Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu Khóa luận Hoạt động Marketing xuất khẩu cho sản phẩm mây tre đan của công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Đạt sang thị trường Đức – thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 72)

Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, người dân nước Đức cũng như các quốc gia khác trên thế giới lâm vào tình trạng khó khăn, lạm phát tăng cao nên người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Trong khi các mặt hàng mây tre đan của công ty chủ yếu là mặt hàng mang tính chất trang trí, đây không phải là mặt hàng thiết yếu nên sức mua không có sự ổn định qua các năm.

Thêm vào đó, thị trường Đức là một thị trường hấp dẫn, công ty luôn phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế cả về mẫu mã và giá cả. Trong khi hoạt động tiếp nghiên cứu, cận thị trường của công ty vẫn chưa đầy đủ, bài bản. Việc nghiên cứu chỉ được tiến hành khi cần xác định một thị trường hay khách hàng đã có quan hệ kinh tế với công ty.

Năng lực tài chính của công ty còn hạn chế nên số lượng hàng hóa của công ty đưa sang để tham gia vào các hội trợ triển lãm còn chưa phong phú. Trong khi Website quảng cáo của công ty lại không mấy đem lại hiệu quả do nội dung Website còn mang tính đơn điệu, thông tin về sản phẩm chậm được cập nhật. Do đó số lượng đơn đặt hàng chủ yếu vẫn là các tổ chức thương mại quen thuộc qua giới thiệu hoặc tựtìm đến doanh nghiệp.

Mẫu mã sản phẩm có cải tiến nhưng còn chậm, khó theo kịp tập quán và thói quen tiêu dùng của thị trường xuất khẩu, do chúng ta vẫn xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế, có thể sản xuất được hơn là các sản phẩm thị trường yêu cầu. Một điểm hạn chế quan trọng khác là sản phẩm không dự đoán được những biến đổi khí hậu của từng địa phương, đặc biệt là thiếu sản phẩm được thiết kế kiểu dáng sáng tạo từ đơn vị trực tiếp sản xuất, nên chưa gây được ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng và các nhà phân phối.

Hệ thống kênh phân phối của công ty phụ thuộc nhiều vào các trung gian phân phối nước ngoài, khách hàng chủ yếu của công ty là những tổ chức bán buôn, mức giá bán ra tại thị trường ĐỨC có thể cao gấp 2-4 lần giá ta bán cho họ, làm giảm

khả năng thu lợi của công ty trên thị trường này so với việc trực tiếp công ty phân phối và bán ra cho khách hàng.

Các hoạt động xúc tiến rời rạc, còn tính tạm thời nên chưa thực sự thu được hiệu quả. Thời gian hỗ trợ cho những thắc mắc, yêu cầu của khách hàng còn lâu , đặc biệt còn có phàn nàn của khách hàng về chất lượng hàng hóa ko đồng đều.

Một phần của tài liệu Khóa luận Hoạt động Marketing xuất khẩu cho sản phẩm mây tre đan của công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Đạt sang thị trường Đức – thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 72)