Các công trình nghiên cứu thực hiện pháp luật về an ninh mạng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở việt nam (Trang 25 - 30)

ninh mạng

* Sách

- Tin học ứng dụng trong điều tra tội phạm của Nguyễn Ngọc Cương [26]. Kỷ nguyên công nghệ thông tin xuất hiện và loài người phải đối mặt với thách thức của kiểu chiến tranh mới, đó là chiến tranh thông tin. Từ sự kiện cuộc cách mạng hoa nhài tại Bắc Phi, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các lực lượng đối lập đã sử dụng mạng xã hội như một công cụ hữu hiệu để tuyên truyền, tập hợp lực lượng, thông tin liên lạc, phổ biến kế hoạch và biểu tình nhằm thay đổi chế độ chính trị tại các quốc gia Bắc Phi. Nội dung cuốn sách đã làm rõ bản chất kỹ thuật của việc lạm dụng sử dụng tin học vào các hoạt động tội phạm. Tác giả tập trung trình bày những kiến thức cơ bản nhất của tin học và phương thức áp dụng vào công tác nghiệp vụ công an. Những thủ đoạn mà tội phạm sử dụng công nghệ thông tin, các kỹ thuật tội phạm sử dụng để che giấu, xóa dấu vết đối với hệ thống máy tính đơn, hệ thống máy tính kết nối mạng và biện pháp đối phó, tìm kiếm, thu thập, điều tra của lực lượng công an. Nội dung cuốn sách về ứng dụng công nghệ tin học trong điều tra tội phạm và việc tìm hiểu các biện pháp nghiệp vụ trước sự biến đổi của tội phạm mạng máy tính cung cấp cho nghiên cứu sinh cái nhìn bao quát về thực trạng ANM máy tính hiện nay.

- Tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức về công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng của Nguyễn Tuấn Anh [1] chủ biên. Nhóm tác giả cung cấp bức tranh tổng quan về tình hình ATTT trong nước và trên thế giới. Cuốn sách phân tích khái quát về vấn đề nguy cơ mất ATTT mạng nói riêng và trên hệ thống mạng máy tính nói chung. Cuốn sách cũng liệt kê một số văn

bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực ATTT. Nội dung Chương 3 của Luận án tham khảo và kế thừa một số nội dung của cuốn sách. Ngoài ra, một số nội dung của cuốn sách còn là gợi ý cho phần giải pháp của Chương 4 Luận án.

- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền phòng, ngừa, chống vi phạm trên mạng internet của Hoàng Thành Nam [60] chủ biên. Nội dung cuốn sách tập trung vào tình hình ANM trên thế giới và ở Việt Nam, chủ yếu phân tích về chiến tranh mạng, xây dựng đội ANM, hiện trạng công tác đảm bảo an toàn thông tin trong các cơ quan nhà nước và mã độc tại Việt Nam. Các cuộc tấn công vào Việt Nam có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Ban đầu, tấn công chủ yếu vào mục tiêu kinh tế, gần đây là mục tiêu chính trị và do thám thông tin của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp. Hầu hết các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp chưa coi trọng vấn đề ANM. Đây là cơ hội để tin tặc khai thác lỗ hổng, lợi dụng mật khẩu bảo vệ yếu và quy trình xác thực không đủ mạnh để lây nhiễm virut máy tính trong đó có phần mềm gián điệp.

Cuốn sách có giá trị cung cấp một số kiến thức cơ bản về tình hình ATTT trên thế giới và Việt Nam, những nguy cơ, hành vi vi phạm, các cuộc tấn công vào các tổ chức, cá nhân để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng, đặc biệt là hoạt động chống phá Nhà nước. Cuốn sách cũng đưa ra một số cách phòng ngừa vi phạm và đưa ra một số khuyến cáo về ATTT có thể là gợi ý hữu ích cho phần giải pháp trong Chương 4 của luận án.

- Gián điệp mạng từ góc nhìn mối đe dọa an ninh toàn cầu của Trần Mạnh Hùng [41]. Trên cơ sở nghiên cứu chiến lược, cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo đảm an ninh, ATTT mạng, tác giả cuốn sách phân tích khá chi tiết về cách nhận diện gián điệp mạng, một trong những hành vi bị nghiêm cấm xâm phạm ANM được quy định trong Luật An ninh mạng năm 2018, làm rõ nội hàm của gián điệp mạng, mối đe dọa từ gián điệp mạng và cách phòng ngừa, ứng phó với gián điệp mạng. Với cách tiếp cận nghiên cứu gián điệp mạng dưới góc nhìn mối đe dọa an ninh phi truyền thống, xét trong tổng thể

an ninh toàn cầu, gián điệp mạng là công cụ đem lại lợi ích cho quốc gia này, nhưng lại là mối đe dọa và gây tổn thất khó lường với một hay nhiều quốc gia trên thế giới. Giải quyết mối đe dọa từ gián điệp mạng cần phải có nỗ lực giải quyết của từng quốc gia và sự hợp tác của nhiều quốc gia.

Một số nội dung của cuốn sách là tư liệu hữu ích cho nghiên cứu sinh tham khảo khi tiến hành nghiên cứu phần thực trạng pháp luật về ANM ở Chương 3 Luận án.

* Luận văn, Luận án

- Trần Thị Hằng (2016), Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng về an ninh mạng và biện pháp khắc phục [36], luận văn thạc sĩ ngành Hệ thống thông tin, Hải Phòng. Chiến tranh thông tin có quy mô lớn và ảnh hưởng sâu rộng, nhằm vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Luận văn đã nghiên cứu thực trạng tấn công - phòng thủ trên mạng, xây dựng mô hình thử nghiệm cho giải pháp tấn công - phòng thủ mạng. Nội dung Luận văn chủ yếu đi vào phân tích, nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của ANM.

- Phê phán các quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng internet góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay của Trần Doãn Tiến [85]. Luận án tiến sĩ chuyên ngành triết học đã làm rõ khái niệm, cơ sở triết học, mục tiêu, thủ đoạn, chủ thể, diện ảnh hưởng, tính nguy hiểm của các quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng internet. Đặc biệt trên cơ sở làm rõ thực trạng truyền bá các tư tưởng chính trị của các thế lực thù địch và tình hình đấu tranh phê phán các quan điểm, tư tưởng sai trái đó ở Việt Nam, qua đó, tác giả đề xuất giải pháp nâng cao hơn hiệu quả phê phán các tư tưởng, quan điểm sai trái nhằm góp phần thống nhất nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên và người dân, bảo vệ chế độ XHCN ở Việt Nam. Đây là tài liệu tham khảo có giá trị trong chương 3 của luận án.

* Báo cáo, bài viết, kỷ yếu hội thảo khoa học

Việt Nam của Dorothea Czarnecki [27]. Báo cáo đưa ra những đánh giá tương đối toàn diện từ khung khái niệm, phương pháp luận và các định nghĩa của quốc tế và của Việt Nam, những khuyến nghị về cải thiện khung pháp lý,... về bảo vệ trẻ em, một đối tượng người dùng đặc biệt trong môi trường mạng. Bên cạnh đó, báo cáo cũng nhận định và phân tích về rủi ro đối với trẻ em liên quan đến xâm hại, bóc lột và nội dung độc hại trên môi trường mạng, lưu trữ dữ liệu xâm hại tình dục trẻ em và các hình thức lợi dụng công nghệ thông tin nhằm xâm hại và bóc lột tình dục trẻ em trên môi trường mạng. Một số chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em trên mạng cũng được đánh giá và được khuyến nghị cải thiện trong báo cáo.

Đặc biệt, báo cáo cũng đưa ra một số khuyến nghị về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng Việt Nam mà trước hết là tăng cường khả năng tự bảo vệ của trẻ, nâng cao nhận thức của cha mẹ, giáo viên và người chăm sóc trẻ em về môi trường mạng internet, thúc đẩy ngành công nghệ thông tin tham gia vào xây dựng môi trường mạng an toàn cho trẻ. Báo cáo là tài liệu tham khảo có giá trị cho nghiên cứu sinh vì trẻ em là đối tượng đặc biệt cần được bảo vệ trên KGM.

- Luật An ninh mạng - sự cần thiết và công tác tuyên truyền tạo đồng thuận xã hội của Nguyễn Minh Phong, Nguyễn Trần Minh Trí [66]. Các tác giả nhấn mạnh ANM là vấn đề an ninh phi truyền thống, được thế giới quan tâm. Từ thực tiễn kiểm soát ANM trên thế giới, cụ thể như Hoa Kỳ, Đức, Ôtxtrâylia, Xingapo, các tác giả phân tích tình hình ANM tại Việt Nam và một lần nữa vai trò, sự cần thiết phải có Luật ANM được khẳng định, đồng thời trong phạm vi một bài viết nhóm tác giả đã đề xuất một số biện pháp cụ thể nhằm THPL về ANM được hiệu quả nhất.

- Báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2018 và năm 2019 của Bộ Công an [8], [9]. Trong hai năm 2018 và 2019, tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, cạnh tranh giữa các nước lớn diễn ra gay gắt, cùng với sự phát triển của Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư đã đặt ra nhiều thách thức đến an ninh quốc gia, trật tự an

toàn xã hội của Việt Nam. Về cơ bản, số lượng các loại tội phạm trong lĩnh vực ANM được kiềm chế, nhưng tính chất tội phạm diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn, phương thức mới.

- Bảo đảm an ninh mạng, an ninh thông tin trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (2017) [6], Kỷ yếu Hội thảo - Triển lãm quốc gia về An toàn bảo mật, Hà Nội. Kỷ yếu gồm các tham luận về hiện trạng cũng như xu hướng ATTT đang diễn ra hiện nay và đề xuất một số giải pháp ATTT cho các tổ chức và doanh nghiệp. Chuyên đề thứ nhất với chủ đề "Ứng phó rủi ro an ninh mạng và thông tin di động: tầm nhìn và giải pháp" tập trung bàn luận về các nguy cơ hiện hành cũng như đề xuất những giải pháp tiên tiến giúp các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân nâng cao ý thức tự bảo vệ. Qua đó, tìm ra các giải pháp bảo mật thích hợp nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro ANM, cũng như nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh. Chuyên đề thứ hai "An toàn hệ thống thông tin trong thời kỳ hiện nay", với nội dung tập trung xác định các nguy cơ và tiếp cận các giải pháp thực tiễn trong việc xây dựng và tăng cường an toàn bảo mật cho hệ thống thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp. Các bài viết trong kỷ yếu đã nghiên cứu, đánh giá khái quát tình hình thực tiễn về ANM, nhận diện các hiểm họa từ mạng và có những đề xuất đối sách nhằm ứng phó với thực trạng vi phạm pháp luật về ANM có xu hướng ngày càng tăng ở Việt Nam. Đây là tài liệu tham khảo có giá trị cho nội dung Chương 3 và Chương 4 của Luận án.

- Nâng cao ý thức làm chủ và bảo vệ không gian mạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân của Nguyễn Văn Tỵ [89]. Trước thực tế KGM đồng thời đem lại nhiều lợi ích to lớn và tiềm ẩn đe dọa. Bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức làm chủ và bảo vệ KGM của cán bộ, đảng viên và nhân dân như bồi dưỡng kỹ năng nhận diện âm mưu, thủ đoạn tấn công mạng, giáo dục các quy định pháp luật về quản lý KGM, nâng cao ý thức phòng tránh, tự vệ và sử dụng biện pháp kỹ thuật để khắc phục hậu quả khi bị tấn công mạng, phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan chuyên trách ANM ,...

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở việt nam (Trang 25 - 30)