Đảm bảo cơ sở hạ tầng công nghệ, trang thiết bị, kinh phí cho thực hiện pháp luật về an ninh mạng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở việt nam (Trang 164 - 165)

cho thực hiện pháp luật về an ninh mạng

Ở Việt Nam, trang thiết bị, công nghệ phần mềm, công nghệ mạng,.v.v.. còn chủ yếu phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài do năng lực công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Điều này tiềm ẩn nguy cơ mất ANM. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ đặc biệt là nền tảng công nghệ số, từng bước không lệ thuộc vào các sản phẩm công nghệ nhập khẩu, qua đó góp phần làm giảm những tác động xấu của những mối đe dọa ANM mang tính chất vật lý là thực hiện chủ trương của Đảng về “ứng dụng và phát triển công nghệ mới, ưu tiên công nghệ số, kết nối 5G và sau 5G, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, in 3D, internet kết nối vạn vật, an ninh mạng,… để chuyển đổi, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế” [32, tập 1, tr.227].

Lĩnh vực THPL về ANM đòi hỏi có hạ tầng tiên tiến và nguồn nhân lực có trình độ công nghệ thông tin chuyên sâu. Do đó, giải pháp bảo đảm THPL về ANM trước hết chú trọng bảo đảm hai cấu phần cơ bản, mang tính nền tảng trên KGM gồm: (i) không gian vật lý như cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị, cơ sở dữ liệu; (ii) không gian xã hội như thể chế, thiết chế, năng lực công nghệ, nguồn nhân lực,ý thức của các chủ thể. Khi chúng ta làm tốt những nội dung này trong điều kiện, hoàn cảnh đất nước còn chưa thực sự tiến bộ về khoa học công nghệ là một nỗ lực rất lớn, cần được ghi nhận. Đây là cơ sở để tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu, thực hiện tự chủ về khoa học công nghệ thông tin, công nghệ số, thúc đẩy sáng tạo, phát triển.

Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, trang thiết bị hiện đại cho các cơ quan có lực lượng chuyên trách bảo vệ ANM. Tội phạm mạng hiện nay ngày càng khó lường, hoạt động không đơn lẻ, mà là những tổ chức, cá nhân có trình độ, hoạt động bài bản, có đầu tư. Chúng luôn có những chiêu trò tinh vi để kiếm lợi từ những tổn thất chúng gây ra, ví dụ như phát tán mã độc ransomware ra khắp thế giới. Đó là lý do tại sao hãng phần mềm Microsoft (Hoa Kỳ) đầu tư hơn một tỷ đô mỗi năm cho việc nâng cao năng lực nghiên

cứu và phát triển công nghệ mới, một trong số đó là công nghệ phòng chống tội phạm mạng cho đám mây, nơi lưu giữ hàng triệu thông tin dữ liệu. Các loại công nghệ này không chỉ phòng ngừa, ngăn chặn được các cuộc tấn công mạng, mà nó còn cảnh báo, dự liệu nguy cơ, rủi ro có thể xảy đến.

Với điều kiện là một nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng công nghệ, trang thiết bị, kinh phí cũng như trình độ khoa học, kỹ thuật và công nghệ còn hạn chế, chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về ANM, việc nghiên cứu, tiếp thu một cách có chọn lọc những kinh nghiệm của các quốc gia đi trước trong THPL về ANM như Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc là rất cần thiết. Do đó, thay vì nhập khẩu, gia công, lắp ráp các trang thiết bị, sản phẩm mạng, sử dụng các dịch vụ mạng nước ngoài, Việt Nam cần có chính sách kinh phí theo hướng ưu tiên, tập trung nguồn lực tài chính để nghiên cứu, xây dựng nền công nghiệp ANM có khả năng sản xuất, kiểm tra, đánh giá và thẩm định các sản phẩm và dịch vụ mạng nội sinh. Muốn có lời giải hiệu quả đối với THPL về ANM, những gì thuộc về Việt Nam, thuộc về người Việt Nam phải được đặt trên lãnh thổ Việt Nam và được sử dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam về ANM. Chính phủ cần triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm từng bước đảm bảo và nâng cao năng lực độc lập và tự chủ về ANM như đầu tư cho các cơ quan, doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khoa học, công nghệ, doanh nghiệp công nghệ cao, phát triển công nghệ thông tin, công nghệ số, làm chủ và phát triển các sản phẩm ứng dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực ANM dành cho người Việt. Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo đạt 40% [32, tập 1, tr.229].

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở việt nam (Trang 164 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)