luật về an ninh mạng của cơ quan quản lý nhà nước
Ở Việt Nam, pháp luật về ANM do nhiều chủ thể thực hiện, trong đó việc THPL về ANM của các cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, định hướng. Vì thế các cơ quan quản lý nhà nước phải là lực lượng tiên phong, đi đầu trong THPL về ANM, cần đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn; thúc đẩy công tác truyền thông như tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật nhằm thay đổi và nâng cao nhận thức của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân về vị trí, vai trò của THPL về ANM, nhấn mạnh, khen thưởng, biểu dương kịp thời các hành vi thực tế, hợp pháp trong THPL về ANM.
Các thế lực thù địch lợi dụng KGM để tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước, xuyên tạc về Luật An ninh mạng đã tác động tiêu cực tới tư tưởng, nhận thức, quan điểm của một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân, gây nên tâm lý hoang mang, hoài nghi và nguy hiểm nhất là làm suy giảm lòng tin của người dân đối với đường lối, chủ trương, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Sau khi Luật An ninh mạng được ban hành, công tác phối hợp giữa Bộ Công an với các Bộ, ban ngành, địa phương, nhất là Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Tuyên giáo Trung ương về tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, tăng cường xử lý vi phạm pháp luật trên KGM cần phải được tăng cường.
Điều 16 Luật An ninh mạng đã quy định cụ thể các biện pháp phòng ngừa, xử lý thông tin trên KGM có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống. Điều 26 Luật An ninh mạng đã quy định đầy đủ các nội dung của công tác bảo đảm an ninh thông tin trên KGM. Như vậy, lực lượng chức năng của Bộ Công an, các Bộ, ngành liên quan cũng như UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã có cơ sở pháp lý đủ mạnh, vững chắc trong phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, xử lý thông tin và hành vi tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước trên KGM.
Cần phải nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong THPL về ANM của các cơ quan quản lý nhà nước thông qua các nội dung sau đây:
- Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông rà soát, bổ sung nội dung THPL về ANM vào hệ thống giáo trình, tài liệu giảng dạy, nghiên cứu của các trường thuộc hệ thống công an nhân dân, các cơ sở giáo dục quốc phòng, an ninh trên toàn quốc.
thời điểm trước khi diễn ra các sự kiện quan trọng, sự kiện thu hút sự quan tâm của dư luận, không để các thế lực thù địch lợi dụng tình trạng thiếu thông tin để tuyên truyền xuyên tạc. Có biện pháp kịp thời chấn chỉnh hoạt động đưa tin lệch lạc của báo chí điện tử, các trang mạng trong và ngoài nước.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các dịch vụ viễn thông, internet, các doanh nghiệp cung cấp, quản lý dịch vụ internet và thông tin điện tử trên mạng, thuê bao di động trả trước, thuê bao 3G, 4G, dịch vụ OTT, thực thi hiệu quả Bộ Quy tắc ứng xử trên KGM, chú trọng bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp trên KGM, một đặc thù rất khó để luật pháp hóa.
- Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát, theo dõi của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu trong việc THPL và xử lý nghiêm minh những vi phạm pháp luật về ANM của tổ chức, cá nhân. Chủ động phối hợp nhằm xử lý triệt để các trang web, blog có nội dung tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước, tán phát thông tin giả, vi phạm pháp luật,v.v.. đáp ứng yêu cầu công tác bảo đảm an ninh, trật tự đặt ra trong tình hình mới.
- Chú trọng công tác phối hợp giữa các chủ thể là các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước trong triển khai, thực hiện có hiệu quả pháp luật về ANM, trọng tâm là công tác bảo đảm an ninh thông tin mạng một cách tổng thể nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế, góp phần cải thiện hơn nữa xếp hạng của Việt Nam trong Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI). Chỉ định, kiện toàn đầu mối đơn vị chuyên trách về ATTT mạng để làm tốt công tác tham mưu, tổ chức thực thi và kiểm tra, đôn đốc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn, ANM. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên trách về an toàn, ANM của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng trong giám sát, chia sẻ thông tin, kiểm tra, đánh giá an toàn, ANM.
- Các cơ quan quản lý nhà nước cần thường xuyên hệ thống hóa, pháp điển hóa pháp luật về ANM để các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các quy định mang tính thể chế, thông tin về THPL về ANM, đảm bảo doanh nghiệp
được tự do tham gia hoạt động trên KGM mà pháp luật không cấm. Qua đó, tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động và phát triển bền vững trong KGM, có ý thức tự giác tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm với cộng đồng.
- Thực hiện chủ trương Người Việt dùng hàng Việt, ưu tiên sử dụng sản phẩm, giải pháp, dịch vụ của doanh nghiệp make in Vietnam đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn an toàn, ANM theo quy định của pháp luật đối với hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên, các hệ thống thông tin phục vụ Chính phủ điện tử.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, hành lang pháp lý về ATTT mạng, ANM, tội phạm mạng, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ATTT mạng; phát triển nguồn nhân lực an toàn, ANM; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ATTT mạng. Kịp thời cung cấp thông tin, số liệu về pháp lý, kỹ thuật, tổ chức, nâng cao năng lực và hợp tác trong lĩnh vực an toàn, ANM phục vụ việc đánh giá, xếp hạng chỉ số GCI của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) [86].
Các cơ quan nhà nước cần thực hiện tổng thể, đồng bộ các biện pháp, tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản pháp luật về ANM; định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá công tác thực hiện để có phương hướng, giải pháp trọng tâm trong bảo đảm ANM. Qua đó, góp phần bảo vệ chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam trên KGM, hạn chế các thông tin giả, bẩn, độc, các hành vi tiêu cực, ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục, chuẩn mực đạo đức, vi phạm pháp luật về ANM của Việt Nam.