Các khái niệm liên quan

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 46)

2.2.1.1. Vốn đầu tư

Vốn đầu tƣ là yếu tố đầu vào quan trọng và đƣợc sử dụng trong quá trình

sản xuất của doanh nghiệp cũng nhƣ của nền kinh tế quốc dân. Có thể hiểu vốn là tất cả những gì mà doanh nghiệp, nền kinh tế sử dụng vào sản xuất kinh doanh

nhằm mục đích tạo ra sản phẩm, hàng hóa có giá trị lớn hơngiá trị bỏra ban đầu.

Xét về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tƣ chính là phần tích lũy đƣợc thể

hiện dƣới dạng giá trị đƣợc chuyển hóa thành vốn đầu tƣ để đáp ứng yêu cầu phát

triển của doanh nghiệp hoặc của xã hội.

Theo (TừQuang Phƣơng & Phạm Văn Hùng, 2013) thì: “Nguồn vốn đầu tư

chính là phần tích lũy được thể hiện dưới dạng giá trị được chuyển hóa thành vốn

đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xá hội”.

Theo Luật Đầu tƣ số 61/2020/QH14 của (Quốc Hội, 2020) thì: “Vốn đầu tư

là tiền và tài sản khác theo quy định của pháp luật về dân sự và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam là thành viên để thực hiện hoạt động

Trong luận án này vốn hiểu nhƣ sau: vốn được hiểu là toàn bộ các chi phí bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tư, hay đó chính là giá trị của các tài sản (vô hình, hữu hình) được chủ sở hữu vốn đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội nhằm mục

đích hoàn vốn và thu lãi theo thời gian đầu tư.

Đầu tƣ là lĩnh vực tiêu dùng sản xuất (khác với tiêu dùng sinh hoạt) mang

đặc tính: giá trị tài sản đầu tƣ phải đƣợc bảo toàn (hoàn vốn) sau thời gian sử dụng kèm theo một khoản lãi (khoản lãi này phụ thuộc vào việc kinh doanh vốn đầu tƣ).

Hay nói cách khác: Vốn đầu tư là khoản tiền cần có để trang trải các nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh.

2.2.1.2. Huy động vốn đầu tư

Theo Nguyễn Nhƣ Ý (2013) thì: “Huy động là điều nhân lực, của cải cho một công việc lớn”. Nhƣ vậy huy động chính là một hoạt động nhằm điều động nhân lực và vật lực cho một mục đích nào đó.

Huy động vốn đầu tƣ có thể hiểu là việc sử dụng cơ chế, chính sách và các

phƣơng thức thích hợp nhằm điều động hay tập trung một phần nguồn vốn hiện hữu

trong và ngoài nƣớc tạo ra nguồn lực tài chính phục vụ cho các nhu cầu đầu tƣ và

phát triển. Tùy trong từng lĩnh vực cụ thể mà việc huy động sẽ có những cách thức,

phạm vi và quá trình huy động khác nhau.

Từcác định nghĩa và quan điểm trên thì: Huy động vốn đầu tư cho KCCN là

quá trình khai thác nhiều nguồn vốn khác nhau trong nền kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu tối ưu cho việc phát triển các KCCN bao gồm cả đầu tư hạ tầng các

KCCN và đầu tư cho sản xuất kinh doanh trong các KCCN.

2.2.2. Các kênh huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp

Nguồn vốn đầu tƣ trong nền kinh tế rất đa dạng, có thể đến từ nhiều chủ thể,

nhiều nguồn với quy mô và phạm vi khác nhau nhƣ từ các cá nhân, các doanh

nghiệp, các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội,

nghề nghiệp, các tổ chức nƣớc ngoài ở Việt Nam,... Mỗi nguồn có những ƣu, nhƣợc điểm và cách thức huy động khác nhau. Trong phạm vi của luận án, nguồn vốn đầu

Một là, huy động từ nguồn vốn đầu tƣ trong nƣớc bao gồm: nguồn vốn nhà nƣớc, nguồn vốn tƣ nhân.

Hai là, huy động từ nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài bao gồm: vốn đầu tƣ trực

tiếp nƣớc ngoài (FDI) và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

2.2.2.1. Kênh huy động trong nước

Các nguồn vốn đầu tƣtrong nƣớc bao gồm: nguồn vốn đầu tƣ của nhà nƣớc,

nguồn vốn của tƣ nhân.

a. Nguồn vốn nhà nước

Vốn đầu tƣ huy động từ nhà nƣớc thực chất chính là nguồn vốn ngân sách

nhà nƣớc, nguồn vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của nhà nƣớc và nguồn vốn đầu tƣ

phát triển của doanh nghiệp nhà nƣớc.

(1) Nguồn vốn ngân sách

Nguồn vốn ngân sách chính là nguồn chi của ngân sách nhà nƣớc cho đầu tƣ. Đây là nguồn vốn đầu tƣ quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thƣờng đƣợc sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực cần sự tham gia của nhà nƣớc, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng

đô thị và nông thôn. Đối với đầu tƣ KCCN thì nguồn vốn ngân sách thƣờng đƣợc

chi cho quy hoạch xây dựng các KCCN, đầu tƣ cơ sở hạ tầng dịch vụ bên trong và bên ngoài KCCN nhằm tạo quỹđất sạch, tạo môi trƣờng đầu tƣ đồng bộ để thu hút các dự án đầu tƣ thứ cấp.

- Nguồn vốn ngân sách có ƣu điểm là đƣợc sử dụng lâu dài, chủđộng về thời gian sử dụng và không chịu áp lực trả lãi. Tuy nhiên nguồn tài trợ từ ngân sách nhà nƣớc thƣờng có hạn trong khi nhu cầu về vốn của các chƣơng trình, dự án đặc biệt

các chƣơng trình, dự án đầu tƣ hạ tầng các KCCN thƣờng rất lớn. Chính vì vậy sử

dụng vốn ngân sách Nhà nƣớc nếu không quản lý tốt sẽ gây lãng phí, thất thoát, vốn

sử dụng không hiệu quả.

bổ trực tiếp vốn cho mục tiêu phát triển KCCN. Hàng năm, dựa trên nhu cầu và khả năng cân đối vốn cho từng ngành, lĩnh vực, địa phƣơng sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, Chính Phủ sẽ trình Quốc Hội phân bổ vốn đầu tƣ phát triển từ nguồn NSNN. Việc phân bổ chỉ bố trí cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp và phục vụ lợi ích cộng đồng, đồng

thời phải dựa trên cơ sở các dự án có trong quy hoạch. Trong bối cảnh NSNN còn

eo hẹp, cơ chế phấn bổ vốn NSNN chủ yếu tập trung vào hỗ trợ giải phóng mặt bằng, hệ thống giao thông, điện nƣớc,..Để huy động đƣợc nguồn vốn này các địa

phƣơng phải xây dựng các chƣơng trình, các dự án đầu tƣ đƣợc phê duyệt của các

cấp chính quyền.

(2)Nguồn vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của nhà nƣớc

Thông qua nguồn tín dụng đầu tƣ, nhà nƣớc thực hiện việc khuyến khích phát triển kinh tế xã hội của các ngành, vùng, lĩnh vực theo định hƣớng chiến lƣợc của một quốc gia. Nguồn vốn này đƣợc hình thành từ hoạt động đi vay do Nhà nƣớc

tiến hành, trong đó nguồn vay trong nƣớc chủ yếu qua kênh trái phiếu Chính phủ

nhằm tập trung nguồn vốn đểcân đối NSNN, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. - Nguồn vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của nhà nƣớc có ƣu điểm là lãi suất cho vay thấp hơn của các NHTM khác, thời hạn cho vay dài và điều kiện cho vay

đơn giản. Tuy nhiên nguồn vốn này cũng có nhƣợc điểm là (i) các chƣơng trình, dự

án ở các địa phƣơng chủ yếu là các dự án nhỏ và vừa nên không đáp ứng đƣợc yêu

cầu vềquy mô theo quy định về đối tƣợng cho vay của tín dụng đầu tƣ phát triển;

(ii) mức độ đáp ứng vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của quốc gia còn hạn chế do nhu

cầu đầu tƣ phát triển đặc biệt là nhu cầu vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã

hội rất lớn trong khi nguồn vốn tín dụng đầu tƣ phát triển chỉ có giới hạn nhất định; (iii) danh mục đối tƣợng cho vay của tín dụng đầu tƣ phát triển chỉ giới hạn trong

một sốlĩnh vực.

- Các thức huy động: Nguồn tín dụng đầu tƣ phát triển của Nhà nƣớc cho

KCCN đƣợc thực hiện chủ yếu qua hình thức bảo lãnh và cho vay của Chính Phủ.

b. Nguồn vốn của tư nhân

Trong lĩnh vực đầu tƣ vào các KCCN thì nguồn vốn tƣ nhân chính là nguồn

thấy các doanh nghiệp tƣ nhân đầu tƣ vào các dự án hạ tầng hay sản xuất kinh doanh trong các KCCN, các dự án xây dựng nhà ở,.... ngày càng tăng lên.

- Nguồn vốn của tƣ nhân có ƣu điểm là gia tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực sẵn có, giảm đƣợc gánh nặng cũng nhƣ rủi ro cho NSNN, tạo ra động cơ cũng

nhƣ nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng. Tuy nhiên đểđạt đƣợc mục

đích huy động, chính quyền cũng phải đánh đổi về vấn đềmôi trƣờng hay áp dụng

các chính sách ƣu đãi (miễn thuế, giảm thuế,...) để thực hiện thu hút đầu tƣ.

- Để huy động đƣợc nguồn vốn này đòi hỏi Nhà nƣớc, chính quyền địa

phƣơng phải có các chính sách khuyến khích, ƣu đãi cụ thể, rõ ràng đối với từng

lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh trong KCCN nhƣ: Công nghệ cao, Cơ khí lắp ráp, chế biến nông lâm sản, thiết bị điện, điện tử, công nghệ thông tin, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp hỗ trợ, VLXD cao cấp, dƣợc phẩm;….Hay hỗ trợ đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các khu chức năng, qua đó tạo cơ sở hạ tầng tốt, đồng bộ nhằm thu hút vốn từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vào sản xuất kinh doanh trong KCCN.

2.2.2.2. Kênh huy động vốn đầu tưnước ngoài

Nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài bao gồm: (i) vốn ODA; (ii) vốn FDI.

a. Nguồn vốn ODA

ODA là nguồn hỗ trợ phát triển chính thức từ bên ngoài bao gồm các khoản viện trợ vàcho vay với các điều kiện ƣu đãi. ODA đƣợc hiểu là nguồn vốn dành cho

các nƣớc đang phát triển, đƣợc các cơ quan chính thức của các chính phủ, các tổ

chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ tài trợ. ODA phát sinh từ nhu cầu của một quốc gia, một địa phƣơng, một ngành đƣợc tổ chức quốc tế hay nƣớc hỗtrợ ODA xem xét và cam kết tài trợ, thông qua một hiệp định quốc tếđƣợc đại diệncó thẩm quyền bên nhận và bên hỗ trợ vốn ký kết. Hiệp định quốc tế hỗ trợ này đƣợc quy định trong công pháp quốc tế. ODA bao gồm viện trợ không hoàn lại và cho

vay ƣu đãi với phầnkhông hoàn lại chiếm ít nhất 25% giá trị của khoản vay. Ở Việt

Nam, ODA là một trong những nguồn vốn quan trọng của ngân sáchnhà nƣớc đƣợc sử dụng cho những mục tiêu ƣu tiên trong công cuộc xây dựng vàphát triển kinh tế - xã hội.

- Ƣu điểm của nguồn vốn ODA là sự ƣu đãi, thể hiện ở các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản vay với lãi suất thấp, thời hạn vay dài, có thời hạn ân hạn không trả lãi hoặc trả nợ, đáp ứng đƣợc nhu cầu cấp bách về cân đối NSNN,

đặc biệt trong lĩnh vực đầu tƣ hay nâng cấp cơ sở hạ tầng.

- Đối với việc đầu tƣ vào KCCN nguồn vốn ODA chủ yếu đƣợc huy động

cho đầu tƣ xây dựng hệ thống xử l nƣớc thải. Khi xem xét trên góc độ nguồn vốn

đầu tƣ thì ODA là một trong những nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Tuy nhiên trong

quá trình sử dụng và quản lý nguồn vốn này thì một phần vốn ODA có thể đƣa vào ngân sách nhằm đáp ứng mục tiêu chi đầu tƣ phát triển của nhà nƣớc, một phần có

thể đƣa vào các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi đầu tƣ của nhà nƣớc và một phần có

thể vận hành theo các dự án độc lập.

b. Nguồn vốn FDI

Đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội nói chung

và cho phát triển các KCCN nói riêng. Nguồn vốn này có đặc điểm cơ bản khác với các nguồn vốn khác là không phát sinh nợcho nƣớc tiếp nhận. Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tƣ, nhà đầu tƣ sẽ nhận đƣợc phần lợi nhuận thích đáng khi dựán đầu tƣ hoạt động có iệu quả. Bên cạnh đó nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độtăng trƣởng nhau ở

nƣớc nhận đầu tƣ. Kinh nghiệm thực tế thời gian qua cho thấy rằng đầu tƣ trực tiếp

nƣớc ngoài rất quan trọng đối với quá trình phát triển của một quốc gia. Vấn đề hiệu quả sử dụng vốn FDI tùy thuộc chủ yếu vào cách thức huy động và quản lý sử dụng nó tại nƣớc tiếp nhận đầu tƣ chứ không ở đồ của ngƣời đầu tƣ.

Đối với đầu tƣ vào các KCCN thì vốn FDI là một trong những nguồn vốn

đầu tƣ quan trọng cần huy động cho cả dự án hạ tầng cũng nhƣ dựán đầu tƣ thứ cấp

vào sản xuất kinh doanh trong các KCCN. Tuy nhiên các dự án FDI sẽ đƣợc thu hút

chọn lọc theo định hƣớng phát triển các lĩnh vực, ngành nghề cụ thể theo lợi thếđịa

phƣơng hay theo tính liên kết vùng.

Mỗi nguồn vốn và mỗi phƣơng thức tài trợ vừa có ƣu điểm nhƣng cũng có nhƣợc điểm nhất định. Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể mà các chủ thể,

chính quyền cũng nhƣ các doanh nghiệp có thể lựa chọn nguồn và phƣơng thức huy động cho phù hợp. Ngoài ra cũng cần xác định các điều kiện để huy động có hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ.

2.2.3. Nội dung huy động vn đầu tư cho khu, cm công nghip

Việc huy động vốn đầu tƣ cho KCCN là nhằm tài trợ cho các hoạt động đầu

tƣ hạ tầng, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, hay bảo vệ môi trƣờng trong

các KCCN,….Do đó các nội dung huy động vốn đầu tƣ có thể chia nhƣ sau:

2.2.3.1. Huy động vốn đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp

Việc phát triểnđồng bộ hạ tầng các KCCN là một trong những điều kiện quan

trọng để xúc tiến thu hút đầu tƣ và triển khai dự án của các nhà đầu tƣ thứ cấp. Tuy nhiên hoạt động này lại là một trong những hoạt động đòi hỏi nguồn vốn huy động

khá lớn cùng với tốc độ giải ngân nhanh. Chính vì vậy, làm thế nào để huy động vốn

cho phát triểnhạ tầng và huy động từ những nguồn nào là một trong những nội dung

quan tâm và ƣu tiên hàng đầu của mỗi địa phƣơng. Đối với mỗi KCCN thì hạ tầng

bao gồm: hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

- Huy động vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật: Hạ tầng kỹ thuật các KCCN bao gồm: hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào và hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào. Đối với KCCN, đầu tƣ cho hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào KCCN là nhằm tạo môi trƣờng

hấp dẫn cho các nhà đầu tƣ, giúp các nhà đầu tƣ có thể tiến hành xây dựng ngay nhà

máy để sản xuất, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, tập trung vào hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của mình. Còn hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào KCCN cũng là yếu tố quan trọng không kém. Đây là hoạt động đầu tƣ cho hệ thống đƣờng giao thông, cầu, cảng, hệ thống cấp điện, cấp nƣớc, bƣu chính viễn thông. Các công trình này

phải đấu nối với các công trình bên ngoài KCCN. Những công trình này phụ thuộc

vào quy hoạch phát triển của vùng, thƣờng đòi hỏi nguồn vốn đầu tƣ lớn nên tƣ nhân thƣờng ít tham gia vào lĩnh vực này mà chủ yếu do nhà nƣớc đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách hoặc có cơ chế huy động vốn các thành phần kinh tếtham gia nhƣ BOT, BT,….

KCCN thì đều đƣợc xem xét và nhận hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ƣơng và ngân

sách địa phƣơng, tuy nhiên nguồn vốn ngân sách có hạn nên nguồn vốn từ khu vực

tƣ nhân, từ đầu tƣ nƣớc ngoài cần đƣợc tăng cƣờng huy động để giảm bớt gánh

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 46)