1.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Các KCCN đã có lịch sử hình thành và phát triển khá lâu đời nên đã có nhiều
công trình nghiên cứu về các KCCN và huy động vốn đầu tƣ cho các KCCN trên thế giới.
UNIDO (1997) đã khẳng định KCN là một công cụ quan trọng để kích thích
tăng trƣởng công nghiệp, mang lại hiệu quả vềchi phí cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã
hội. Thông qua các KCCN, các công ty đƣợc hƣởng lợi từ kinh tếquy mô, cơ sở hạ tầng, đƣợc hỗ trợ bởi các dịch vụ tiện ích, đƣờng xá, viễn thông. Bên cạnh đó
UNIDO cũng chỉ ra một trong những yếu tố quyết định sự thành công của các
KCCN đó chính là chính sách ƣu đãi đầu tƣ. Để thu hút các doanh nghiệp đầu tƣ vào các KCCN thì các quốc gia, các địa phƣơng cần thiết lập các chính sách ƣu đãi nhằm khuyến khích hay thu hút các doanh nghiệp. Ƣu đãi ở đây bao gồm: miễn, giảm thuếvà các nghĩa vụ về thuế, giá điện nƣớc, tiền thuê đất, thủ tục hành chính, nhà ở cho công nhân, chi phí về các dịch vụ chung và cơ sở sản xuất,…UNIDO cũng cho rằng mặc dù vai trò của khu vực tƣ nhân đối với việc phát triển các KCCN
ngày càng tăng nhƣng việc xây dựng và phát triển các KCCN vẫn không thể chỉ
đƣợc thực hiện bởi khu vực tƣ nhân. Điều này có nghĩa là vai trò của nguồn vốn huy động từ nhà nƣớc vẫn là rất cần thiết.
Cũng đề cao vai trò của nguồn vốn huy động từ nhà nƣớc, nhƣng Christian
H.M. Ketels & Olga Memedovic (2008) lại đề xuất huy động vốn cho đầu tƣ KCCN qua hình thức đối tác công tƣ (PPP) nhằm đầu tƣ cho các dịch vụ bên trong KCCN, ngoài ra trong nghiên cứu của mình, tác giả cũng bàn luận về mức độ tham gia của
chính phủ và khu vực tƣ nhân vào các KCCN là bao lâu và tham gia vào thời điểm nào nhằm đạt hiệu quả cao.
Cùng quan điểm này, trong UNIDO (2012) - Fabrizio Condorelli - Cố vấn Công nghiệp cao cấp của UNIDO cho rằng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hiện nay,
các đô thị, khu vực và quốc gia cạnh tranh nhau để thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, thu
hút công nghệ mới và để tích hợp vào mạng lƣới sản xuất toàn cầu. Do đó, chính
phủ, chính quyền địa phƣơng, các tổ chức công nghệ và cộng đồng các doanh
nghiệp cần phải làm việc cùng nhau để tạo ra môi trƣờng kinh doanh thuận lợi. Một
môi trƣờng đƣợc hỗ trợ bởi vật chất vàcơ sở hạ tầng, khả năng hậu cần, kỹ năng lao
động địa phƣơng và các truyền thống cụ thể để thu hút các công ty nƣớc ngoài đến
một địa điểm nhất định. Ngoài ra, các KCCN thành công nên cung cấp một cơ sở
đào tạo hiệu quả, và các hoạt động chuỗi cung ứng có liên quan.Ông cũng cho rằng
về nguồn vốn đầu tƣ, khu vực công nói chung nên là nguồn cung ứng chính trong
thời gian đầu của giai đoạn phát triển.Nếu chính quyền không tài trợ trực tiếp cho
các KCCN, họ có thể cung cấp ƣu đãi khác, chẳng hạn nhƣ đất giá rẻ. Các nguồn
vốn khác có thể huy động từ các nhà phát triển tƣ nhân có kinh nghiệm quản l bất
động sản hoặc tài sản, cũng nhƣ các công ty với mạng lƣới các nhà thầu lớn, ví dụ
các công ty về kinh doanh hạ tầng. Ngoài ra, các ngân hàng cũng có thể đầu tƣ vào
các KCCN dựa trên các khoản thu nhập dự kiến trên giá đất và bất động sản, và lợi nhuận từ cho thuê.
Trung Quốc là một trong những quốc gia rất thành công trong việc phát triển các KCN, KKT. Vì vậy, cũng có nhiều nghiên cứu về chủ đề này. Yue-man Y et al (2009) đã tìm hiểu cơ sở lý luận chung, bối cảnh lịch sử ra đời, phát triển của các
KCN, KKT. Các con đƣờng phát triển khác nhau của các KCN, KKT trong 30 năm
kể từ năm 1980 và kết quả thu đƣợc. Một nghiên cứu khác của Douglas Zhihua Zeng (2012) cũng chỉ ra một số bài học kinh nghiệm cụ thể của Trung Quốc trong việc phát triển các KCCN nhƣ: chính sách ƣu đãi và thể chế địa phƣơng, sự hỗ trợ mạnh mẽ và tham gia tích cực của chính phủ và chính quyền địa phƣơng trong việc quy hoạch và hỗ trợ phát triển, mở rộng mối quan hệ hợp tác công tƣ, đẩy mạnh thu
hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài từ cộng đồng ngƣời Hoa trong nƣớc,…
Các nghiên cứu của Furman và cộng sự (2002) hay Michael E. Porter (1998, 2000) đã chỉ ra tầm quan trọng của môi trƣờng đầu tƣ đối với việc thu hút đầu tƣ
vào các KCCN, trong đó, 3 nhân tố có ảnh hƣởng chính là cơ sở hạ tầng, thể chế,
chính sách và quy mô của ngành công nghiệp. Michael E. Porter (1998) cho rằng để
thu hút đầu tƣ vào phát triển các KCCN thì cần phải quan tâm đầu tƣ cơ sở hạ tầng,
trong đó việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng chung nên xem xét đến cơ sở hạ tầng vật chất, cơ
sở hạ tầng hành chính, hạ tầng thông tin và hạ tầng công nghệ.
Xem xét từ một góc độ khác, nghiên cứu của Jeffrey L. Furman et al. (2002) và Michael E. Porter (2000) đã coi luật pháp và chính sách địa phƣơng là nhân tố quan trọng nhằm khuyến khích đầu tƣ trong đổi mới và thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển. Lin và cộng sự (2006) thì cho rằng môi trƣờng đầu tƣ ngoài chịu ảnh hƣởng của cơ sở hạ tầng còn chịu ảnh hƣởng của các yếu tố khác nhƣ: hệ thống cung ứng vật tƣ, chi phí đầu tƣ, các chính sách ƣu đãi đầu tƣ, năng suất địa phƣơng, nguồn lực địa phƣơng, cơ hội kiếm lợi nhuận, cho vay có sẵn từ các tổ chức tài chính, khảnăng gây quỹ, tỷ lệ nợ, khả năng tái đầu tƣ và khả năng đổi mới sẽ ảnh hƣởng đến lợi thế cạnh tranh của các KCCN.
Chia-Li Lin & Gwo- Hshiung Tzeng (2009) đã nghiên cứu về quyết định bỏ
vốn đầu tƣ vào các KCN. Nghiên cứu chỉ ra 4 yếu tố quyết định bỏ vốn của nhà đầu
tƣ vào các KCN đó là: năng lực công nghệ, nguồn nhân lực, môi trƣờng đầu tƣ
trong đó có kết cấu hạ tầng KCN và mức độ phát triển của thị trƣờng ảnh hƣởng đến
quyết định lựa chọn bỏ vốn vào KCN của nhà đầu tƣ. Ông đã tiến hành đánh giá
mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố này và kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng các
KCN có kết cấu hạ tầng đồng bộ, thuận lợi sẽ hấp dẫn các nhà đầu tƣ hơn, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tƣ vào các KCCN.
Tetsushi Sonobe & Keijiro Otsuka (2011) lại tập trung nghiên cứu về sự phát triển của ngành công nghiệp dựa vào các CCN hay KCN chính là động lực để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp. Các KCCN đƣợc hình thành và thu hút đƣợc nhiều vốn đầu tƣ nếu có đủ các yếu tố: thịtrƣờng lao động dồi dào, nguồn lao
động có chất lƣợng; chi phí vận tải đƣợc cắt giảm và thông tin đƣợc chia sẻ.
Izumi & Kenichi Ohno (2015) đã đề cập đến các yếu tố dẫn đến sự thành công của một KCCN bao gồm: (i) sở hữu và quản l , (ii) cơ sở hạ tầng và dịch vụ, (iii) hỗ trợ doanh nghiệp, (iv) quảng bá và xúc tiến đầu tƣ, (v) chi phí và thời hạn
thuê đất. Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra sự khác biệt giữa thành công khi đầu tƣ
phát triển các KCCN ở Thái Lan và Việt Nam. Ở Việt Nam, việc thu hút vốn FDI
đƣợc phân cấp về cấp chính quyền Tỉnh và thành phố chịu trách nhiệm và quản l , còn cơ quan Trung ƣơng (Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ) thì chịu trách nhiệm chung về
việc hoạch định chính sách, quản l đất đai trong các KCCN. Số lƣợng các KCCN
đƣợc thành lập và quy hoạch xây dựng ở Việt Nam không ngừng tăng lên qua mỗi năm, tuy nhiên chất lƣợng dịch vụ ở các KCCN còn thấp, quy hoạch và cơ sở hạ tầng ban đầu cũng chƣa đồng bộ. Chính Phủ Việt Nam cũng đã từng rất nỗ lực
trong việc hạn chế sự phát triển quá ồ ạt của các KCCN, tuy nhiên chính sách này
cũng chƣa thực sự thu đƣợc hiệu quả. Tác giả cũng chỉ ra rằng mặc dù số lƣợng các KCCN ở Thái Lan chỉ bằng ¼ số lƣợng các KCCN ở Việt Nam, tuy nhiên lại có sự chênh lệch về chất lƣợng và thu hút vốn đầu tƣ rất rõ rệt giữa hai quốc gia. Điều này
cũng xuất phát từ chính sách và mô hình quản l KCCN còn chƣa hiệu quả. Các
KCCN ở Thái Lan phần lớn là đƣợc xây dựng và phát triển bởi tƣ nhân và doanh
nghiệp, hoặc hoàn toàn do tƣ nhân, chỉ một phần là đƣợc vận hành bởi cục KCCN
Thái Lan.
Xiaobo Zhang (2016)đã chỉ ra sự khác biệt giữa xây dựng các KCN và CCN là mức độ can thiệp của chính phủ ở giai đoạn đầu. Trong khi các CCN thƣờng hình thành hữu cơ mà không có sự can thiệp của chính phủ thì các KCN lại đƣợc Chính
phủ khởi xƣớng thành lập để phát triển và tăng trƣởng kinh tếđịa phƣơng và khu vực.
Chính phủ các nƣớc đang phát triển thích xây dựng các KCN ở quy mô nhỏ hơn với
mục tiêu thu hút đầu tƣ bằng cách cung cấp cho các nhà đầu tƣ tiềm năng với nhiều
lợi ích giới hạn về mặt địa lý. Ngoài những chính sách thu hút đầu tƣ đã đƣợc biết đến, chính phủ có một số chiến lƣợc mà họ có thể làm nhằm tăng cơ hội thành công
lực bằng các chính sách ƣu đãi và tiếp cận thử nghiệm. Trung Quốc đã áp dụng thử nghiệm phân cấp tài chính và đánh giá hiệu suất ở cấp chính quyền địa phƣơng, nghĩa là gắn ƣu đãi của các cán bộ địa phƣơng với phát triển kinh tế địa phƣơng.
1.3.2. Các nghiên cứu trong nước
Bên cạnh các nghiên cứu nƣớc ngoài, cho đến nay cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong nƣớc nghiên cứu về sự hình thành và phát triển KCCN, huy
động vốn đầu tƣ cho các KCCN. Điển hình có thể kểđến nhƣ:
Trong quan điểm về vốn đầu tƣ cho phát triển các KKT cửa khẩu biên giới
của Nguyễn Hữu Dũng (2011) tác giả coi vốnđầu tƣlà toàn bộ các giá trị bằng tiền
đƣợc sử dụng cho sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ, đầu tƣ phát triển hay các mục đích đầu tƣ khác. Vốn tiền tệ đầu tƣ cho phát triển các KKT cửa khẩu có thể đến từ
nhiều nguồn khác nhau nhƣ: Vốn tự có hay vốn chủ sở hữu, vốn vay hay tài trợ từ
các Ngân hàng, vốn ngân sách, vốn thu hút từ nƣớc ngoài, vốn thu hút của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh trong nƣớc, vốn phát hành các công cụ huy động trực tiếp trên thị trƣờng nhƣ trái phiếu, cổ phiếu,… và nguồn vốn khác. Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra các biện pháp tạo vốn cho đầu tƣ phát triển các khu kinh tế cửa khẩu bao gồm: (i) tạo vốn từ các doanh nghiệp, (ii) tạo vốn từ các ngân hàng, (iii) tạo vốn qua huy động dƣới hình thức phát hành công cụ nợ trên thị trƣờng tài chính,
(iv) tạo vốn qua ngân sách nhà nƣớc và (v) tạo vốn qua thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài.
Từ một góc độ khác, nghiên cứu của Nguyễn Trung Kiên (2016) đã đi vào
tìm hiểu các giải pháp tài chính cho phát triển bền vững các KCN tỉnh Bắc Giang. Nghiên cứu chỉ ra rằng các giải pháp tài chính phát triển bền vững các KCN có thể chia thành hai nhóm gắn với hai chủ thể khác nhau đó là Nhà nƣớc và các doanh
nghiệp. (i) Đối với nhóm giải pháp tài chính của Nhà nƣớc bao gồm: giải pháp về
thuế, giải pháp về phí,giải pháp về chi ngân sách Nhà nƣớc, giải pháp tín dụng đối
với KCN và giải pháp tài chính hỗ trợ nông dân nhƣờng đất cho KCN.(ii) Đối với
nhóm giải pháp của doanh nghiệp thì có thể chia ra thành các doanh nghiệp các doanh nghiệp đầu tƣ hạ tầng các KCN và các doanh nghiệp hoạt động trong KCN.
và dàn xếp nguồn vốn cho đầu tƣ một cách tối ƣu, tranh thủ các nguồn vốn ƣu đãi
với chi phí thấp nhất có thể; Xác định giá cho thuê và áp dụng cách tính giá cho
thuê mặt bằng nhằm tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp thứ cấp; Xác định mức
phí bảo trì, phí xử l nƣớc thải công nghiệp và phí thu gomchất thải rắn hợp l .
- Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong KCN thì cần phải: Lựa chọn
nguồn vốn ƣu đãi và quản l sử dụng vốn hiệu quả.
Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2017) đã chỉ ra một số những khó khăn tồn tại trong
việc phát triển các KCN tại Việt Nam hiện nay. Một trong những khó khăn đó là việc huy động nguồn vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho các KCN còn
hạn chế. Để các mô hình KCN, khu kinh tế hoạt động có hiệu quả, cơ sở hạ tầng kỹ
thuật trong hàng rào và ngoài hàng rào cần đƣợc đầu tƣ đồng bộ. Do vậy, nhu cầu
đầu tƣ hạ tầng cho phát triển các KCN, khu kinh tế là rất lớn. Hiện nay, đối với các
mô hình KCN, khu kinh tế có quy mô nhỏ nhƣ KCN thì việc huy động nguồn vốn tƣ nhân, nƣớc ngoài để đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật bên trong hàng rào cũng đã đạt đƣợc
các kết quả khả quan. Đốivới hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào các KCN, khu kinh tế
lại chủ yếu sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc. Trong điều kiện nợ công có chiều hƣớng tăng cao, sẽ đạt hạn mức tối đa cho phép trong thời gian tới. Do vậy với khả năng cân đối ngân sách khó khăn, việc huy động vốn để đầu tƣ hạ tầng đang
và sẽ là một thách thức không nhỏ trong phát triển các KCN, KKT.
Trần Thị Mai Hoa (2018) nghiên cứu về đầu tƣ phát triển các KCN vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong nghiên cứu của mình tác giả đã chỉ ra các kênh huy động nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển các KCN bao gồm: huy động từ nguồn vốn nhà nƣớc, huy động từ nguồn vốn của các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng các KCN và nguồn vốn của các doanh nghiệp trong KCN. Trong đó nguồn vốn nhà nƣớc đƣợc huy động qua các kênh nhƣ: ngân sách nhà nƣớc, nguồn vốn tín dụng cho đầu tƣ phát triển. Ngoài nguồn vốn huy động từ nhà nƣớc thì nguồn vốn của các
doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng trong các KCN đƣợc xem là lớn nhất và chủ yếu
trong trong đầu tƣ kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong KCN.
tại tỉnh Vĩnh Phúc. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ ra những hạn chế trong chính sách tài chính nhằm phát triển các KCN của tỉnh Vĩnh Phúc đó là: (i) chƣa đa dạng trong việc sử dụng các công cụ tài chính nhằm thu hút vốn vào các
KCN, cụ thể là mới chỉ dừng lại ở 2 loại thuế đó là thuế doanh nghiệp và thuế xuất
nhập khẩu nên chƣa hấp dẫn các nhà đầu tƣ; (ii) chƣa mạnh dạn sử dụng công cụ
chi ngân sách, hay nói cách khác chƣa tận dụng đƣợc hiệu quả nguồn vốn ngân sách cho đầu tƣ vào các KCCN; (iii) các chƣơng trình hỗ trợ tín dụng chƣa phát huy đƣợc hiệu quả. Nguyên nhân của những hạn chế này đƣợc chỉ ra phần nào là do thể chế và chính sách của nhà nƣớc và đặc biệt là chế tài của địa phƣơng. Trong đó tác giả cũng nhấn mạnh rằng việc chƣa thực hiện đa dạng nguồn vốn đầu tƣ vào các KCCN là một trong những nguyên nhân gây thiếu nguồn tài trợ cho xây dựng và
phát triển các KCCN, nhất là trong điều kiện ngân sách địa phƣơng eo hẹp thì việc
đa dạng các nguồn vốn và kênh huy động vốn là rất cần thiết. Bên cạnh đó Vĩnh Phúc cũng chƣa có một chính sách nào đƣợc ban hành để thực hiện đa dạng các nguồn vốn đầu tƣ thúc đẩy quá trình phát triển các KCN. Trong khi mô hình đầu tƣ