Khái niệm khu, cụm công nghiệp

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 39 - 41)

2.1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp

Cho đến nay đã có rất nhiều khái niệm về KCN đƣợc các cá nhân, các đơn

vị, các cơ quan, tổ chức đƣa ra theo các cách khác nhau. Sự khác nhau trong quan

điểm về KCN không chỉ diễn ra ở các quốc gia, mà ngay cả trong một quốc gia, với mỗi thời kỳ, mỗi hoàn cảnh khác nhau, quan điểm về KCN cũng không đồng nhất.

UNIDO (1997) đƣa ra khái niệm về KCN nhƣ sau: “KCN là một vùng đất

được quy hoạch, được phát triển và chia ra thành các mảnh đất theo một quy hoạch tổng thể, có hoặc không có các nhà xưởng được xây dựng trước, có hoặc không có công trình hỗ trợdùng chung, là nơi tập trung các cơ sở công nghiệp”.

Douglas Zhihua Zeng (2017) cho rằng: “Khu công nghiệp là các địa điểm sản xuất rộng lớn. Một số khu đa chức năng tương tự như khu thương mại tự do, khu chế xuất, đặc khu kinh tế đã tách ra nhưng thường hoạt động ở quy mô nhỏ hơn. Các KCN thường cung cấp một loạt các ưu đãi và lợi ích”.

UNIDO (2019) lại đƣa ra định nghĩa về KCN là: “Khu công nghiệp là một

vùng đất được phát triển và chia nhỏ thành các lô đất theo một kế hoạch toàn diện với sự cung cấp đầy đủ vềđường xá, giao thông và các tiện ích công cộng, đôi khi

còn là cả các tiện ích chung dành cho một nhóm các nhà sản xuất”.

Ở Việt Nam theo Nghị định 82/2018/NĐ-CP của Chính Phủ (2018) quy

định: “Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất

hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập

theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghịđịnh này”.

Theo Luật Đầu tƣ số: 61/2020/QH14 của Quốc Hội (2020) cũng đã định

sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp”.

Từ các khái niệm, quy định ở trên luận án thống nhất khái niệm về KCN:

KCN là một khu đất được phân chia và phát triển có hệ thống theo một kế hoạch tổng thể nhằm cung cấp địa điểm cho các ngành công nghiệp tương hợp với hạ tầng

cơ sở, các tiện ích công cộng, các dịch vụ phục vụ và hỗ trợ. 2.1.1.2. Khái niệm cụm công nghiệp

Khái niệm Cụm công nghiệp có nguồn gốc từ thuật ngữ “Geographical clusters” hay “Industrial districts” xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX bởi Alfred Marshall, xuất phát từ việc nghiên cứu của ông về sự tập trung sản xuất công nghiệp

ở miền Bắc nƣớc Anh.

Theo Alfred Marshall (1919) các CCN có ba lợi thế cơ bản từ sự tập trung: (i) Sự lan toả của thông tin; (ii) Sựchuyên môn hoá phân công lao động giữa các cơ sở với nhau và (iii) sự phát triển của thị trƣờng lao động đa dạng có tay nghề cao.

Theo Michael E. Porter (1998)“CCN là sự tập trung về mặt địa lý của các công ty và tổ chức có liên quan trong một lĩnh vực cụ thể nào đó và bao gồm các ngành gắn kết với nhau”. CCN tập trung các nhà cung cấp đầu vào, các khách hàng tiêu thụ sản phẩm, cũng nhƣ các nhà sản xuất các sản phẩm khác có liên quan. Các

CCN cũng có thể bao gồm các tổ chức nhƣ trƣờng đại học, viện nghiên cứu, trƣờng

đào tạo nghề và các hiệp hội thƣơng mại.

Theo UNIDO (1995) thì: “CCN là một khu vực tập trung các doanh nghiệp, cụ thể là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng ngành, theo một khu vực địa lý, cùng sản xuất và bán các loại hàng hóa phụ trợcó liên quan đến nhau và do đó cũng gặp

các khó khăn và thuận lợi tương tựnhau”.

Theo Rosenfeld (1997):“CCN là sự tập trung những doanh nghiệp tương tự, có liên quan hoặc bổ sung trong một phạm vi địa lý, với các hoạt động giao dịch kinh doanh, thông tin liên lạc và đối thoại; chia sẻ cơ sở hạ tầng chuyên ngành, thị trường lao động, dịch vụ, những vấn đề đang phải đối mặt với các cơ hội và thách thức”. Rosenfeld nhấn mạnh tầm quan trọng của sự tƣơng tác xã hội và liên kết giữa các công ty trong việc xác định bản chất của CCN. Bên cạnh đó, Rosenfeld đề

cao tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng chuyên ngành trong việc tạo ra các điều kiện tiên quyết cho việc thành lập một CCN.

Khái niệm của Rosenfeld phù hợp hơn với đặc tính của các CCN công nghệ cao. Các vấn đề nhƣ phổ biến công nghệ hoặc chia sẻ cơ sở hạ tầng chuyên ngành, là những yếu tố quan trọng đối với các ngành công nghiệp mà công nghệ đóng vai trò quan trọng; ngƣợc lại, những yếu tố này có vai trò ít quan trọng đối với các ngành công nghiệp sản xuất truyền thống.

Theo Nghị định số 68/2017/NĐ-CP của Chính Phủ (2017) thì CCN đƣợc hiểu nhƣ sau: “CCN là nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh

sống, được đầu tư xây dựng nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh”.

Từ các khái niệm, quy định ở trên luận án thống nhất khái niệm về CCN:

CCN là một khu đất có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 10 ha, là

nơi di dời, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộgia đình, cá nhân trong làng nghề nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, phát triển nghề, làng nghềởđịa phương.

Theo định nghĩa này thì CCN đƣợc hiểu là một KCN quy mô nhỏ. Trên thực

tế, khái niệm KCN và CCN có liên quan đến nhau nhƣng không hoàn toàn giống nhau. Cả hai đều là nơi tập trung sản xuất sản phẩm công nghiệp và/hoặc cung cấp dịch vụ công nghiệp. Khái niệm KCN đề cập tới địa điểm tập trung của các hoạt động kinh tế còn khái niệm CCN đề cập tới hiện tƣợng tập trung các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế có sự tƣơng đồng về sản phẩm và có sự liên kết với nhau. CCN có quy mô nhỏhơn (thƣờng dƣới 50 ha), các chuẩn về cơ sở hạ tầng (CSHT) và xử l môi trƣờng thấp hơn.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 39 - 41)