Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở việt nam (Trang 35 - 37)

Từ các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trên đây, luận án rút ra một số nhận xét, đánh giá khái quát như sau:

Thứ nhất, các công trình khoa học trong nước và nước ngoài của các chuyên gia nghiên cứu về ANM xuất hiện khá sớm, ngay từ khi mạng internet

hình thành, với nội dung chủ yếu về: nguy cơ, nguyên nhân và cơ chế hình thành các vi phạm pháp luật về ANM; tác hại của các hành vi xâm phạm ANM; trách nhiệm của các chủ thể; đặc biệt là vai trò quản lý của nhà nước về bảo đảm ANM. Các vấn đề lý luận về ANM được các công trình nghiên cứu ở mức tương đối với sự khác nhau về cách tiếp cận khái niệm ANM, song cơ bản tương đồng ở quan điểm cho rằng ANM cần được bảo vệ bằng nhiều công cụ, thực hiện quyền tự do trên KGM phải đặt trong khuôn khổ pháp luật, công cụ hiệu quả nhất là pháp luật. Do đó, nghiên cứu sinh tiếp thu những kết quả của các công trình này, có chọn lọc một số luận thuyết liên quan làm căn cứ nghiên cứu chuyên sâu để phục vụ mục đích của đề tài luận án.

Thứ hai, các công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật về ANM đã đóng góp một số luận giải, đánh giá, định hướng hoàn thiện pháp luật. Tuy nhiên, những nghiên cứu trên mới chỉ phân tích và bình luận một số vấn đề của pháp luật ANM, chưa đề cập nhiều đến thực trạng THPL về ANM ở Việt Nam hiện nay, nhất là chưa có mô hình THPL về ANM ở Việt Nam. Do vậy, nghiên cứu sinh tiến hành kế thừa, hệ thống hóa các vấn đề cần nghiên cứu sâu, tiến hành bổ sung nhằm hoàn chỉnh về mặt lý luận, làm cơ sở để nghiên cứu thực trạng pháp luật và THPL về ANM, đề xuất giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả pháp luật về ANM.

Thứ ba, các công trình nghiên cứu về lý luận THPL về ANM trong số những công trình nghiên cứu trên rất hiếm. Mới chỉ có một vài luận văn, luận án thuộc chuyên ngành quan hệ quốc tế hay triết học. Có thể kể đến một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về khía cạnh kỹ thuật của ANM internet, về ANM dưới góc độ quan hệ quốc tế. Đa số các công trình thuần túy mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên sâu về tội phạm máy tính, tội phạm mạng, gián điệp mạng,… chưa mang tính tổng quát về mặt lý luận. Các công trình nghiên cứu này chỉ tiếp cận ANM dưới các góc độ của chuyên ngành đó mà không nghiên cứu sâu về lý luận THPL về ANM.

Từ tổng quan tình hình nghiên cứu, có thể khẳng định hiện chưa có công trình nghiên cứu toàn diện về THPL về ANM ở Việt Nam hiện nay dưới góc độ của ngành Lý luận và lịch sử về Nhà nước và pháp luật. Các vấn đề về đặc điểm, nội dung, hình thức THPL về ANM, v.v. cần được tiếp tục nghiên cứu làm sâu sắc hơn.

Trong quá trình nghiên cứu, luận án có kế thừa, phát triển một số vấn đề đã được các nhà nghiên cứu đưa ra. Đồng thời, cũng khẳng định rằng đề tài

"Thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở Việt Nam" là công trình nghiên cứu một cách hệ thống, không trùng lặp và hoàn toàn mới ở cấp độ luận án tiến sĩ của ngành Lý luận và lịch sử về Nhà nước và pháp luật.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở việt nam (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)