Giải pháp tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong thực hiện pháp luật về an ninh mạng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở việt nam (Trang 165 - 168)

luật về an ninh mạng

Do tính đặc thù của thực hiện pháp luật về ANM không giới hạn ở phạm vi lãnh thổ truyền thống, nhiều diễn đàn song phương, đa phương và quốc tế thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động như hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về thực thi pháp luật về ANM. Đây là những cơ hội để Việt Nam tích

cực tham gia và tìm kiếm sự hợp tác về ANM từ bạn bè quốc tế. Hợp tác quốc tế trong THPL về ANM thời gian qua đã đem lại những kết quả đáng khích lệ. Việt Nam hiện là thành viên chính thức của Liên minh quốc tế của các đội phản ứng sự cố máy tính (FIRST), Liên minh an toàn mạng vì sự phát triển chung (CAMP) và Trung tâm Phản ứng khẩn cấp máy tính khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APCERT). Việt Nam đã cử hàng trăm lượt cán bộ kỹ thuật tham dự các khóa học về đảm bảo ANM ở ngoài nước. Do đó, cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác quốc tế trong THPL về ANM. Đồng thời, cũng cần chú ý đến điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam để bảo đảm quá trình tổ chức THPL về ANM một cách phù hợp, khả thi và hiệu quả.

Nhà nước cần xây dựng chính sách ngoại giao ANM phù hợp. Chính sách ngoại giao ANM của Việt Nam cần đảm bảo các yếu tố về ANM, về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên KGM, có sự kết nối với các tổ chức ANM trong khu vực và quốc tế để học hỏi cách làm hay, kinh nghiệm tốt, nhưng phải tỉnh táo để không bị cuốn vào các cuộc cạnh tranh giữa các nhóm cường quốc về ANM.

Việt Nam cần thực hiện tốt các cam kết pháp lý, tăng cường tham gia các diễn đàn về bảo đảm an ninh song phương và đa phương trên KGM, tham gia các tổ chức phòng, chống tội phạm quốc tế nhằm tiếp cận việc chuyển giao công nghệ, kỹ năng phòng, chống tội phạm, nhất là từ FIRST hoặc CAMP. Ngoài ra, Việt Nam cần thúc đẩy thực hiện văn kiện pháp lý về phòng chống tội phạm được ký kết giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Đây là cơ hội để Việt Nam tích lũy kinh nghiệm cho các hoạt động hợp tác quốc tế trong THPL về ANM thông qua ký kết các biên bản làm việc, biên bản hợp tác với các cơ quan ANM khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, các diễn đàn hợp tác, hội nghị của các nước ASEAN và khu vực còn là kênh hiệu quả để Việt Nam tranh thủ nắm bắt kiến thức khoa học công nghệ về sử dụng các phương tiện hiện đại, kinh nghiệm phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với tội phạm, đặc

biệt là kinh nghiệm điều tra, xét xử vụ án về tội phạm mạng. Điển hình là Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về An ninh mạng (AMCC) được tổ chức thường niên; và các cuộc diễn tập ANM do APCERT tổ chức.

Việc tiếp thu, vận dụng có chọn lọc kinh nghiệm của các nước, đặc biệt từ Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Đức, Xingapo, Trung Quốc còn giúp Việt Nam từ chủ yếu là tiếp nhận và tìm kiếm sự hỗ trợ THPL về ANM từ các cơ quan an ninh nước ngoài đến việc chủ động tham gia, chia sẻ thông tin liên quan, chuẩn bị các điều kiện cần thiết về tổ chức, bộ máy, trang thiết bị để phối hợp THPL về ANM, nhất là hoạt động hợp tác với các cơ quan an ninh nước ngoài trong quá trình phát hiện, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nhằm bảo đảm THPL về ANM.

Tăng cường các khóa đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ, pháp luật quốc tế trong lĩnh vực phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm trên KGM cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về ANM.

Kết luận Chƣơng 4

Quá trình thực hiện pháp luật về ANM ở Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những ưu điểm ban đầu rất quan trọng, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên KGM. Để đảm bảo THPL về ANM trong thời gian tới, cần quán triệt các quan điểm chỉ đạo sau:

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở việt nam (Trang 165 - 168)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)