CHLB Đức nằm ở khu vực Trung Âu, giáp biển Bantíc và biển Bắc, nằm giữa Hà Lan và Ba Lan, và giáp phía Nam Đan Mạch. Nước Đức có vị trí chiến lược thuộc vùng đồng bằng Bắc Âu và nằm trên đường vào biển Bantíc. Khí hậu ở Đức rất đa dạng. Thời tiết dễ chịu nhất là từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ có thể lên tới 30oC, không có mùa mưa. Thời tiết mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2 khoảng 0oC và lạnh hơn. Ở vùng phía Đông và Nam thường có tuyết rơi. Mùa hè khoảng 20oC, mưa quanh năm. Tổng diện tích là 357.021 km² với dân số khoảng 81.31 triệu người ( nguồn CIA 2014).
- Môi trường kinh tế:
+ Kinh tế Đức là một trong những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới. + Mức tăng trưởng 0.7% (CIA 2014)
+ GDP(trên đầu người): ngang giá sức mua 39100$ (CIA 2014) + Lực lượng lao động: 44.01 triệu (CIA 2014)
+ Tỷ lệ lạm phát (giá cả tiêu dùng): 1,6% (CIA 2014) + Năm tài chính: Năm dương lịch
- Môi trường chính trị: + Hiến pháp
Luật cơ bản thực hiện từ 23 tháng 5 năm 1949, trở thành hiến pháp của nước Đức thống nhất từ 3 tháng 10 năm 1990.
Đức là một nước dân chủ nghị viện với Hạ nghị viện được bầu cử trực tiếp (Bundestag) và Thượng nghị viện (Bundesrat) gồm đại diện chính quyền các bang.
Nước này là một liên bang gồm 16 bang (Länder). Các bang đều có hiến pháp, chính quyền riêng và tòa án độc lập trong khi nghị viện liên bang có trách nhiệm với những thay đổi lớn về pháp lý.
Tham gia các tổ chức quốc tế:
AfDB, AsDB, Nhóm Australia, BIS, BSEC (quan sát viên), CBSS, CDB, CE, CERN, EAPC, EBRD, EIB, EMU, ESA, EU, FAO, G- 5, G- 7, G- 8, G-10, IADB, IAEA, IBRD, ICAO, ICC, ICCt, ICFTU, ICRM, IDA, IEA, IFAD, IFC, IFRCS, IHO, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, IOM, ISO, ITU, MIGA, NAM (khách), NATO, NEA, NSG, OAS (observer), OECD, OPCW, OSCE, Paris Club, PCA, UN, UNAMSIL, UNCTAD, UNESCO, UNHCR, UNIDO, UNMEE, UNMIK, UNMOVIC, UNOMIG, UPU, WADB (phi khu vực), WCO, WEU, WHO, WIPO, WMO, WToO, WTO, ZC.
- Đối ngoại và an ninh:
Mục tiêu chính sách đối ngoại hiện nay của Đức là tạo lập một hệ thống an ninh mang tính chất hợp tác toàn cầu. Cơ sở chính sách đối ngoại của Đức là tôn trọng luật pháp quốc tế, đấu tranh cho nhân quyền, đối thoại, phòng ngừa khủng hoảng, tránh sử dụng bạo lực và kiến tạo lòng tin.
Các vấn đề đối ngoại và an ninh Đức quan tâm hàng đầu là nhất thể hóa Châu Âu, quan hệ với Mỹ, toàn cầu hóa, chống khủng bố, giải quyết xung đột khu vực. Hiện nay, Đức coi trọng phát triển các mối quan hệ với Châu Á - Thái Bình Dương, trước hết với Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, ASEAN.
Tổng quan về chính sách thương mại:
Hoạt động thương mại quốc tế của Đức được điều chỉnh bởi ba đạo luật: luật quốc gia (luật Ngoại Thương), đạo luật của Liên Hiệp Quốc và luật của EU. Trong đó phải chú ý đến luật Ngoại thương của Đức vì đây là cơ sở pháp lý cho các giao dịch thương mại và thanh toán của Đức. Điều quan trọng nhất trong luật này là Sắc lệnh về thanh toán và thương mại quốc tế. Sắc lệnh này quy định hầu hết các luật lệ và quy tắc liên quan đến thương mại quốc tế cũng như hoạt động thương mại hàng ngày và sắc lệnh này cũng bao gồm một số quy tắc của EU có liên quan.
Nhập khẩu cũng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế của Đức nên trong Sắc lệnh về thanh toán và thương mại quốc tế
những sản phẩm được tự do nhập khẩu và những sản phẩm bị hạn chế nhập khẩu. Trong danh sách này, những sản phẩm tự do nhập khẩu được chia theo quốc gia và theo danh mục sản phẩm. Đặc biệt những sản phẩm công nghiệp hoàn toàn được tự do nhập khẩu vào Đức.
Cơ quan chịu trách nhiệm cho việc cấp phép nhập khẩu đối với kinh doanh hàng hóa thương mại quốc tế là: Cơ quan Kinh tế Liên bang; Bundesamt für Wirtschaft (BAW ); P.O.Box 51 71; 65726 Eschborn; Tel: 06196-404 0; Fax: 06196-942 260; Internet: http://www.bawi.de; Email: bawi@rhein- main.net
- Chính sách thuế và thuế suất:
+ Thuế nhập khẩu
Hầu hết các loại thuế nhập khẩu vào Đức đều theo thuế suất của hiệp định ưu đãi thuế quan MFN. Thuế suất cao hơn áp dụng cho các mặt hàng: dệt may, ô tô, thiết bị điện gia dụng, ngũ cốc, thịt, bơ sữa, rượu, giầy dép, cao su, nhựa và kim loại.
+ Phương pháp định giá tính thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu được tính bằng cách lấy giá trị hàng hóa nhập khẩu tính theo giá CIF nhân với thuế suất của loại hàng hóa đó. Trong đó, giá trị hàng hóa nhập khẩu tính theo giá CIF bao gồm: tiền hàng, các chi phí (đóng gói, làm thủ tục xuất khẩu, nộp thuế xuất khẩu (nếu có), lập bộ chứng từ xuất khẩu, cước vận tải, phí bảo hiểm...).
+ Các loại thuế khác đánh vào hàng nhập khẩu Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Hàng hóa nhập khẩu vào Đức thường phải chịu thuế giá trị gia tăng. Thuế suất này khác nhau đối với từng loại hàng và nước xuất khẩu. Trong quy định về miễn thuế giá trị gia tăng thì hàng mẫu, hàng quảng cáo cho hội chợ hay triển lãm… (nói chung là các mặt hàng tạm nhập) thì không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
Các loại thuế suất tiêu biểu cho các loại mặt hàng như sau: Mức VAT chuẩn là 22%
8% cho các loại thiết bị sử dụng trong thể thao, thuốc men, sách, chiếu bóng, dịch vụ vận tải hành khách, khách sạn và nhà nghỉ, hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động thể thao, vườn bách thú, bảo tàng, và các tổ chức hoặc các hoạt động tương tự.
Thuế chống bán phá giá:
Là thuế đánh vào các sản phẩm được bán ở Đức với mức giá thấp hơn so với mức giá được bán ở nước sản xuất ( mức giá thị trường).
Thuế tiêu thụ đặc biệt:
Đánh vào sản phẩm dầu mỏ, rượu, đồ uống có cồn, thuốc lá, cà phê và sản phẩm từ cà phê, dầu thô (tất cả đều theo mức thuế của EU), và rác thải, điện, một số nguồn năng lượng, nước ngọt (theo mức thuế của Đức). Mức thuế cao hơn mức chung của EU có thể áp cho các loại hàng sau: giầy dép, cao su, nhựa, kim loại, da sơ chế và một số thiết bị điện.
Thuế chống trợ cấp:
Thuế dùng để trừng phạt đối với các loại hàng hóa nhập khẩu vào Đức được hưởng trợ cấp của Chính phủ nước xuất khẩu khiến cho chúng ảnh hưởng tới hàng hóa nội địa của Đức và của các nước thành viên EU.
- Tiêu chuẩn thương mại:
DIN là tổ chức phi chính phủ được thành lập nhằm xúc tiến hoạt động xây dựng tiêu chuẩn và các hoạt động liên quan tại Đức với mục tiêu tạo thuận lợi trong trao đổi hàng hóa và dịch vụ quốc tế và đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ, khoa học, công nghệ và hoạt động kinh tế. Đến nay, đã có hơn 12.000 tiêu chuẩn DIN được ban hành trong nhiều lĩnh vực. Phần lớn các tiêu chuẩn DIN đều được xuất bản bằng ngôn ngữ tiếng Anh hoặc được dịch sang tiếng Anh.
Các tổ chức chịu trách nhiệm kiểm tra và cấp chứng nhận chất lượng, ví dụ là Underwriters Laboratories hay "Technischer Überwachungsverein e.V. - TÜV" (Technical Inspection Association).TÜVs là các công ty được thành lập bởi các bang khác nhau của Đức nhằm kiểm tra các sản phẩm xem có phù hợp với tiêu chuẩn an toàn của Đức hay quy định của EU hay không. Trong nhóm các công ty
vụ), và DQS (các hệ thống quản lý) tiến hành.
Đối với một số sản phẩm, chỉ cần nhà sản xuất tự chứng nhận chất lượng cho sản phẩm của mình là đủ (thông qua tuyên bố của nhà sản xuất đảm bảo về chất lượng sản phẩm cung cấp).
Quy định về bao gói, nhãn mác: Quy định về bao gói:
Bao bì là một bộ phận không thể thiếu của hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa xuất nhập khẩu.Ở Đức bao gói sản phẩm được quy định trong Sắc lệnh về bao gói sản phẩm quốc gia (“Verpackungsverordnung”). Điều đầu tiên được chú ý trong Sắc lệnh này là phải tránh phế thải bao bì. Ngoài ra có những điều khoản bổ sung về bao bì tái sử dụng, vật liệu tái sinh và các quy trình khác về phế thải bao bì.
Quy định về chấp nhận mang bao bì trở vềnước:
Các công ty ở những nước đang phát triển phải chấp nhận mang trở về bao bì mà mình đã đóng gói, nếu bao bì đó không thể tái chế hoặc tái sử dụng. Những nhà sản xuất và phân phối nước ngoài có thể thuê một bên thứ ba thực hiện nghĩa vụ này, có nghĩa là những bao bì đã qua sử dụng không nhất thiết phải mang về nước xuất xứ.
Quy định về nhãn mác:
Nhãn hàng hóa ở Đức phải bao gồm các thông tin cơ bản sau: Tên sản phẩm (điều kiện vật chất hoặc cách xử lý cụ thể)
Tên/địa chỉ của nhà sản xuất, đóng bao, người bán hoặc người nhập khẩu bằng tiếng Đức.
Nước xuất xứ.
Thành phần theo thứ tự giảm dần về trọng lượng. Trọng lượng và khối lượng theo hệ đo lường mét. Chất phụ gia theo tên các loại.
Điều kiện bảo quản đặc biệt. Thời gian sử dụng.
Hướ ẫ ử ụng đặ ệ