Chính trị và xã hội

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp trong quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông. (Trang 79 - 81)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.1.2. Chính trị và xã hội

Việt Nam đi theo nguyên mẫu xã hội chủ nghĩa độc đảng. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong những năm qua đất nước không ngừng đổi mới, chính trị xã hội luôn ổn định, đời sống vật chất tinh thần được nâng cao. Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một thị trường hấp dẫn và tin cậy của các nhà đầu tư nước ngoài. Với bối cảnh như vậy tạo ra nhiều thuận lợi cho các ngành kinh tế phát triển mạnh đặc biệt là ngành bưu chính viễn thông nói chung và dịch vụ viễn

thông di động nói riêng.

Trong mấy năm vừa qua, luật pháp đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng tạo sự cạnh tranh công bằng hơn cho các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực. Và lĩnh vực bưu chính viễn thông cũng vậy, Chính phủ đã cho phép nhiều doanh nghiệp tham gia vào khai thác thị trường di động tại Việt Nam, xóa bỏ chế độ độc quyền trong cung cấp dịch vụ này.

Bộ Bưu chính Viễn thông tiếp tục duy trì chính sách khuyến khích cạnh tranh, giảm độc quyền bằng nhiều chính sách, quản lý bằng Pháp lệnh bưu chính viễn thông tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới đi lên.

Về xu hướng quản lý giá cho thấy giá cước sử dụng dịch vụ di động cũng như cước viễn thông liên tục giảm, giờ đây giá cước sử dụng dịch vụ di động chỉ còn giá cước trong nước và giá cước quốc tế.

Ngày 26/8/2003, Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) ban hành quyết định 148/2003 về cước kết nối giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông. Theo đó đối với cuộc gọi kết cuối vào mạng điện thoại di động của doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế, mạng này được trả 820đ/phút. Đối với cuộc gọi kết cuối vào mạng điện thoại di động của doanh nghiệp không chiếm thị phần khống chế, mạng này được trả 900đ/ phút.

Đặc biệt là sau khi chính phủ ban hành quyết định 217(27/10/2003) về giá cước dịch vụ bưu chính viễn thông thì các doanh nghiệp mới đã có thể sử dụng một vũ khí cạnh tranh quan trọng với Tổng công ty Bưu chính Viễn thông (VNPT) là giá cước. Theo quy định mới, Bộ bưu chính viễn thông chỉ kiểm soát giá cước một số dịch vụ viễn thông đối với các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế (ở đây là VNPT và Viettel), các doanh nghiệp không có thị phần khống chế được quyền tự quyết định giá cước của mình. Các dịch vụ quan trọng mà các doanh nghiệp không chiếm thị phần khống chế được quyền quyết định giá cước là: điện thoại di động, điện thoại đường dài trong nước và quốc tế, Internet.

Tháng 6/2007, Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã thông báo thả nổi giá cước dịch vụ di động nhằm tạo bước cạnh tranh bình

đẳng hơn trên thị trường dịch vụ viễn thông di động và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Khi thị trường dịch vụ viễn thông di động Việt Nam chưa bão hòa, các doanh nghiệp chạy đua để giành thị phần, phát triển thuê bao thì công cụ hữu hiệu nhất mà các nhà cung cấp đang sử dụng hiện nay là giảm giá cước dịch vụ vì mức cước hiện nay vẫn còn có thể giảm được nữa.

Xu hướng giảm giá cước viễn thông vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp tham gia khai thác thị trường dịch vụ viễn thông di động. Cùng với hội nhập kinh tế như hiện nay thì sẽ có nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào khai thác thị trường di động đầy tiềm năng của chúng ta và do đó cạnh tranh sẽ càng khốc liệt hơn. Doanh nghiệp nào không có chiến lược đúng đắn sẽ bị đào thải khỏi cuộc chơi trên thương trường.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp trong quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông. (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w