ĐI ̣NH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Khóa luận Hoạt động Marketing xuất khẩu cho sản phẩm mây tre đan của công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Đạt sang thị trường Đức – thực trạng và giải pháp (Trang 51)

- Công ty tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của công ty, nâng cao mức lợi nhuận của công ty trong thời gian tới.

- Phát triển công ty trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu trong nước về mặt hàng vật dụng bàn ăn, trang trí nội thất bằng mây tre đan.

- Công ty cần thành lập phòng ban Marketing chuyên nghiệp, thực hiện hoạt động giới thiệu, quảng cáo Công ty và Showroom Ngôi nhà Việt Nam.

- Đối với Showroom Ngôi Nhà Viê ̣t Nam (VietNamHouse) nói riêng:  Công ty cần đào tạo một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp hơn.

 Nhanh chóng hoàn thiện đầy đủ các chỉ tiêu để có thể trở thành một điểm Tour được Sở du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chứng nhận.

CHƯƠNG 3: THỰ ẠT ĐỘ

KHẨU MÂY TRE ĐAN CỦA CÔNG TY TNHH XNK THÀNH ĐẠT SANG

THỊ TRƯỜNG ĐỨC 2013-2015 3.1. Đặc điểm cụ thể của thị trường Đức

3.1.1. Giới thiệu chung

CHLB Đức nằm ở khu vực Trung Âu, giáp biển Bantíc và biển Bắc, nằm giữa Hà Lan và Ba Lan, và giáp phía Nam Đan Mạch. Nước Đức có vị trí chiến lược thuộc vùng đồng bằng Bắc Âu và nằm trên đường vào biển Bantíc. Khí hậu ở Đức rất đa dạng. Thời tiết dễ chịu nhất là từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ có thể lên tới 30oC, không có mùa mưa. Thời tiết mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 khoảng 0oC và lạnh hơn. Ở vùng phía Đông và Nam thường có tuyết rơi. Mùa hè khoảng 20oC, mưa quanh năm. Tổng diện tích là 357.021 km² với dân số khoảng 81.31 triệu người ( nguồn CIA 2014).

- Môi trường kinh tế:

+ Kinh tế Đức là một trong những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới. + Mức tăng trưởng 0.7% (CIA 2014)

+ GDP(trên đầu người): ngang giá sức mua 39100$ (CIA 2014) + Lực lượng lao động: 44.01 triệu (CIA 2014)

+ Tỷ lệ lạm phát (giá cả tiêu dùng): 1,6% (CIA 2014) + Năm tài chính: Năm dương lịch

- Môi trường chính trị: + Hiến pháp

 Luật cơ bản thực hiện từ 23 tháng 5 năm 1949, trở thành hiến pháp của nước Đức thống nhất từ 3 tháng 10 năm 1990.

 Đức là một nước dân chủ nghị viện với Hạ nghị viện được bầu cử trực tiếp (Bundestag) và Thượng nghị viện (Bundesrat) gồm đại diện chính quyền các bang.

 Nước này là một liên bang gồm 16 bang (Länder). Các bang đều có hiến pháp, chính quyền riêng và tòa án độc lập trong khi nghị viện liên bang có trách nhiệm với những thay đổi lớn về pháp lý.

Tham gia các tổ chức quốc tế:

AfDB, AsDB, Nhóm Australia, BIS, BSEC (quan sát viên), CBSS, CDB, CE, CERN, EAPC, EBRD, EIB, EMU, ESA, EU, FAO, G- 5, G- 7, G- 8, G-10, IADB, IAEA, IBRD, ICAO, ICC, ICCt, ICFTU, ICRM, IDA, IEA, IFAD, IFC, IFRCS, IHO, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, IOM, ISO, ITU, MIGA, NAM (khách), NATO, NEA, NSG, OAS (observer), OECD, OPCW, OSCE, Paris Club, PCA, UN, UNAMSIL, UNCTAD, UNESCO, UNHCR, UNIDO, UNMEE, UNMIK, UNMOVIC, UNOMIG, UPU, WADB (phi khu vực), WCO, WEU, WHO, WIPO, WMO, WToO, WTO, ZC.

- Đối ngoại và an ninh:

Mục tiêu chính sách đối ngoại hiện nay của Đức là tạo lập một hệ thống an ninh mang tính chất hợp tác toàn cầu. Cơ sở chính sách đối ngoại của Đức là tôn trọng luật pháp quốc tế, đấu tranh cho nhân quyền, đối thoại, phòng ngừa khủng hoảng, tránh sử dụng bạo lực và kiến tạo lòng tin.

Các vấn đề đối ngoại và an ninh Đức quan tâm hàng đầu là nhất thể hóa Châu Âu, quan hệ với Mỹ, toàn cầu hóa, chống khủng bố, giải quyết xung đột khu vực. Hiện nay, Đức coi trọng phát triển các mối quan hệ với Châu Á - Thái Bình Dương, trước hết với Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, ASEAN.

Tổng quan về chính sách thương mại:

 Hoạt động thương mại quốc tế của Đức được điều chỉnh bởi ba đạo luật: luật quốc gia (luật Ngoại Thương), đạo luật của Liên Hiệp Quốc và luật của EU. Trong đó phải chú ý đến luật Ngoại thương của Đức vì đây là cơ sở pháp lý cho các giao dịch thương mại và thanh toán của Đức. Điều quan trọng nhất trong luật này là Sắc lệnh về thanh toán và thương mại quốc tế. Sắc lệnh này quy định hầu hết các luật lệ và quy tắc liên quan đến thương mại quốc tế cũng như hoạt động thương mại hàng ngày và sắc lệnh này cũng bao gồm một số quy tắc của EU có liên quan.

 Nhập khẩu cũng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế của Đức nên trong Sắc lệnh về thanh toán và thương mại quốc tế

những sản phẩm được tự do nhập khẩu và những sản phẩm bị hạn chế nhập khẩu. Trong danh sách này, những sản phẩm tự do nhập khẩu được chia theo quốc gia và theo danh mục sản phẩm. Đặc biệt những sản phẩm công nghiệp hoàn toàn được tự do nhập khẩu vào Đức.

 Cơ quan chịu trách nhiệm cho việc cấp phép nhập khẩu đối với kinh doanh hàng hóa thương mại quốc tế là: Cơ quan Kinh tế Liên bang; Bundesamt für Wirtschaft (BAW ); P.O.Box 51 71; 65726 Eschborn; Tel: 06196-404 0; Fax: 06196-942 260; Internet: http://www.bawi.de; Email: bawi@rhein- main.net

- Chính sách thuế và thuế suất:

+ Thuế nhập khẩu

Hầu hết các loại thuế nhập khẩu vào Đức đều theo thuế suất của hiệp định ưu đãi thuế quan MFN. Thuế suất cao hơn áp dụng cho các mặt hàng: dệt may, ô tô, thiết bị điện gia dụng, ngũ cốc, thịt, bơ sữa, rượu, giầy dép, cao su, nhựa và kim loại.

+ Phương pháp định giá tính thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu được tính bằng cách lấy giá trị hàng hóa nhập khẩu tính theo giá CIF nhân với thuế suất của loại hàng hóa đó. Trong đó, giá trị hàng hóa nhập khẩu tính theo giá CIF bao gồm: tiền hàng, các chi phí (đóng gói, làm thủ tục xuất khẩu, nộp thuế xuất khẩu (nếu có), lập bộ chứng từ xuất khẩu, cước vận tải, phí bảo hiểm...).

+ Các loại thuế khác đánh vào hàng nhập khẩu  Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Hàng hóa nhập khẩu vào Đức thường phải chịu thuế giá trị gia tăng. Thuế suất này khác nhau đối với từng loại hàng và nước xuất khẩu. Trong quy định về miễn thuế giá trị gia tăng thì hàng mẫu, hàng quảng cáo cho hội chợ hay triển lãm… (nói chung là các mặt hàng tạm nhập) thì không phải chịu thuế giá trị gia tăng.

Các loại thuế suất tiêu biểu cho các loại mặt hàng như sau:  Mức VAT chuẩn là 22%

 8% cho các loại thiết bị sử dụng trong thể thao, thuốc men, sách, chiếu bóng, dịch vụ vận tải hành khách, khách sạn và nhà nghỉ, hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động thể thao, vườn bách thú, bảo tàng, và các tổ chức hoặc các hoạt động tương tự.

 Thuế chống bán phá giá:

Là thuế đánh vào các sản phẩm được bán ở Đức với mức giá thấp hơn so với mức giá được bán ở nước sản xuất ( mức giá thị trường).

 Thuế tiêu thụ đặc biệt:

Đánh vào sản phẩm dầu mỏ, rượu, đồ uống có cồn, thuốc lá, cà phê và sản phẩm từ cà phê, dầu thô (tất cả đều theo mức thuế của EU), và rác thải, điện, một số nguồn năng lượng, nước ngọt (theo mức thuế của Đức). Mức thuế cao hơn mức chung của EU có thể áp cho các loại hàng sau: giầy dép, cao su, nhựa, kim loại, da sơ chế và một số thiết bị điện.

 Thuế chống trợ cấp:

Thuế dùng để trừng phạt đối với các loại hàng hóa nhập khẩu vào Đức được hưởng trợ cấp của Chính phủ nước xuất khẩu khiến cho chúng ảnh hưởng tới hàng hóa nội địa của Đức và của các nước thành viên EU.

- Tiêu chuẩn thương mại:

DIN là tổ chức phi chính phủ được thành lập nhằm xúc tiến hoạt động xây dựng tiêu chuẩn và các hoạt động liên quan tại Đức với mục tiêu tạo thuận lợi trong trao đổi hàng hóa và dịch vụ quốc tế và đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ, khoa học, công nghệ và hoạt động kinh tế. Đến nay, đã có hơn 12.000 tiêu chuẩn DIN được ban hành trong nhiều lĩnh vực. Phần lớn các tiêu chuẩn DIN đều được xuất bản bằng ngôn ngữ tiếng Anh hoặc được dịch sang tiếng Anh.

Các tổ chức chịu trách nhiệm kiểm tra và cấp chứng nhận chất lượng, ví dụ là Underwriters Laboratories hay "Technischer Überwachungsverein e.V. - TÜV" (Technical Inspection Association).TÜVs là các công ty được thành lập bởi các bang khác nhau của Đức nhằm kiểm tra các sản phẩm xem có phù hợp với tiêu chuẩn an toàn của Đức hay quy định của EU hay không. Trong nhóm các công ty

vụ), và DQS (các hệ thống quản lý) tiến hành.

Đối với một số sản phẩm, chỉ cần nhà sản xuất tự chứng nhận chất lượng cho sản phẩm của mình là đủ (thông qua tuyên bố của nhà sản xuất đảm bảo về chất lượng sản phẩm cung cấp).

Quy định về bao gói, nhãn mác:  Quy định về bao gói:

Bao bì là một bộ phận không thể thiếu của hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa xuất nhập khẩu.Ở Đức bao gói sản phẩm được quy định trong Sắc lệnh về bao gói sản phẩm quốc gia (“Verpackungsverordnung”). Điều đầu tiên được chú ý trong Sắc lệnh này là phải tránh phế thải bao bì. Ngoài ra có những điều khoản bổ sung về bao bì tái sử dụng, vật liệu tái sinh và các quy trình khác về phế thải bao bì.

Quy định về chấp nhận mang bao bì trở vềnước:

Các công ty ở những nước đang phát triển phải chấp nhận mang trở về bao bì mà mình đã đóng gói, nếu bao bì đó không thể tái chế hoặc tái sử dụng. Những nhà sản xuất và phân phối nước ngoài có thể thuê một bên thứ ba thực hiện nghĩa vụ này, có nghĩa là những bao bì đã qua sử dụng không nhất thiết phải mang về nước xuất xứ.

 Quy định về nhãn mác:

Nhãn hàng hóa ở Đức phải bao gồm các thông tin cơ bản sau:  Tên sản phẩm (điều kiện vật chất hoặc cách xử lý cụ thể)

 Tên/địa chỉ của nhà sản xuất, đóng bao, người bán hoặc người nhập khẩu bằng tiếng Đức.

 Nước xuất xứ.

 Thành phần theo thứ tự giảm dần về trọng lượng.  Trọng lượng và khối lượng theo hệ đo lường mét.  Chất phụ gia theo tên các loại.

 Điều kiện bảo quản đặc biệt.  Thời gian sử dụng.

Hướ ẫ ử ụng đặ ệ

3.1.2. Xu hướng thị trường mây tre đan ởĐức:

- Tập quán tiêu dùng:

Là đất nước có nền kinh tế hùng mạnh với thu nhập bình quân đầu người cao vào bậc nhất châu Âu 39,100$, người Đức đòi hỏi rất cao về chất lượng và sản phẩm dịch vụ. Họ có sở thích và thói quen sử dụng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng thế giới, vì cho rằng những nhãn hiệu này gắn liền với chất lượng sản phẩm và sẽ đảm bảo an toàn cho người sử dụng, mặc dù giá của chúng đắt hơn hoặc đắt hơn nhiều so với các sản phẩm cùng loại khác.

Ngày nay, người tiêu dùng Đức cần nhiều chủng loại hàng hóa với số lượng lớn và có vòng đời ngắn, giá rẻ hơn với các điều kiện về dịch vụ bán hàng cũng như sau bán hàng tốt hơn, thay vì sử dụng những sản phẩm có chất lượng cao, giá đắt, vòng đời sản phẩm dài như trước đây. Tuy nhiên, chất lượng hàng hóa vẫn là yếu tố quyết định đối với phần lớn các mặt hàng được tiêu thụ trên thị trường này.

Một đặc điểm quan trọng ở thị trường Đức đó là người tiêu dùng rất chú trọng đến các khía cạnh môi trường, đạo đức và xã hội liên quan đến sản xuất hàng hóa. Bao bì có khả năng tái sinh và ngay cả việc quảng cáo được tiến hành theo cách thức thân thiện môi trường luôn giành được sự ưu ái của người tiêu dùng; hàng hóa có được sản xuất với sự phân chia thu nhập công bằng cho người lao động thực sự, trong những điều kiện lao động phù hợp, không lạm dụng lao động trẻ em… đang là mối quan tâm lớn của thị trường.

- Khuynh hướng và hành vi tiêu dùng của người Đức :

Thị trường hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đan của Đức có xu hướng rất rõ ràng theo yêu cầu về sức khỏe và thuận lợi cho người tiêu dùng.

- Sức khỏe:

Quan tâm đến hoá chất sử dụng trong các sản phẩm tre, và tùy thuộc vào tính năng sử dụng của sản phẩm. Đặc biệt quy định về sử dụng hóa chất cadmium trong sơn trên sản phẩm mây tre.

phẩm xuất vào châu Âu, đặc biệt là sử dụng chất cadmium để pha màu. Xem thêm chi tiết tại http://www.cbi.eu/marketinfo/cbi/?action=showDetails&id=1747.

- Lợi ích

Tuỳ thuộc tính năng sản phẩm, mà tre được dùng vào nhiều mục đích khác nhau. Chủ yếu là các sản phẩm quà tặng, nhà bếp, trang trí nội thất.

- Chứng nhận

Các chứng nhận tùy thuộc vào mục đích sử dụng của sản phẩm. Một số chứng chỉ cần có:

 SA 8000 – Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý trách nhiệm giải trình xã hội quy định tiền lương tối thiểu.

 ISO 14001: 2000 – Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường lao động

 ISO 9001: 2000 – Các quy ước về các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

 OHSAS 18001 – Tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp cho người lao động.

- Tiêu chuẩn vềđóng gói, nhãn hiệu :

Bao bì không chỉ có chức năng bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển mà còn tạo cho sản phẩm đi vào tâm trí của người tiêu dùng, tạo thương hiệu riêng cho sản phẩm.

Đối với các quốc gia xuất khẩu ngoài EU, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển sẽ có mức thuế suất dành cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ làm bằng mây tre lá, liễu gai và các sản phẩm khác làm bằng vật liệu thực vật thuộc họ mướp là 3.7%, ngoại trừ những nước được hưởng mức thuế suất ưu đãi GSP sẽ là 0%.

3.2. Thực trạng về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của công ty TNHH XNK Thành Đạt vào thị trường Đức 2013-2015 TNHH XNK Thành Đạt vào thị trường Đức 2013-2015

3.2.1. Kim nghạch xuất khẩu

Việt Nam đã thu về 104,4 triệu USD từ xuất khẩu hàng mây, tre, cói và thảm trong đó nổi bật là thị trường Hoa Kỳ chiếm thị phần lớn, đạt 24,4% tổng kim ngạch, đạt 25,5 triệu USD, tăng 15,12% so với 5 tháng 2014.

Thị trường có kim ngạch lớn thứ hai sau Hoa Kỳ là Nhật Bản chiếm 17,5%, tuy nhiên tốc độ xuất khẩu hàng mây, tre, cói và thảm sang thị trường Nhật Bản lại giảm nhẹ so với cùng kỳ, giảm 0,43%, tương ứng với 18,3 triệu USD. Thị trường đứng thứ ba về kim ngạch là Đức, đạt 13,3 triệu USD, tăng 19,94%.Ngoài ba thị trường chính kể trên, hàng mây, tre, cói của Việt Nam còn có mặt tại các thị trường khác nữa như: Anh, Hàn Quốc, Canada, Tây Ban Nha….

Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói,

thảm trong 5 tháng năm 2015 – ĐVT: USD

Thị trường KNXK 5T/2015 KNXK 5T/2014 +/- (%) Tổng cộng 104.416.201 98.958.754 5,51 Hoa Kỳ 25.512.740 22.161.659 15,12 Nhật Bản 18.374.082 18.453.673 -0,43 Đức 13.382.015 11.156.801 19,94 Hà Lan 5.253.437 2.589.958 102,84 Anh 4.027.133 3.890.964 3,50 Hàn Quốc 3.850.509 3.944.566 -2,38 Australia 3.494.731 3.418.416 2,23 Canada 2.849.586 3.460.678 -17,66

Tây Ban Nha 2.705.883 2.432.274 11,25

Pháp 2.600.328 2.732.748 -4,85 Đài Loan 2.277.846 2.558.148 -10,96 Thuỵ Điển 2.096.480 1.578.217 32,84 Italia 2.040.116 1.869.939 9,10 Trung Quốc 1.763.020 1.341.667 31,41 Ba Lan 1.638.691 1.984.723 -17,43

Bảng 3. 1: Số liệu thống kê về thị trường mây tre đan

Thời gian tới với nhu cầu người tiêu dùng tiếp tục tăng cao, tiềm năng của thị trường hàng mây, tre, cói nói riêng và hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) nói chung rất khả quan, đặc biệt là các mặt hàng mang dấu ấn văn hóa của mỗi quốc gia với các kỹ thuật sản xuất tinh xảo, thiết kế sáng tạo. Đây chính là cơ hội mà Việt Nam cần nắm bắt để gia tăng sản lượng xuất khẩu.

- Đối với công ty Thành Đạt Kim nghạch xuất khẩu:

Đơn vị: VND

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tỷ trọng

Tây Âu 2,093,280,000 2,246,556,168 2,583,239,185 0.60

Một phần của tài liệu Khóa luận Hoạt động Marketing xuất khẩu cho sản phẩm mây tre đan của công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Đạt sang thị trường Đức – thực trạng và giải pháp (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)