Giá trị tham khảo cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở việt nam (Trang 86 - 90)

Từ thực tiễn THPL về ANM ở một số quốc gia trên thế giới, Việt Nam có thể tham khảo một số giá trị cho hoạt động THPL về ANM như sau:

Thứ nhất, các nước luôn tìm kiếm biện pháp THPL hiệu quả nhất về ANM. Với ý nghĩa bảo vệ mạng toàn cầu, Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc đều cho rằng, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, việc tìm kiếm các biện pháp THPL hiệu quả nhất về ANM, đảm bảo quyền tự do hoạt động theo khuôn khổ pháp luật là yêu cầu cấp bách. Các quốc gia này đều khẳng định vai trò của việc bảo đảm khả năng độc lập, tự chủ về mặt công nghệ, thúc đẩy sáng tạo, phát triển hướng đến xây dựng KGM an toàn, lành mạnh. Bên cạnh đó, việc đánh giá một cách toàn diện các nguy cơ đe dọa ANM là vấn đề cần yếu tố hợp tác quốc tế được các quốc gia như Nga và Trung Quốc đề cao.

Xuất phát từ việc coi pháp luật là công cụ hữu hiệu để bảo đảm ANM, hầu hết các quốc gia như Hoa Kỳ, Đức, Xingapo, Liên bang Nga, Trung Quốc đều quan tâm đến việc ban hành hệ thống pháp luật về ANM với nội dung điều chỉnh rõ ràng. Pháp luật các nước đều quy định địa vị pháp lý và thẩm quyền xử lý cụ thể cho các chủ thể theo hướng tăng thẩm quyền thực thi pháp luật về ANM. Hoa Kỳ gia tăng thẩm quyền đáng kể cho các cơ quan chuyên trách bảo đảm ANM. Đối chiếu với các nước trên thế giới cho thấy khung pháp lý của Việt Nam về ANM còn quy định chung chung, ban hành chưa kịp thời.

Thứ hai, các quốc gia căn cứ vào tiềm lực khoa học công nghệ để xác định mức độ ưu tiên trong THPL về ANM. Khoa học công nghệ ngày càng

phát triển, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư diễn ra mạnh mẽ. Điều này khiến mỗi quốc gia thúc đẩy nghiên cứu, tìm kiếm phương pháp tiếp cận, mục tiêu, nội dung, cách thức và công cụ THPL về ANM phù hợp. Về cơ bản có nhiều sự tương đồng, nhưng xuất phát điểm, thực lực khoa học công nghệ và ưu tiên chính trị giữa các quốc gia còn có sự chênh lệch và khác biệt. Tuỳ thuộc vào lợi ích quốc gia và năng lực ứng phó với sự cố mạng hay chiến tranh mạng mà các quốc gia có quan điểm với các mức độ ưu tiên khác nhau trong THPL về ANM.

Thứ ba, các thiết chế THPL về ANM được đặt dưới sự lãnh đạo của các cơ quan tối cao. Tuy có khác biệt về nhận thức và cách thức thực hiện, nhưng THPL về ANM của hai nhóm nước đều xác định mối đe dọa về ANM là mối đe dọa hàng đầu đối với an ninh quốc gia. Từ đó, đặt các cơ quan THPL về ANM dưới sự điều phối, chỉ đạo, điều hành trực tiếp, toàn diện của các cơ quan tối cao quốc gia như Đức, Nga, Trung Quốc. Đứng đầu các cơ quan này là những lãnh đạo cấp cao của đất nước, như: Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch nước. Mục đích nhằm khẳng định vai trò của bảo vệ chủ quyền quốc gia trên KGM, cải thiện tình hình an ninh thông tin của hệ thống các cơ quan công quyền và các doanh nghiệp, yêu cầu người dân sử dụng thông tin thật khi sử dụng dịch vụ trên KGM, nghiêm cấm lan truyền tin tức giả trên KGM. Kinh nghiệm này có thể áp dụng ở Việt Nam khi mà các hoạt động lợi dụng KGM chống phá Nhà nước diễn ra phức tạp. Đa số người dùng mạng Việt Nam chưa biết cách tự bảo vệ quyền của mình. Hành vi vi phạm pháp luật về ANM làm rối loạn trật tự an toàn xã hội thường bị bỏ qua trong lĩnh vực các quyền của cá nhân như quyền được bảo vệ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư, quyền sở hữu trí tuệ,…

Thứ tư, trong THPL về ANM, tuân thủ pháp luật về ANM là rất cần thiết vì hạn chế được vi phạm pháp luật về ANM ngay từ bước đầu tiên. Các nước Hoa Kỳ, Đức, Nga, Trung Quốc và Xingapo đều áp dụng chế tài xử phạt rất nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm pháp luật về ANM, có tính răn

đe, để các chủ thể có ý thức tuân thủ pháp luật, thể hiện ở các quy định mức phạt cao. Mức phạt mạnh của Hoa Kỳ đối với hành vi tung tin giả gây hoang mang xã hội, kể cả những kẻ tiếp tay tán phát tin giả cũng bị truy tố tội đồng lõa. Đây là những quy định mà pháp luật về ANM của Việt Nam cần nghiên cứu và vận dụng vì thực tiễn THPL về ANM của Việt Nam cho thấy, mức phạt trong quy định pháp luật hiện hành chưa mang tính răn đe và thấp hơn so với nguồn lợi thu được từ hành vi vi phạm nên còn xảy ra tình trạng nhiều tổ chức, cá nhân chấp nhận chịu phạt để vi phạm pháp luật.

Kết luận Chƣơng 2

Với mục đích nghiên cứu cơ sở lý luận của thực hiện pháp luật về ANM ở Việt Nam ở chương 2, tác giả đã sử dụng lý thuyết của luật học để nghiên cứu và xây dựng khái niệm, đặc điểm, vai trò, các điều kiện đảm bảo, hình thức THPL về ANM. Khái niệm và đặc điểm THPL về ANM đã thể hiện đặc thù của lĩnh vực ANM trên nền tảng lý luận chung của THPL. Trên cơ sở đó, luận án xác định những nội dung điều chỉnh chủ yếu của pháp luật về ANM, đồng thời nghiên cứu và phân tích bốn hình thức THPL gồm tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và ADPL về ANM.

Luận án đã có sự khảo cứu THPL về ANM của Hoa Kỳ, Đức, Xingapo, Nga, Trung Quốc về THPL về ANM, từ đó rút ra những giá trị tham khảo hữu ích nhất định trong THPL về ANM ở Việt Nam.

Những nội dung lý luận được nghiên cứu ở Chương 2 là cơ sở để đánh giá một cách toàn diện và khách quan về thực trạng THPL về ANM ở Chương 3 của Luận án, đồng thời là căn cứ để đề xuất và luận chứng các quan điểm, giải pháp bảo đảm THPL về ANM được thể hiện ở Chương 4 của Luận án.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở việt nam (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)