Nhóm nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp trong quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông. (Trang 35 - 38)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan

Hạ tầng

Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số vấn đề về hạ tầng cũng có vai trò khá quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công khi triển khai chiến lược về chuyển đổi số.

Hạ tầng bao gồm: Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và Cơ sở hạ tầng Internet Thứ nhất, Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số là cơ sở cho việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số và tạo điều kiện cho sự tương tác giữa Chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Sự sẵn sàng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật số không phải là yếu tố quyết định duy nhất đối với “Chuyển đổi số”, nhưng nó là yếu tố quan trọng nhất. Khả năng truy cập và cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đóng vai trò là nền tảng cho việc kết nối, trao đổi thông tin mang tính tự do và không giới hạn phạm vi trên toàn cầu.

Với cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hiện đại cùng với chi phí phù hợp sẽ là nền tảng cho quá trình “Chuyển đổi số” quốc gia. Trong quá trình ‘Chuyển đổi số’, xử lý và phân tích dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng và là cốt lõi cho việc thay đổi, phát triển các hoạt động kinh tế. Do đó, tăng cường khả năng truy cập và chia sẻ dữ liệu là rất quan trọng, đòi hỏi quốc gia phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số để bảo đảm chất lượng, tính sẵn sàng cho việc kết nối.

Thứ hai, Cơ sở hạ tầng Internet

Cơ sở hạ tầng Internet là yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp, Chính phủ và người dân để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cũng như phục vụ nhu cầu sử dụng. Nhờ có cơ sở hạ tầng Internet, thế giới đã hình thành những ngành công nghiệp mới như: sản xuất phần mềm, nội dung số, giải trí. Các ngành thương mại điện tử, du lịch, nông nghiệp, báo chí-xuất bản, quảng cáo… đã phát triển mạnh mẽ.

Ở lĩnh vực quản lý nhà nước, chính phủ điện tử đã được xây dựng với gần 125.000 dịch vụ công trực tuyến, trong đó có gần 1.400 dịch vụ công mức độ 4 tại các lĩnh vực như thuế, hải quan, đăng ký kinh doanh, giáo dục…; Hệ thống chính

quyền điện tử và thành phố thông minh đang được xây dựng tại nhiều địa phương. Internet đã trở thành hơi thở của cuộc sống.

Nếu cơ sở hạ tầng Internet lỗi thời sẽ không đáp ứng kịp nhu cầu của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân và sẽ làm cản trở việc số hóa, ứng dụng công nghệ kỹ thuật số trong hoạt động đổi mới, sáng tạo. Do đó, cơ sở hạ tầng Internet là một yếu tố quyết định chính của ‘Chuyển đổi số’

Nhân lực

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, thị trường lao động, việc làm của Việt Nam là lĩnh vực được dự báo sẽ chịu nhiều tác động nhất khi các chuyên gia nhận định rằng, Việt Nam sẽ thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao trong khi tỷ lệ thất nghiệp sẽ ngày càng gia tăng.

Với ‘Chuyển đổi số’, trong khoảng 15 năm tới, thế giới sẽ có diện mạo mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi. Theo dự báo, hơn 90% doanh nghiệp sẽ bị tác động bởi số hóa trong hai năm tới. Mối đe dọa chính là tự động hóa, robots, trí thông minh nhân tạo và số hóa. Vì vậy, nhu cầu về kỹ năng của lực lượng lao động sẽ tăng cao.

Ngoài ra, chuyển đổi số còn thúc đẩy chuyển đổi kỹ năng cho người lao động. ‘Chuyển đổi số’ dẫn đến sự phá hủy mô hình cũ và sáng tạo ra những mô hình mới. Sự phát triển khoa học và công nghệ và như: robot, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, IoT dấy lên lo ngại sẽ đánh cắp việc làm của người lao động trong kỷ nguyên số.

Đặc biệt, kỷ nguyên kỹ thuật số sẽ tạo ra những thay đổi lớn về cung - cầu lao động. Các nhà kinh tế và khoa học cảnh báo, thị trường lao động sẽ bị thách thức nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động cũng như cơ cấu lao động. Tuy nhiên, đi kèm với nguy cơ mất việc làm vào máy móc thì ‘Chuyển đổi số’ sẽ tạo điều kiện cho sự xuất hiện các mô hình mới, giúp giải quyết các vấn đề của thị trường lao động. Lấy ví dụ về sự ra đời của nền kinh tế tự do (gig economic) với hàng ngàn việc làm ngắn hạn được tạo ra khi hình thành các khởi nghiệp công nghệ như Uber, Lyft, AirBnB, Grab...

Sự phát triển của kỷ nguyên số là cơ hội có thể tạo nhiều việc làm mới hơn, thu nhập cao hơn với điều kiện người lao động cần trang bị thêm những kỹ năng và kiến thức cần thiết thông qua những chương trình và chiến lược đào tạo của Chính phủ và doanh nghiệp.

Nghiên cứu phát triển

Nghiên cứu khoa học đại diện cho nền tảng quan trọng đối với sự tiến bộ và đổi mới công nghệ. Những tiến bộ trong kiến thức khoa học là chìa khóa để phát triển các công nghệ kỹ thuật số mới. Các công nghệ kỹ thuật số được xây dựng chủ yếu dựa trên các công trình nghiên cứu khoa học.

Trong thập kỷ qua, Trung Quốc gần như đã tăng gấp ba đóng góp cho các tạp chí khoa học máy tính, vượt qua Mỹ trong việc sản xuất các tài liệu khoa học trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, tỷ lệ tài liệu khi được viễn dẫn trong các nghiên cứu khoa học trên thế giới của Trung Quốc vẫn ở mức gần 7%, thấp hơn mức trung bình của thế giới và thấp hơn Mỹ (17%).

Ở một số quốc gia, như Ý, Israel, Luxembourg và Ba Lan, các báo cáo nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học máy tính có tỷ lệ trích dẫn tương đối cao hơn nhiều so với sản xuất khoa học nói chung trong các quốc gia đó. Gần 20% các ấn phẩm khoa học máy tính của các tác giả có trụ sở tại Thụy Sĩ là một trong số 10% tài liệu khoa học được trích dẫn hàng đầu thế giới.

Nghiên cứu khoa học đại diện cho một nền tảng quan trọng cho sự tiến bộ và đổi mới công nghệ. Các nước có cường độ nghiên cứu khoa học cao sẽ có tỷ lệ đóng góp nhiều báo cáo nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học máy tính. Sự đầu tư vào công tác nghiên cứu khoa học là một yếu tố tác động tới sự thành công của quá trình ‘Chuyển đổi số’. Do đó, để chuyển đổi số thành công, cần có những phương án đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo để dẫn dắt công cuộc ‘Chuyển đổi số’.

Khu vực đầu tư nghiên cứu khoa học hiệu quả nhất là các trường đại học, viện nghiên cứu. Việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học tại khu vực đó sẽ đóng vai trò then chốt trong việc phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là sẽ tạo

dựng được một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, sẵn sàng cho quá trình ‘Chuyển đổi số’ đang diễn ra. Ðiều đó sẽ góp phần tạo ra những bước phát triển mạnh mẽ và đột phá kinh tế, xã hội và quốc gia.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp trong quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông. (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w