Thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở một số nƣớc trên thế giớ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở việt nam (Trang 74 - 75)

NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO CHO VIỆT NAM

2.4.1. Thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở một số nƣớc trên thế giới thế giới

Luận án chia nghiên cứu THPL về ANM ở một số nước trên thế giới gồm hai nhóm nước. Nhóm các nước có sự tham gia của Hoa Kỳ quan niệm về ANM chủ yếu thiên về công nghệ. Nhóm nước gồm Nga và Trung Quốc hướng đến sự "an ninh thông tin" và "không gian thông tin" thiên về chính trị. Với hai quốc gia này, công nghệ được thừa nhận chỉ như là một trong nhiều thành phần của ATTT và không phải là yếu tố quan trọng nhất.

Với mong muốn thống nhất nhận thức và để thúc đẩy các biện pháp THPL quốc tế về ANM, nhóm nước có Liên bang Nga nhiều lần chủ động đệ trình Liên Hợp quốc dự thảo văn bản về an ninh thông tin. Hoa Kỳ thể hiện sự phản ứng với các văn bản mang tính đa phương có khả năng kiềm chế ưu thế của Hoa Kỳ về công nghệ số. Cách tiếp cận kiểm soát hoạt động vũ trang truyền thống áp dụng vào không gian mạng của Nga sẽ làm suy yếu Hoa Kỳ vốn là quốc gia có năng lực tấn công trên mạng đáng kể [118]. Nhóm nước có Hoa Kỳ khẳng định có thể áp dụng những nguyên tắc hiện hành của luật quốc tế khi giải quyết các xung đột vũ trang bắt nguồn từ KGM. Do đó, nhóm này cho rằng, không nhất thiết phải xây dựng một văn bản pháp lý mang tính quốc tế để điều chỉnh các hành vi trên KGM.

Thực tiễn thế giới cho thấy, việc thống nhất nhận thức về ANM cũng như THPL về ANM giữa hai nhóm nước trên là vấn đề không đơn giản. Tuy vậy, sự đồng thuận về một bộ quy chuẩn quốc tế về ứng xử trên KGM cũng như hợp tác quốc tế trong lĩnh vực THPL về ANM là đòi hỏi tất yếu bởi nó đem lại lợi ích hòa bình, ổn định cho nhân loại trên toàn thế giới.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở việt nam (Trang 74 - 75)