Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 162 - 165)

4.2.4.1. Cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc

Mặc dù nhân tốmôi trƣờng sống và làm việc đƣợc đánh giá khả quan về mức độ hài lòng, tuy nhiên vẫn có khoảng 15,09-29,31% doanh nghiệp đánh giá môi trƣờng sống và làm việc tại các KCCN tỉnh Phú Thọlà chƣa tốt, trong đó không hài lòng nhất ở môi trƣờng sống không bị ô nhiễm (29,31% đánh giá chƣa tốt), sau đó là hệ thống trƣờng học (23,71%) và hệ thống y tế (21,12%). Do đó để nâng cao mức độ hài lòng từđó tăng khả năng thu hút các đầu tƣ vào các KCCN thì chính quyền

địa phƣơng và Ban quản lý các KCCN tỉnh Phú Thọ cần có những giải pháp để cải

thiện môi trƣờng sống, đặc biệt là đẩy lùi tình trạng ô nhiễm môi trƣờng. Trên cơ sở

đó tác giảđề xuất một số giải pháp cụ thể nhƣ sau:

Th nht, v công tác x lý tình trng ô nhiễm môi trường.

Mt là, Chính quyền địa phƣơng và Ban quản lý các KCCN cần ban hành rõ

ràng các quy định và đầy đủ các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trƣờng trong và ngoài

KCCN nhƣ ô nhiễm nƣớc, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm chất thải,

rác thải nguy hại… ngay từ khâu quy hoạch phát triển KCCN.

Hai là, tiến hành xây dựng nhà máy xửl nƣớc thải tại các KCCN. Hiện nay mới có KCN Thụy Vân có nhà máy xử lý rác thải (mới hoàn thành và đƣợc đƣa vào sử dụng từ năm 2018) nhằm ổn định cuộc sống của ngƣời dân xung quanh các

KCCN. Xem xét và có phƣơng án giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trƣờng

tại một số đơn vị, doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trƣờng.

Ba là, thu hút đầu tƣ vào KCCN theo hƣớng ƣu tiên những ngành công nghiệp sạch, ít ô nhiễm. Những dự án có cùng ngành nghề và gây ô nhiễm cao nên đƣợc bố trí vào một KCCN để thuận tiện cho công tác xử lý chất thải.

tƣ xây dựng các nhà máy xửl nƣớc thải và chất thải tập trung trong KCCN nhƣ hỗ trợ doanh nghiệp (cho vay lãi suất thất hoặc hỗ trợ lãi suất, thƣởng) đối với phần vốn đầu tƣ cho xây dựng các công trình xử l môi trƣờng, hoặc hỗ trợ tạo điều kiện

ƣu tiên cho các doanh nghiệp sử dụng công nghệ ít gây tổn hại đến môi trƣờng. Bên

cạnh đó tổ chức các hoạt động tuyên truyền để nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng

cho các doanh nghiệp trong KCCN.

Năm là, đối với các KCCN chƣa có nhà máy xử l nƣớc thải tập trung cần yêu cầu các KCCN cam kết lên kế hoạch xây dựng hệ thống này và giám sát chặt chẽ việc thực hiện cam kết.

Th hai, vmôi trường hc tp.

Mt là, địa phƣơng cần tăng cƣờng khả năng tiếp cận với giáo dục và đào tạo nghề, sớm xây dựng và hoàn thiện đề án quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục và

đào tạo đến năm 2030 của tỉnh Phú Thọ. Thêm vào đó, quan tâm đến việc xây dựng

và đƣa vào giảng dạy các môn khoa học kỹ thuật cho học sinh, tăng cƣờng phân

luồng học sinh ngay sau khi hoàn thành bậc học trung học cơ sở để định hƣớng học nghề cho số học sinh không có khảnăng học cao hơn.

Hai là, phát triển mạnh hoạt động dạy nghề cho ngƣời lao động nông thôn,

đặc biệt những hộgia đình bị mất đất do xây dựng KCCN, khi họ không hoặc chƣa

tìm ra đƣợc chiến lƣợc sinh kế mới sau khi thay đổi môi trƣờng. Ƣu tiên phát triển

dạy nghề theo nhu cầu của các doanh nghiệp tại các KCCN với đầy đủcác trình độ từ

sơ cấp, trung cấp và cao hơn nữa, thêm vào đó, cần thực hiện liên thông giữa giữa các

doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo, giữa các cơ sở đào tạo nhằm đào tạo nâng cao

chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho các doanh nghiệp trong KCCN.

Th ba, vmôi trường y tế.

Mt là, tăng cƣờng khả năng tiếp cận với y tế, chăm sóc sức khỏe và văn hóa

của ngƣời dân, đặc biệt là các công nhân đang làm việc trong các KCCN. Giành sự

ƣu tiên mức độ hợp lý cho việc tăng cƣờng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao và cấp cứu,

hồi sức phù hợp với phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tếở các KCCN, mở rộng hợp tác khoa học kỹ thuật với các trƣờng đại học y dƣợc, bệnh viện trung ƣơng chuyên

ngành để đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ kỹ thuật cao để có thể

chăm sóc tốt nhất sức khỏe của ngƣời dân bao gồm cả công nhân làm việc tại các

KCCN, để có sức khỏe và chất lƣợng lao động tốt nhất.

Hai là, quan tâm đầu tƣ xây dựng các trung tâm văn hóa, các khu vực thể

thao cho ngƣời dân địa phƣơng cũng nhƣ cho công nhân tại các KCCN, để họ có

điều kiên tham gia các hoạt động văn hóa, luyện tập thể thao nâng cao sức khỏe. Tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống của địa phƣơng kết hợp với các hoạt động văn hóa hiện đại nhằm thu hút đông đảo ngƣời dân, ngƣời lao động làm việc tại các

KCCN tham gia giao lƣu văn hóa với các vùng miền và với nƣớc ngoài tạo sự đa

dạng, phong phú vềvăn hóa và các hoạt động.

4.2.4.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Theo số liệu thống kê năm 2018, dân số tỉnh Phú Thọ là gần 1,4 triệu ngƣời. Số ngƣời trong độ tuổi lao động (nam 15-60, nữ 15-55 tuổi) có khoảng 850.200 ngƣời. Tuy nhiên số lao động làm việc tại các KCCN trên địa bàn năm 2018 là

37.090 lao động (chiếm 4,36%), trong đó có khoảng 90% là lao động trên địa bàn

tỉnh, còn lại đến từ các tỉnh thành lân cận khác. Mặt khác số lao động đã đƣợc đào tạo đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp tuyển dụng chỉ chiếm khoảng 60%, còn

lại phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng gây tốn kém một khoản chi phí không nhỏ

cho các doanh nghiệp. Do đó việc nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực đáp ứng cho yêu cầu tuyển dụng và làm việc tại các doanh nghiệp trong KCCN là điều rất cần thiết. Tác giảđề xuất giải pháp cụ thểnhƣ sau:

Thứ nhất, xác định rõ phương hướng và mục tiêu đào tạo để phù hợp với nhu cầuthực tế của các doanh nghiệp ở hiện tại và trong tương lai.

Trƣớc tiên tỉnh cần xác định lại mục tiêu đào tạo lao động về: các cấp đào tạo (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học), số lƣợng đào tạo, chất lƣợng đào tạo. Mục tiêu đào tạo phải đƣợc xác định dựa trên nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp hoạt động trong KCCN ở hiện tại và trong tƣơng lai.

Th hai,đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơ sởđào tạo.

phƣơng nhƣ: cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, xƣởng thực hành.

- Ðầu tƣ, đổi mới hệ thống giáo trình, giáo án theo xu hƣớng cập nhật trình

độ tiên tiến, hiện đại của các nuớc phát triển.

Th ba, đa dạng hoá loại hình đào tạo.

- Ðào tạo theo hình thức tập trung tại các cơ sở dạy nghề nhƣ: trƣờng cao đẳng nghề, truờng trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề. Hình thức này chủ yếu áp dụng cho các học sinh sau khi tốt nghiệp các truờng Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.

- Đào tạo tại các doanh nghiệp và nơi làm việc. Ðây là mô hình đào tạo, đào

tạo lại và đào tạo nâng cao tay nghềcho ngƣời lao động ngay tại doanh nghiệp. Ðây

là mô hình tƣơng đối phát triển tại một số địa phƣơng, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

cũng có một số doanh nghiệp đã thực hiện hình thức này, tuy nhiên có thể khuyến

khích để mở rộng đào tạo chuyên sâu và nâng cao tại các doanh nghiệp.

- Ðào tạo theo hình thức liên kết giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp. Đây là mô hình doanh nghiệp gửi ngƣời lao động đến cơ sở đào tạo để học nghề, cơ sở dạy nghề gửi học sinh đến doanh nghiệp để thực hành. Ðây là mô hình đang đƣợc chú trọng hiện nay vì nó rút ngắn đƣợc khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế.

Thtư, hoàn thiện chính sách đãi ngộngười lao động.

Bên cạnh các hoạt động vềđầu tƣ đào tạo nguồn nhân lực thì hoạt động hoàn thiện chế độ đãi ngộ ngƣời lao động cũng cần đƣợc quan tâm để giữ chân đƣợc

nguời lao động, cũng nhƣ tạo đƣợc động lực để ngƣời lao động gắn bó hơn với

doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống, chế độ tiền lƣơng hợp lý, phù hợp với điều kiện

thực tế của địa phƣơng đồng thời xây dựng các chế độ bảo hiểm y tế, xã hội, ngày

nghỉ hợp lý.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 162 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)