Tại thị trường Hàn Quốc

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp trong quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông. (Trang 40 - 41)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Tại thị trường Hàn Quốc

Giống như Nhật Bản, tinh thần dân tộc là nền tảng cho chính sách phát triển và bảo hộ viễn thông của Hàn Quốc. Họ đã thành công với chính sách ưu tiên tập trung đầu tư của Chính phủ trong thời kỳ tăng tốc phát triển theo số lượng và chính sách gắn chặt phát triển mạng lưới với xây dựng công nghiệp sản xuất thiết bị.

Đến năm 1996, Hàn Quốc đã là một trong 10 quốc gia có mạng lưới viễn thông lớn nhất thế giới. Mật độ điện thoại đạt 37 máy/100 dân, tất cả mạng lưới đều được tự động hoá, tốc độ phát triển viễn thông của Hàn Quốc trong thập kỷ 80 của thế kỷ XX cao gấp đôi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Sự phát triển vượt bậc của viễn thông Hàn Quốc đã được Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU) coi đây là trường hợp điển hình để các nước khác noi theo.

Quá trình phát triển của viễn thông Hàn Quốc có các điểm chính sau:

a. Chính sách ưu tiên đầu tư

Từ những năm 70 trở lại đây, đầu tư viễn thông của Hàn Quốc đạt mức bình quân 1,5% GDP, cao hơn gấp đôi so với mức bình quân của các nước phát triển. Trong những năm 1970, nguồn vốn để đầu tư phát triển viễn thông chủ yếu lấy từ nguồn thu phí lắp đặt và doanh thu khai thác dịch vụ viễn thông. Thông qua các quy

định, Chính phủ đảm bảo cho phép ngành viễn thông được sử dụng 44% phí lắp đặt điện thoại và doanh thu khai thác dịch vụ viễn thông vào đầu tư phát triển mạng lưới.

b. Chú trọng phát triển công nghiệp viễn thông

Cùng với việc ưu tiên phát triển mạng lưới viễn thông, Chính phủ Hàn Quốc cũng có chính sách tăng cường nghiên cứu khoa học trong nước và nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, từng bước làm chủ công nghệ để phát triển nền công nghiệp sản xuất viễn thông, tạo sự chủ động trong việc phát triển và khai thác mạng lưới sau này. Năm 1976, Chính phủ thành lập Viện Nghiên cứu Điện tử Viễn thông thuộc Bộ Bưu điện Hàn Quốc và xác định nhiệm vụ trọng tâm của Viện này là nghiên cứu tổng đài điện tử. Chính phủ đã xây dựng một chương trình quốc gia về nghiên cứu tổng đài điện tử.

Sau tất cả các cố gắng và sáng tạo của mình, với kinh phí 28 triệu USD (chưa kể các chi phí nghiên cứu thông qua các liên doanh), năm 1985 đã Hàn Quốc trở thành quốc gia thứ 10 trên thế giới có thể sản xuất tổng đài điện tử họ TDX. Bắt đầu là thế hệ TDX-1A với 10.000 số, năm 1991 Hàn Quốc đã cho sản xuất hàng loạt thế hệ tổng đài TDX-10 với dung lượng 100.000 số để đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Đến năm 1996, Hàn Quốc đã trang bị hơn 1 triệu tổng dài TDX-1A; 3,5 triệu tổng đài TDX-1B (dung lượng 22.000 số) và hơn 2 triệu tổng đài TDX-10 trên mạng lưới viễn thông của mình.

Để bảo hộ ngành sản xuất công nghiệp viễn thông, từ năm 1970 Chính phủ Hàn Quốc đã không cho phép nhập khẩu tổng đài thành phẩm. Các hãng nước ngoài muốn cung cấp tổng đài cho Hàn Quốc phải thiết lập các liên doanh với những tập đoàn công nghiệp Hàn Quốc. Ngoài ra, Chính phủ cũng khuyến khích các tập đoàn công nghiệp xuất khẩu tổng đài sang Trung Quốc, các nước Trung Đông, Đông Âu và các nước Đông Nam Á.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp trong quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông. (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w