Mật độ sử dụng điện thoại

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp trong quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông. (Trang 55 - 63)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Mật độ sử dụng điện thoại

đang hoạt động trên toàn quốc hiện có là 148,5 triệu, trong đó di động chiếm 93,3%. Con số này cho thấy, tỷ lệ điện thoại cố định của Việt Nam vẫn ở mức "dậm chân tại chỗ" với con số khoảng 10 triệu thuê bao. VNPT - nhà cung cấp dịch vụ cố định cho hay, số thuê bao cố định vẫn trên đà sụt giảm. Trong khi đó, mật độ điện thoại di động Việt Nam đang ở mức 1,5 thuê bao/người dân. Đây là tỷ lệ điện thoại di động khá cao so với nhiều quốc gia có mức kinh tế như Việt Nam.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị Mobile Vietnam 2012, ông Tom Kershaw - Phó Chủ tịch cấp cao của Telcordia cho rằng: “Việt Nam đang đi đúng đường vì mật độ điện thoại di động cao, trong đó số lượng người sử dụng smartphone phát triển tốt. Thị trường di động có tính cạnh tranh cao và các nhà khai thác di động của Việt Nam cần tiếp tục đầu tư vào dịch vụ mới, tính năng mới cho khách hàng. Tuy nhiên, điều mà Việt Nam cần làm hiện nay là giảm mật độ thuê bao di động xuống còn khoảng 90 đến 95%/100 người dân”.

Những gì ông Tom Kershaw nói có vẻ như ngược đời nhưng nó lại phản ánh một thực tế là thị trường này phát triển quá nóng trong thời gian vừa qua và ẩn chứa yếu tố không bền vững, cụ thể là tình hình kinh tế không phù hợp với mật độ thuê bao như hiện nay khi mỗi người dân sở hữu tới 1,5 thuê bao.

Theo số liệu của Bộ TT&TT, hiện tổng số thuê bao 3G của Việt Nam đạt xấp xỉ 20 triệu thuê bao. Các doanh nghiệp đã triển khai trên phạm vi toàn quốc 97.013 trạm BTS và 44.100 trạm Node B 3G. Trong 3 năm qua, tổng vốn đầu tư vào mạng lưới 3G đạt 27.779 tỷ đồng. Vùng phủ sóng 3G theo dân số và theo diện tích lãnh thổ của các doanh nghiệp trung bình đạt 212%. Hiện các doanh nghiệp đã thực hiện đúng cam kết và đã được Bộ TT&TT giải chấp tiền đặt cọc theo đúng quy định.

Theo báo cáo Thị trường quảng cáo số Việt Nam của Adsota, thị trường Việt Nam hiện nay có đến 43,7 triệu người đang sử dụng các thiết bị smartphone trên tổng dân số 97,4 triệu dân, đạt tỷ lệ 44,9%. Những con số này cũng giúp Việt Nam lọt vào top 15 thị trường có số lượng người dùng smartphone cao nhất thế giới, sánh vai cùng nhiều quốc gia phát triển khác như Anh, Nhật Bản, Đức hay đại diện cùng khu vực Đông Nam Á là Indonesia.

Đứng đầu trong danh sách này là Trung Quốc với 851,2 triệu người sử dụng smartphone tính đến cuối năm 2019, bỏ xa 2 cường quốc còn lại là Ấn Độ (345,9 triệu người dùng) và Hoa Kỳ (260,2 người dùng). Với dân số đông và thị trường rộng lớn, Trung Quốc được cho là thị trường sẽ tiếp tục giữ vị trí số trong khoảng thời gian dài sắp tới.

Sử dụng nhiều smartphone, người Việt cũng nằm trong top dẫn đầu thế giới về số lượt tải ứng dụng

Hình 2.3: Thống kê lượt tải các ứng dụng trên Smartphone

(Nguồn: ictnews.vn)

Là một trong những thị trường có số lượng người dùng điện thoại thông minh cao nhất thế giới, rất dễ hiểu khi Việt Nam cũng là một trong những quốc gia tải app nhiều hàng đầu ở thời điểm hiện tại. Theo bảng xếp hạng nhóm các thị trường có nhiều lượt tải ứng dụng nhất trên hai kho tải Apple Store và Google Play tính đến hết quý 2 năm 2019 của báo cáo, Việt Nam là quốc gia xếp vị trí thứ 7 tổng cộng 750 triệu lượt tải app. Ba quốc gia là Brazil, Hoa Kỳ và Ấn Độ, vốn là những thị trường lớn nhất thế giới, tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu của mình.

Song hành cùng tăng trưởng smartphone, chi tiêu cho quảng cáo di động cũng tăng dần theo từng năm

Hình 2.4: Thống kê chi tiêu cho quảng cáo trên di động

(Nguồn: ictnews.vn)

Người trưởng thành Việt Nam hiện nay dùng phần lớn thời gian trong ngày để truy cập Internet với những thiết bị di động của mình. Do đó, mobile không chỉ là một xu hướng mà còn trở thành một kênh bắt buộc khi làm tiếp thị trên các nền tảng số.

Cụ thể, báo cáo của Adsota đã chỉ ra sự tăng trưởng mạnh mẽ của quảng cáo mobile trong năm 2019 so với cùng kỳ một năm trước khi từ 55,2% tổng ngân sách quảng cáo trực tuyến (năm 2018) vươn lên 67,1% vào năm 2019. Mobile Ads được dự báo là sẽ tăng trưởng đều đặn khi đạt đến 67,8% tổng ngân sách digital vào năm 2020 và 68,1% vào năm 2021.

Tỷ lệ Ad Inventory vượt trội của Mobile App - “cờ đến tay” các nhà phát triển và tiếp thị ứng dụng

Hình 2.5: Thống kê tỷ lệ không gian quảng cáo trên di động

(Nguồn: ictnews.vn)

Xu hướng nổi bật không kém của thị trường mobile khu vực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng năm 2019 là sự chênh lệch không gian quảng cáo giữa mobile app và mobile web khi các ứng dụng luôn luôn có nhiều không gian dành cho các nhà quảng cáo hơn các mobile site.

So với các nước cùng khu vực châu Á, Việt Nam là thị trường có tỷ lệ chênh lệch tương đối thấp với 57% thuộc về mobile app và 43% thuộc về mobile web (so với 66% và 34% là tỷ lệ trung bình của toàn khu vực APAC). Đây chính là cơ hội cho các nhà phát triển và tiếp thị ứng dụng để có thể khai thác được nhiều doanh thu hơn nữa đến từ quảng cáo trong chính những ứng dụng mà mình sở hữu. Mobile App cũng được cho là nền tảng lý tưởng và thân thiện đối với các định dạng quảng cáo hiển thị cũng như ít gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng hơn so với mobile web.

Dưới tác động của đại dịch COVID-19 đã gây ra rất nhiều xáo trộn cho nền kinh tế và hành vi của người tiêu dùng cũng có sự thay đổi mạnh mẽ khi tập người dùng số tại Việt Nam gia tăng, khiến cho dư địa phát triển cho các ngành công nghiệp

xoay quanh hệ sinh thái di động còn rất lớn.

70% dân số sử dụng điện thoại di động và Internet

Theo báo cáo về “Thị trường ứng dụng di động 2021” do Appota phát hành, Việt Nam có khoảng 70% dân số sử dụng điện thoại di động, trong đó có 64% các thuê bao đã kết nối 3G và 4G.

Tỷ lệ dân số sử dụng Internet cũng chiếm 70%, lượng người dùng sử dụng Internet qua thiết bị di động chiếm khoảng 95% và trung bình họ dùng 3 giờ 18 phút để sử dụng Internet qua di động.

Đây là con số khá ấn tượng, chứng minh smartphone đang được ưu tiên làm thiết bị kết nối chính nhờ sự tiện lợi và phổ biến.

Nhờ giá thành rẻ, dễ tiếp cận với giá khoảng 260.000 VNĐ/tháng, cùng với đó là chất lượng Internet ngày càng được cải thiện, hiện nay đã đạt tới 60,88 Mbps, tăng khoảng 40,7% so với năm 2019 đã khiến Internet được phủ sóng rộng rãi.

Đưa Việt Nam nằm trong TOP 12 những quốc gia có giá thành Internet rẻ nhất trên toàn cầu và đứng thứ 2 Đông Nam Á về tốc độ Internet trên di động.

Facebook và Youtube là 2 mạng xã hội trên di động được sử dụng nhiều nhất

Hình 2.6: Thị phần các mạng xã hội tại Việt Nam

viet/195299.html)

Tính đến tháng 12/2020, dân số Việt Nam đạt hơn 97,3 triệu người, trong đó có 72 triệu người sử dụng mạng xã hội tương đương 73% dân số.

Mạng xã hội, ứng dụng xem phim và nhắn tin là các loại ứng dụng phổ biến nhất mà người dùng Việt sử dụng.

Vì vậy Facebook và Youtube cũng là hai ứng dụng mà người dùng dành nhiều thời gian nhất với lần lượt chiếm 25% và 12% thời gian khi sử dụng trên điện thoại di động.

Đối với các ứng dụng nhắn tin, Zalo đã vượt qua Facebook Messenger để trở thành ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất, chiếm 6% - 7% thời gian sử dụng. Ngoài ra còn nhiều ứng dụng khác cũng được người dùng ưa chuộng như Skype, Viber, Wechat…

Một mạng xã hội khác là Instagram thậm chí đã bị Tiktok vượt mặt trong cuộc khảo sát này khi chiếm tới 4% lượng sử dụng.

Đặc biệt, sự bùng nổ của TikTok sau đại dịch với 16 triệu lượt tải trong năm 2020 đã khiến ứng dụng video ngắn trở thành xu hướng giải trí mới tại Việt Nam, dự báo thị trường này sẽ còn sôi động hơn trong năm 2021 với sự vào cuộc của Instagram và Youtube.

Hình 2.7: Thống kê thời gian sử dụng thiết bị di động

(Nguồn: https://bnews.vn/nhung-danh-gia-ve-muc-do-su-dung-smartphone-cua-nguoi- viet/195299.html)

Cũng theo báo cáo của Appota, cụ thể thời gian trung bình mỗi ngày sử dụng di động đã có mức tăng trưởng trong năm 2020 là 25%, từ 4 giờ/ngày lên 5,1 giờ/ngày.

Lý do tác động lớn nhất dẫn đến sự gia tăng này là do tác động của COVID- 19 và khoảng thời gian giãn cách xã hội trước đó đã làm thay đổi thói quen và gia tăng thời gian tương tác với thế giới thông qua smartphone.

Nhờ tỷ lệ sở hữu điện thoại di động cao và tỷ lệ hấp thụ tốt, các ứng dụng tại Việt Nam đang có được thuận lợi trong việc phân phối với lượt tải mỗi ứng dụng nhiều hơn 170% so với mức trung bình toàn cầu.

Vì vậy, đây cũng là nơi đặt quảng cáo hiệu quả cho các nhãn hàng muốn tiếp cận lượng người dùng đông đảo trong nước.

Các nhà phát triển ứng dụng cũng phần nào hưởng lợi về mặt doanh thu nếu áp dụng hình thức thương mại hoá này

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp trong quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông. (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w