Thực trạng về chính sách phân phối xuất khẩu

Một phần của tài liệu Khóa luận Hoạt động Marketing xuất khẩu cho sản phẩm mây tre đan của công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Đạt sang thị trường Đức – thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 68)

Kênh phân phối của công ty còn nhỏ lẻ và đơn giản, các sản phẩm của công ty được phân phối dựa trên các kênh phân phối đã có sẵn của các nhà nhập khẩu. Họ tự quyết định mọi quá trình của sản phẩm sau khi công ty giao hàng theo giá FOB HỒ CHÍ MINH. Với các đơn đặt hàng trực tiếp (người tiêu dùng), sản phẩm được công ty gửi qua hệ thống vận chuyển, chuyển phát đến địa điểm của khách hàng. Trong 3 năm trở lại đây, công ty đã có những hoạt động đầu tư, xây dựng kênh phân phối tại trường Đức cho chính mình. Tuy nhiên mới chỉ là những kênh phân phối ngắn, kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối chỉ có từ 1-2 trung gian phân phối.

- Kênh phân phối trực tiếp:

(Nguồn: Phòng Hành Chánh Kế Toán)

Hình 3. 2: Sơ đồ kênh phân phối trực tiếp của công ty XNK Thành Đạt tại Đức.

Công ty bán sản phẩm cho khách hàng theo chính đơn đặt hàng qua Website, tham quan công ty, hội trợ,… Công ty có xây dựng một đại lý nhỏ của công ty tại Đức, thực chất chỉ mang tính chất là kho chứa hàng nhằm phân phối hàng trực tiếp đến đến các khách hàng là người tiêu dùng đặt hàng trực tiếp từ công ty. (Chiếm 18% kim ngạch sản phẩm tiêu thụ).

Kênh phân phối trực tiếp giúp công ty giảm được chi phí tối đa. Giúp công ty có được nhiều lợi nhuận hơn.

Ở Đức, công ty TNHH XNK Thành Đạt có một đại lý nằm ở Koppenpl. 4, 10115 Berlin, Đức với chi phí hằng năm là 10,000 USD. Việc có một đại lý tại Đức giúp cho việc quảng bá hình ảnh công ty và giúp cho việc đưa sản phẩm đến tay khách hàng một cách thuận tiện nhất. Xây dựng được lòng tin từ khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

Kênh cấp 1:

(Nguồn: Phòng Hành Chánh Kế Toán)

Hình 3. 3: Sơ đồ kênh phân phối cấp 1 của công ty XNK Thành Đạt tại Đức.

Sản phẩm được bán cho người nhập khẩu Đức là khách hàng chủ yếu của công ty. Sau đó được phân phối ra thị trường qua kênh phân phối của nhà nhập khẩu . Thông thường, chỉ là các nhà bán lẻ. Việc phân phối qua kênh cấp 1 giúp tiêu thụ 82% hàng hóa tiêu thụ của công ty sang Đức.

Trong những năm tới bên cạnh kế hoạch phát triển thêm kênh phân phối, công ty vẫn đặt mục tiêu tăng lượng hàng bán ra ở các kênh phân phối có sẵn tại Đức.

Công ty chưa thể xây dựng cho mình một hệ thống phân phối rộng hơn do :  Công ty chưa có đủ khả năng tài chính

 Khoảng cách địa lý xa xôi dẫn tới khó khăn trong việc quản lý kênh, công ty cũng không có đủ khả năng về nhân lực, trình độ quản lý, phương tiện kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Khóa luận Hoạt động Marketing xuất khẩu cho sản phẩm mây tre đan của công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Đạt sang thị trường Đức – thực trạng và giải pháp (Trang 67 - 68)