Pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam từ khi ban hành Luật An ninh mạng đến nay

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở việt nam (Trang 98 - 100)

An ninh mạng đến nay

Ngày 12/6/2018, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIV đã thông qua Luật An ninh mạng. Đây là dấu mốc quan trọng đưa pháp luật về ANM lên một bước phát triển mới. Luật An ninh mạng năm 2018 gồm 07 chương, 43 điều. Đây là văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành có giá trị pháp lý cao nhất về bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, một nội dung đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực ANM, các biện pháp phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm ANM, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong bảo vệ ANM. Đúng như tên gọi, sự xuất hiện của Luật An ninh mạng năm 2018 khẳng định ANM hiện đã trở thành vấn đề mang tầm chiến lược quốc gia, không bị giới hạn ở một lĩnh vực riêng biệt nào, cần có hành lang pháp lý áp dụng các biện pháp bảo vệ tương xứng. Các chủ thể trong đó có các cơ quan quản lý nhà nước chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, loại trừ các tác nhân có thể xâm phạm an ninh, an toàn hệ thống, lợi dụng để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đồng thời khắc phục sự bất cập trong công tác quản lý, dẫn đến tình trạng bị tấn công, xâm nhập liên tục dai dẳng mà không có biện pháp xử lý triệt để.

Luật xác định Tội phạm mạng là hành vi sử dụng KGM, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định rõ Tấn công mạng là hành vi sử dụng KGM, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để phá hoại,

gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử; Khủng bố mạng là việc sử dụng KGM, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện hành vi khủng bố, tài trợ khủng bố. Có thể khẳng định, số lượng tội phạm đang dịch chuyển từ thế giới thực sang thế giới ảo là KGM ngày càng gia tăng. Một trong các loại tội phạm phức tạp nhất trên KGM là Gián điệp mạng với ba nhóm hành vi gồm nhóm hành vi cố ý, bất chấp để tấn công, chiếm quyền truy cập, kiểm soát tài nguyên thông tin, hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; nhóm hành vi chiếm đoạt, thu thập trái phép tài nguyên thông tin trên KGM; nhóm hành vi phá hoại thông tin, tài nguyên thông tin, hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia trên không gian mạng [41, tr. 27].

Bên cạnh đó, Luật Công an nhân dân năm 2018 quy định nhiệm vụ của lực lượng công an nhân dân tại Khoản 6 và Khoản 12 Điều 16 như sau: thực hiện quản lý về ANM, bảo vệ ANM và phòng, chống tội phạm mạng theo quy định của pháp luật; làm nòng cốt xây dựng nền an ninh nhân dân và thế trận an ninh nhân dân, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng - văn hóa, ANM, an ninh thông tin, truyền thông,an ninh xã hội, an ninh môi trường [82].

Luật Quốc phòng năm 2018 quy định hoạt động cơ bản của quốc phòng tại điểm 3 Khoản 2 Điều 7: xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng [83].

Có thể khẳng định rằng, đây là hành lang pháp lý vững chắc để mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân người dân yên tâm khi làm việc và hoạt động trên KGM, đáp ứng yêu cầu khách quan về sự thay đổi nhanh chóng của bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam, cũng như yêu cầu hoàn thiện khung pháp lý trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh

trong lĩnh vực ANM tương đối đầy đủ và cơ bản đã đáp ứng những đòi hỏi khách quan.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở việt nam (Trang 98 - 100)