Thực hiện "xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về an ninh mạng" được ghi nhận trong Nghị quyết về Chiến lược An ninh mạng quốc gia ngày 25/7/2018 của Bộ Chính trị, để bảo đảm tính thống nhất và hiệu lực thi hành, các cơ quan nhà nước cần nhanh chóng thể chế hóa các văn bản của Đảng thành các văn bản quy phạm pháp luật. Chủ động nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng và tạo hang lang pháp lý hoàn thiện về ANM.
Trước hết, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của pháp luật về ANM
Tính thống nhất, đồng bộ của pháp luật về ANM thể hiện ở các bộ phận cấu thành hệ thống pháp luật về ANM không được chồng chéo, trùng lặp, có khả năng áp dụng đối với tất cả các chủ thể hoạt động trên môi trường mạng. Các bộ phận phải có mối quan hệ chặt chẽ tạo thành một thể thống nhất. Pháp luật về ANM được thực hiện thống nhất trên phạm vi lãnh thổ KGM quốc gia, không phân biệt vùng miền, có tính ổn định, không sửa đổi liên tục để tạo sự nhất quán cho việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trên KGM.
Trong lĩnh vực pháp luật về ANM hiện có các văn bản pháp luật như Luật An ninh quốc gia năm 2004, Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Luật Công nghệ thông tin năm 2006, Luật Viễn thông năm 2009, Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009, Luật Cơ yếu năm 2011, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013, Luật An toàn thông tin mạng năm 2015, Bộ Luật hình sự năm 2015, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018, Luật Công an nhân dân năm 2018, Luật Quốc phòng năm
2018, Luật An ninh mạng năm 2018. Dưới các văn bản này có rất nhiều văn bản gồm các nghị định, thông tư hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Sự phức tạp này thực sự đã tạo rào cản nhất định trong quá trình tiếp cận nghiên cứu, tìm hiểu, thực hiện các quy định của pháp luật về ANM của các chủ thể, kể cả đối với các chuyên gia pháp lý. Trên thế giới, đa số các nước chỉ ban hành luật an ninh mạng và các luật có liên quan tạo thành pháp luật về ANM. Việt Nam đang thực hiện song song Luật An toàn thông tin mạng và Luật An ninh mạng, về bản chất cùng điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên KGM. Để khắc phục tình trạng trên, cần nghiên cứu hợp nhất tối đa, sắp xếp, sửa đổi một số văn bản luật để đảm bảo tính thống nhất cao của hệ thống pháp luật về ANM hiện hành và đơn giản hóa các quy định pháp luật về ANM để dễ tiếp cận. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, sửa đổi Luật Giao dịch điện tử theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật, bảo đảm giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu điện tử trước sự phát triển nhanh chóng của KGM khiến nhiều quy định trong Luật Giao dịch điện tử năm 2005 đã trở nên bất cập.
Tính đồng bộ được thể hiện ở việc ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành, người dân được kịp thời phổ biến, tuyên truyền, tránh tình trạng văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực khi vẫn còn là luật khung, luật ống mà chưa có hướng dẫn cụ thể để người dân thực hiện. Sau khi Luật An ninh mạng được thông qua, Bộ Công An có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng. Trước mắt, tập trung nghiên cứu, xây dựng 03 Nghị định và 02 Quyết định, tránh các quy định chung chung như Chính phủ quy định chi tiết..., Chính phủ quy định trình tự, thủ tục áp dụng... Đó là: Nghị định của Chính phủ hướng dẫn một số điều trong Luật An ninh mạng, Nghị định của Chính phủ quy định xử lý vi phạm hành chính về an ninh mạng, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh
quốc gia, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc lưu trữ dữ liệu và đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Hoạt động trên KGM rất đặc thù và khác biệt so với các hoạt động trong các không gian truyền thống. KGM có tính chất không biên giới. Việc xác lập phạm vi thực thi chủ quyền về mặt lãnh thổ đối với hoạt động trên KGM sẽ không dễ dàng. Do đó, cần quy định thống nhất và rõ ràng một số nội dung của các văn bản pháp luật về ANM. Trước hết, cần nghiên cứu xác định và ban hành các quy định hướng dẫn chi tiết và khả thi trong việc xác định phạm vi điều chỉnh về lãnh thổ KGM để pháp luật về ANM có thể được thực thi hiệu quả như quy định các hành vi xúc phạm nhân phẩm người khác, xúc phạm vĩ nhân, danh nhân, anh hùng dân tộc: cần quy định cụ thể, giải thích cụ thể như thế nào là xúc phạm. Bên cạnh đó, đấu tranh bảo vệ ANM là một trong những hoạt động bảo vệ ANM. Do đó cần quy định nội dung này trong Chương quy định về hoạt động bảo vệ ANM trong Luật An ninh mạng năm 2018. Khắc phục sự trùng lặp về nội dung sử dụng KGM thực hiện hành vi thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội.... tại Điểm D Khoản 1 Điều 8 và Khoản 5 Điều 16 của Luật An ninh mạng năm 2018.
Khắc phục các quy định mâu thuẫn, chồng chéo trong Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng và Nghị định 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 72/2013/NĐ-CP. Thực tiễn cho thấy cần phải sửa đổi, bổ sung các quy định về an toàn, an ninh mạng quy định từ Điều 38 đến Điều 44 của Nghị định 72/2013/NĐ-CP để đảm bảo phù hợp với Luật An toàn thông tin mạng năm 2015, Luật An ninh mạng năm 2018.
Thứ hai, bảo đảm tính toàn diện của pháp luật về an ninh mạng
Cần thúc đẩy việc xây dựng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng, đảm bảo pháp luật về ANM có cấu trúc chặt chẽ, đủ chế định cần thiết, trong đó mỗi chế định đảm bảo đủ quy phạm pháp luật
điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ANM.
Sửa đổi, bổ sung các chế tài trong pháp luật về ANM theo hướng quy định phải đủ sức răn đe, giáo dục đối với tất cả các chủ thể kể cả chủ thể có trách nhiệm quản lý nhà nước về ANM nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm mạng và các hành vi vi phạm hoạt động trên KGM, bảo đảm tất cả các hành vi vi phạm pháp luật về ANM phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh. Cần phải kể đến việc Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020, trong đó quy định tăng mức xử phạt và hình thức xử lý rất nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử [20]. Tuy nhiên, với đặc thù của ANM, ngoài áp dụng các hình phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền, cần áp dụng thêm một số hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả như tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, áp dụng các biện pháp buộc đính chính, buộc xin lỗi, buộc khôi phục, buộc gỡ bỏ, buộc kiểm tra, đánh giá, chứng nhận lại, buộc cải chính kết quả kiểm tra, đánh giá, chứng nhận. Do đó, Chính phủ cần khẩn trương nghiên cứu và ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về an ninh mạng.
Bổ sung và quy định rõ tình tiết giảm nhẹ đối với những người do trình độ, hiểu biết hạn chế, vô tình tiếp tay cho hành vi vi phạm ANM được phát hiện kịp thời, chưa gây hậu quả nghiêm trọng. Quy định tình tiết tăng nặng đối với những kẻ có vai trò khởi xướng, tổ chức trong hành vi vi phạm, ví dụ như hành vi phát tán tin giả trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, làm tình hình trầm trọng hơn sẽ bị xử lý hình sự.
Rà soát, sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự đối với những quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền thu thập chứng cứ điện tử và các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng Luật về chứng
cứ điện tử, chứng cứ số để làm cơ sở áp dụng thống nhất trên thực tế. Trong đó tập trung sửa đổi các quy định về tố tụng, đặc biệt là điều tra cho phù hợp. Tập trung vào xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật cho hệ thống, phần mềm tìm kiếm, phát hiện, thu thập, phân tích, giám định, đánh giá và sử dụng chứng cứ điện tử. Tăng cường sử dụng các phương tiện, thiết bị điện tử để hỗ trợ công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mạng, tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin một cách kịp thời, hiệu quả.
Với thực tế số người sử dụng mạng internet ở Việt Nam ngày càng tăng, xây dựng Luật Chính phủ điện tử để hình thành cơ chế minh bạch, rõ ràng đối với người dân là rất cần thiết.
Khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, đưa những vấn đề liên quan đến bảo vệ ANM để bổ sung vào Luật An ninh quốc gia.
Thứ ba, bảo đảm tính phù hợp, cụ thể: Trên cơ sở vấn đề bảo mật thông tin cá nhân mang tính nguyên tắc, cần ban hành khung pháp lý phù hợp để bảo vệ bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên KGM. Quy định cụ thể chế tài đối với từng hành vi cố ý như chia sẻ, thích, bình luận, sao chép, tán phát, .v.v.. trên KGM ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người, quyền công dân.
Khẩn trương tổng kết thực tiễn, sửa đổi, bổ sung các chế tài cụ thể để quản lý, xử lý kịp thời đối với hoạt động kinh doanh, mua bán các loại tiền ảo, tiền điện tử, tài sản ảo, các loại thẻ thanh toán dịch vụ viễn thông được giao dịch trên môi trường mạng, bảo đảm giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử.
Xây dựng quy chế và hướng dẫn thực hiện quy chế về sự phối hợp cụ thể và chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan quản lý nhà nước về ANM, giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực ANM trong nước và nước ngoài, nhất là trong vấn đề lưu trữ dữ liệu và đặt máy chủ tại Việt Nam.
pháp luật về ANM phải am hiểu về công nghệ thông tin, công nghệ số. Bộ phận pháp chế ở các bộ, ngành cần coi trọng việc lấy ý kiến người dân trong quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn pháp luật về ANM. Người dân là chủ thể quan trọng trong THPL về ANM. THPL về ANM có hiệu quả nhờ phần lớn vào ý thức tuân thủ pháp luật về ANM của người dân. Chủ thể là các cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật [79]. Tăng cường các biện pháp, hình thức tuyên truyền để người dân nhận thức, hiểu đúng, từ đó mới có những tham góp giá trị để THPL về ANM ngày càng hiệu quả.
Thứ năm, về trình độ kỹ thuật xây dựng pháp luật: phải bảo đảm tính phù hợp với trình độ lập pháp của khu vực và thế giới với ngôn ngữ pháp lý chính xác, thống nhất cách diễn đạt, không quy định lại nội dung đã quy định ở văn bản quy phạm pháp luật khác.
Để đảm bảo THPL về ANM ở Việt Nam cần hoàn thiện các quy định pháp luật, sửa đổi những quy định thiếu khả thi, bổ sung để điều chỉnh các quy định hiện hành, bãi bỏ những quy định chưa phù hợp, đồng bộ, thậm chí bất cập, chồng chéo với tinh thần của pháp luật về ANM.