Trong ba giả thuyết đưa ra trong mô hình đề xuất, chỉ có 2 biến tác động lên lòng trung thành của nhân viên. Với mức ý nghĩa 5%, ta có bảng kết quả sau
Bảng 4.18:Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết
(Kết quả phân tích dữ liệu bằng SPSS)
Giả thuyết β tqs P-
value Kết quả kiểm định
H1
Biến CKTC có tác động dương lên lòng trung thành của nhân viên
0.659 9.620 .000 Bác bỏ H0, chấp nhận H1 tác động dương H2
Biến CKTT có tác động dương lên lòng trung thành của nhân viên
0.189 3.839 .000 Bác bỏ H0, chấp nhận H2 tác động dương H3
Biến CKQP có tác động dương lên lòng trung thành của nhân viên
0.083 1.303 .194 Bác bỏ H3, chấp nhận H0 không tác động
H1: Cam kết tình cảm có tác động tỷ lệ thuận với lòng trung thành của nhân viên. Kết quả hồi quy có beta = 0.659, mức ý nghĩa sig = 0.000 < 0.05 nghĩa là khi tăng mức độ cam kết tình cảm lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì mức độ trung thành của nhân viên tăng thêm 0.531 đơn vị lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H1 được chấp nhận.
Khi nhân viên có nhiều tình cảm gắn bó với công ty thì họ sẽ cảm thấy trung thành hơn với công ty.
H2: Cam kết tiếp tục có tác động tỷ lệ thuận với lòng trung thành của nhân viên. Kết quả hồi quy có beta = 0.189, mức ý nghĩa sig = 0.000 < 0.05 nghĩa là khi tăng mức độ cam kết tiếp tục lên 1 đơn vị độ lệch chuẩn thì mức độ trung thành của nhân viên tăng thêm 0.212 đơn vị lệch chuẩn. Vậy giả thuyết H2 được chấp nhận.
Khi nhân viên có nhiều cam kết tiếp tục với công ty, họ có nhiều cơ hội được học tập phát triển, có chế độ lương thưởng xứng đáng, họ sẽ cảm thấy trung thành hơn với công ty.
Hình 4.7 : Mô hình sau khi điều chỉnh