Thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam phải hƣớng đến mục tiêu duy trì và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở việt nam (Trang 141 - 143)

đến mục tiêu duy trì và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng

Một là, cần phải đảm bảo an toàn KGM và hạ tầng thông tin quốc gia. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia cần được bảo vệ bằng việc sử dụng các hệ thống bảo mật chuyên biệt. Trong thời gian tới, cần hình thành mạng lưới điều phối ứng cứu sự cố về an toàn mạng và hạ tầng thông tin quốc gia với sự tham gia của nhiều thành phần. Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện về ANM trước khi đưa vào vận hành, sử dụng. Thường xuyên kiểm tra, giám sát về ANM trong quá trình sử dụng để kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố ANM.

Hai là, xây dựng phải đi đôi với bảo vệ để đảm bảo an toàn cơ sở dữ liệu và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trước nhiều nguy cơ như: KGM quốc gia không được bảo vệ, bí mật nhà nước bị xem nhẹ, cơ sở hạ tầng quan trọng quốc gia như hệ thống thông tin hàng không, hệ thống lưới điện quốc gia, hệ thống giao thông, cơ sở công nghiệp trọng yếu bị xâm phạm. Kẽ hở trong hoạt động thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến và các dịch vụ trực tuyến, trong đó có Chính phủ điện tử là mảnh đất màu mỡ cho các xâm phạm chủ quyền không gian thanh toán, làm rối loạn hoạt động của Chính phủ điện tử.

Do đó, quan điểm chủ đạo và xuyên suốt của Đảng là xây dựng phải đi đôi với bảo vệ. Các ứng dụng về thương mại điện tử và chính phủ điện tử phải được đảm bảo vận hành ở mức an toàn nhất trong toàn bộ quá trình cung cấp dịch vụ trực tuyến. Hệ thống thông tin trọng yếu quốc gia đạt tiêu chuẩn ATTT theo tiêu chuẩn quốc tế.

Ba là, quán triệt và phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân trong bảo vệ chủ quyền quốc gia trên KGM. KGM quốc gia là vùng lãnh thổ đặc biệt, bởi các hành vi con người bắt nguồn và diễn ra trên KGM đều để lại hậu quả thực. Để duy trì và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên vùng lãnh thổ này, ngoài việc xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý về ANM, tinh thần đại đoàn kết toàn dân trong tổ chức THPL về ANM có vai trò đặc biệt quan trọng. Tất cả đều hướng đến mục tiêu bảo đảm hoạt động lành mạnh trên KGM, tạo lập KGM hấp dẫn, có lợi cho tất cả các chủ thể khi tham gia, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trên KGM.

Thực hiện pháp luật về an ninh mạng không chỉ bảo vệ lợi ích của từng chủ thể cụ thể mà còn bảo vệ lợi ích chung, đó là lợi ích chủ quyền quốc gia trên KGM, một vùng lãnh thổ đặc biệt trước sự gia tăng tương tác giữa các quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, cùng với sự gia tăng đáng kể các nguy cơ ngày càng đa dạng và trực diện đối với ANM. Thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật về ANM ở Việt Nam thể hiện rõ tinh thần đoàn kết của toàn dân

nhằm kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên KGM. Đây chính là một trong những động lực quan trọng góp phần phát triển bền vững đất nước.

Với lý do như vậy, THPL về ANM đóng vai trò canh cửa, góp phần duy trì và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam trên KGM.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở việt nam (Trang 141 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)