Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 77 - 79)

3.1.1.1. Vịtrí địa lý

Tỉnh Phú Thọ thuộc trung du miền Bắc Việt Nam, trải dài từ 20o55’đến

21o43’ vĩ bắc và từ 104o48’ đến 105o27’ kinh đông; phía Bắc giáp với tỉnh Tuyên

Quang, tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, tỉnh Hòa Bình, phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội và phía Đông giáp với tỉnh Vĩnh Phúc; cách sân bay quốc tế Nội Bài 50km, trung tâm Thủđô Hà Nội 70km và cách cảng biển Hải Phòng 170km.

Với vị trí “ngã ba sông” - điểm giao nhau của sông Hồng, sông Đà và sông

Lô, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ là đầu mối trung chuyển, giao

lƣu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc

Việt Nam và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc). Phú Thọ nằm trong vành đai của các tuyến trục giao thông quan trọng; đƣờng bộ có quốc lộ 2 (AH14). đƣờng cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đƣờng HồChí Minh, đƣờng sắt có tuyến đƣờng xuyên Á, đƣờng sông chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc đều hội tụ về Phú Thọ rồi mới tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các khu vực khác.

Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độtrung bình năm 23,7 độ C, lƣợng mƣa trung bình nằm trong khoảng 1600 - 1800 mm, độ ẩm trung bình 85-87%. Phú Thọ mang đặc trƣng cả3 vùng: đồng bằng, trung du và miền núi với diện tích tự nhiên 3.534,5 km2 (chiếm ½% diện tích và xếp thứ 35/64 tỉnh, thành phố cả nƣớc), nền đất có kết cấu tốt nên thuận lợi cho xây dựng các công trình công nghiệp và kết cấu hạ tầng. Phú Thọ có một số loại khoáng sản lớn có ý

nghĩa quan trọng trong nền kinh tế: Cao lanh, Fenspat, quặng pirit, đá vôi cho sản

xuất xi măng, đá xây dựng, cát sỏi và mỏ nƣớc khoáng có trữ lƣợng lớn và chất

lƣợng tốt. Hệ thống đê điều, tiêu thoát nƣớc thủy lợi tỉnh Phú Thọ trong những năm

của thiên tai, bão lũ đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh

ổn định, an toàn.

Bên cạnh đó tỉnh Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính cấp huyện (một thành phố loại I, 01 thị xã và 11 huyện trong đó 01 huyện nghèo và 09 huyện miền núi); với 277 đơn vị hành chính cấp xã với dân số trên 840.000 ngƣời, chủ yếu là lao động trẻ, có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, năng động sáng tạo với lòng nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao.

3.1.1.2. Tình hình đất đai

Địa hình bị chia cắt, có thể chia thành 2 tiểu vùng chủ yếu:

- Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam tỉnh, chủ yếu thuộc các huyện Thanh Sơn, Yên Lập, phía Tây Cẩm Khê. Đây là vùng khó khăn đi lại, giao lƣu với

nơi khác. Tuy nhiên ở đây còn có nhiều tiềm năng phát triển nhất là về lâm nghiệp,

khai thác khoáng sản.

- Tiểu vùng đồi gò bát úp chia cắt nhiều, xen kẽ đồng ruộng, dải đồng bằng

ven các triền sông Hồng, Hữu Lô, Tả Đáy và vùng đồng bằng tƣơng đối tập trung

phía Nam Phong Châu. Đây là vùng khai thác lâu đời, đồi bị sói mòn rửa trôi nhiều,

đồng ruộng lầy lụt chua úng. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các loại nguyên liệu giấy, cây công nghiệp dài ngày nhƣ chè, cây ăn quả, phát triển lƣơng thực, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.

Phú Thọ nằm hợp nhất giữa 3 con sông lớn là sông Hồng, sông Lô và sông

Đà, biên giới tự nhiên giữa Vĩnh Phúc với Yên Bái và Tuyên Quang. Cùng với các

cửa sông lớn, hệ thống các sông nhỏ, mƣơng máng đƣợc phân bổ tƣơng đối đều tạo

điều kiện tƣới tiêu và vận tải dễ dàng. Ngoài ra, tỉnh còn có nhiều cảng sông đƣợc

xây dựng thuận tiện cho phát triển đƣờng thủy.

3.1.1.3. Khí hậu

Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh.

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,7oC, lƣợng mƣa trung bình khoảng 1600-1800

mm. Độẩm trung bình năm khoảng 85-87%. Khí hậu phù hợp cho sự sinh trƣởng và

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)