnh nhu cầu sử dụng dịch vụ

vận tải xuyên biên giới, là nguyên nhân giúp cho doanh thu thuần và lợi nhuận của SLV HAN tăng vọt so với năm 2019. Doanh thu từ hoạt động logistics của CN tăng thêm 5,96% đạt mức 169.318 triệu đồng. Chi phí bán hàng trong năm này của CN cũng tăng khá mạnh nhưng giá vốn hàng bán chỉ tưng 4,57% và chi phí quản lý doanh nghiệp đã giảm nên lợi nhuận từ hoạt động logistics vẫn tăng khá với mức 29,58% đạt mức 12.344 triệu đồng.

Đánh giá về cơ cấu doanh thu và lợi nhuận theo nhóm dịch vụ của CN những năm qua cho thấy như sau:

Hình 2.3: Cơ cấu doanh thu từ các dịch vụ logistics tại SLV HAN

(Nguồn: Báo cáo tài chính của SLV HAN từ 2017 – 2020)

Nhìn vào sơ đồ tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận, ta có thể thấy dịch vụ vận tải xuyên biên giới đang là sản phẩm chủ lực SLV HAN. Dịch vụ này chiếm trung bình 55% tổng doanh thu nhưng mang lại trên 60% tổng lợi nhuận một năm. Do đó, SLV HAN cần chú trọng vào dịch vụ vận tải xuyên biên giới để đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển trong tương lai của công ty.

Hình 2.4: Cơ cấu lợi nhuận từ các dịch vụ logistics tại SLV HAN

Đểđánh giá chính xác hơn về doanh thu và lợi nhuận của CN, chúng ta sẽ phân tích cụ thể với từng nhóm dịch vụ logistics như sau:

(i) Kết quả kinh doanh dịch vụ hải quan

Kết quả kinh doanh dịch vụ hải quan tại SLV HAN giai đoạn 2017-2020 cụ thể

như bảng 2.3 dưới đây.

Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh dịch vụ hải quan tại SLV HAN giai đoạn 2017-2020

(Đvt: triệu đồng)

(Nguồn: Bộ phận hải quan – SLV HAN)

Thông quan bảng số liệu trên, ta thấy khách hàng của SLV HAN chủ yếu thuộc nhóm ngành hàng công nghệ, máy móc, linh kiện điện tử. Ngành may mặc và các ngành hàng khác (thiết bị y tế, dược phẩm, nông sản, thời trang…) có sản lượng thấp hơn, chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng doanh thu và lợi nhuận của dịch vụ hải quan.

Mặt khác, xét về tiêu chí luồng di chuyển của hàng hóa, doanh thu và lợi nhuận

Năm Chỉ tiêu phân loại 2017 2018 2019 2020 Doanh thu Lợi nhuận Doanh thu Lợi nhuận Doanh thu Lợi nhuận Doanh thu Lợi nhuận 1. Theo ngành hàng Hàng máy móc, công nghệ, linh kiện điện tử…

6.055 210,28 6.080 146,93 6.618 205,06 6.905 281,68

Hàng may mặc 1.557 54,07 1.627 39,32 1.717 53,2 1.363 55,59

Ngành hàng khác 1.038 36,05 856 20,69 608 18,84 818 33,36

2. Theo lung di chuyn hàng hóa

Xuất khẩu 3.027 105,14 2.783 67,26 2.772 85,9 3.089 126,02 Nhập khẩu 5.623 195,26 5.780 139,68 6.171 191,2 5.997 244,61

trung bình trong 4 năm từ các đơn hàng nhập khẩu chiếm gần 70% tổng doanh thu và lợi nhuận, lý do vì Việt Nam vẫn là nước nhập siêu nên lượng đơn hàng xuất khẩu nhỏ

hơn lượng đơn hàng nhập khẩu. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sản lượng dịch vụ vận tải xuyên biên giới tăng mạnh dẫn đến nhu cầu cho dịch vụ hải quan cũng tăng theo, do khách hàng của SLV ký hợp đồng sử dụng cả hai dịch vụ hải quan và vận tải hàng hóa xuyên biên giới.

(ii) Doanh thu dịch vụ vận tải nội địa

Từ 2017-2019, cả sản lượng và doanh thu của SLV HAN mảng vận tải nội địa

đều giảm. Đặc biệt, năm 2019 giảm hơn 700 TEU (Twenty-foot equivalent unit - đơn vị tương đương 20 feet) so với năm 2018, dẫn đến doanh thu trực tiếp bị giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do trong giai đoạn này ngoài các đối thủ nội địa công ty còn phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ là các công ty giao nhận vận tải (forwarder) nước ngoài như DHL, Kuehne + Nagel, Sinotrans,… Ngoài ra, việc một số hãng tàu tiến hành các thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) các công ty logistics nhằm mở rộng và chiếm lĩnh thị trường khiến cho việc cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn bao giờ hết.

Bảng 2.4: Doanh thu dịch vụ vận tải nội địa giai đoạn 2017-2020

Năm Chỉ

tiêu

2017 2018 2019 2020

TEU Xe tải TEU Xe tải TEU Xe tải TEU Xe tải Số lượng đơn hàng 5.105 1.957 5.021 1.875 4.284 1.445 4.336 1.517 Doanh thu (triệu

đồng) 46.387 16.841 45.649 17.041 38.945 12.780 39.245 13.417

(Nguồn: Bộ phận vận tải nội địa - SLV HAN)

(iii) Kết quả kinh doanh dịch vụ vận tải xuyên biên giới

- Đối với dịch vụ vận tải xuyên biên giới FTL: đây là trọng tâm phát triển của SLV HAN, chiếm đến gần 60% lợi nhuận của công ty. Chính vì vậy mà dịch vụ này luôn được chú trọng đầu tư kỹ lưỡng. Từ năm 2017 đến 2020, trung bình mỗi năm SLV HAN phục vụ gần 1.700 container 45 feet. Năm 2018, do việc kết thúc hợp đồng vận tải với một số khách hàng chủ lực đã khiến cho doanh thu mảng FTL bị ảnh hưởng

nặng nề. Tuy nhiên, đến năm 2019, SLV HAN được chỉ định cung cấp dịch vụ cho ba khách hàng mới, là các công ty công nghệ lớn, giúp doanh thu được nâng cao rõ rệt. Năm 2020 là năm bùng nổ doanh thu và lợi nhuận của SLV HAN trong mảng dịch vụ

vận tải FTL. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các hãng tàu thiếu hụt container trầm trọng, cước vận tải biển và vận tải hàng không tăng nhanh đột biến, dẫn đến nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu chuyển hướng sang sử dụng dịch vụ vận tải đường bộ để cắt giảm chi phí và đáp ứng kịp thời nguồn hàng cho dây chuyền sản xuất. Xét về luồng di chuyển của hàng hóa, 90% lợi nhuận đến từ các đơn hàng nhập khẩu, các đơn hàng xuất khẩu chỉ chiếm 10% trong tổng lợi nhuận của dịch vụ này.

Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh dịch vụ vận tải xuyên biên giới FTL tại SLV HAN giai đoạn 2017 - 2020

(Đơn vị tính: triệu đồng)

- Đối với dịch vụ vận tải xuyên biên giới LTL:

Bảng 2.6: Doanh thu dịch vụ vận tải xuyên biên giới LTL của SLV HAN

Năm

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 Số lượng đơn hàng 34 30 42 40 Doanh thu (triệu đồng) 739 626 874 778

(Nguồn: Bộ phận vận tải xuyên biên giới - SLV HAN)

Dịch vụ LTL có doanh thu thấp nhất so với các dịch vụ logistics khác của SLV HAN. Trong giai đoạn từ 2017 đến giữa 2020, các đối tượng khách hàng của SLV HAN chủ yếu là các nhà máy gia công chế xuất linh kiện điện tử, các doanh nghiệp chế

biến xuất khẩu hàng nông sản giá trị cao, hàng nhập gia công may mặc nên chủ yếu sẽ

chọn đi nguyên container thay vì đi hàng lẻ.

Một phần của tài liệu Hoàng Tâm Anh - 1906012002 - KDTM K26 (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)