6. Kết cấu của luận văn
1.4.3. Tại thị trường Trung Quốc
Vào năm 1980, mạng điện thoại Trung Quốc vẫn còn hết sức lạc hậu. Tổng dung lượng mạng điện thoại công cộng chỉ đạt 4,355 triệu số. Số đường dây chính điện thoại là 2,14 triệu, chiếm tỷ lệ 0,67% tổng số toàn thế giới, nếu so sánh chỉ tiêu
này với các nước phát triển thì Trung Quốc còn kém rất xa (Mỹ: 94,28 triệu; CHLB Đức: 20,53 triệu; Anh: 17,89 triệu; Nhật Bản: 38,61 triệu). Số mạch đường dài của Trung Quốc vào năm 1980 chỉ có 22.000, số mạch điện báo công cộng chỉ là 8.800, trong khi chỉ tiêu tương ứng của Mỹ lúc đó là 1,8 triệu, Ấn Độ là 100.000 mạch. Như vậy, mạng lưới viễn thông của Trung Quốc thời điểm đó không những kém xa các nước phát triển mà còn kém cả các nước đang phát triển khác.
Trước thực tế kém phát triển của ngành thông tin bưu điện cộng với áp lực của cải cách mở cửa, Chính phủ Trung Quốc đã có những lựa chọn chiến lược hợp lý, đưa ngành bưu điện thực hiện những bước phát triển nhảy vọt. Chiến lược đó có những điểm chính sau:
a. Thực thi các chính sách ưu tiên phát triển thông tin
Để tăng nhanh phát triển thông tin bưu điện, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương đã đề ra một loạt các chính sách trợ giúp trọng điểm, ưu tiên phát triển gồm:
Chính sách tăng thu phí lắp đặt máy điện thoại
Việc phát triển ngành thông tin bưu điện đòi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư lớn, nếu chỉ dựa vào đầu tư của Nhà nước thì khó lòng đáp ứng đủ. Năm 1979, Bộ Bưu điện đã tham khảo cách làm của nước ngoài và trình lên Quốc vụ viện giải pháp tăng cước lắp đặt điện thoại và đã được đồng ý. Ngày 30/8/1990, được sự phê chuẩn của Quốc vụ viện và tổng cục vật giá quốc gia, Bộ Bưu điện đã ban hành thông tư xác định nguyên tắc tính phí lắp đặt thống nhất. Theo đó, giá thành xây dựng bao gồm: Chi phí xây dựng phòng máy, chi phí xây dựng đường ống, chi phí xây dựng đường dây, chi phí đầu tư cho thiết bị,… Mức phí lắp đặt lúc đó khoảng 3.000 – 5.000 NDT, tương đương 4-7 triệu đồng. Chính sách này cũng đã đưa lại một nguồn lớn vốn đầu tư cho bưu điện Trung Quốc.
b. Lấy nhu cầu thị trường làm phương hướng phát triển
Gồm các ý chính sau:
thị trường làm phương hướng.
Xuất phát từ nhu cầu thị trường, điều chỉnh, xây dựng mục tiêu chiến lược phát triển thông tin.
Xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu thị trường, kiên trì làm nổi bật trọng điểm, bảo đảm phát triển hài hoà.
Lấy nhu cầu thị trường làm phương hướng chuyển biến cơ chế, mở rộng kinh doanh.
cao
c. Dựa vào tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển thông tin ở mức khởi điểm
Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, trong lúc thực trạng mạng lưới thông tin bưu điện Trung Quốc đang còn hết sức lạc hậu, tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật của ngành viễn thông thế giới phát triển rất nhanh và đã bắt đầu bước vào thời kỳ số hoá. Trước tình hình đó, Bộ Bưu điện đã đề ra quyết sách quan trọng là bỏ qua giai đoạn phát triển kỹ thuật thông thường như các nước phát triển đã làm, và phải dựa vào tiến bộ khoa học công nghệ thế giới, đưa mạng thông tin phát triển bằng cách đầu tư thẳng vào công nghệ tiên tiến. Thực tiễn đã chứng minh là quyết sách này hoàn toàn đúng đắn, đối với các nước đã đầu tư hạ tầng mạng lưới hoàn chỉnh bằng các công nghệ cũ (viba, cáp đồng trục, tổng đài cơ điện, …) thì đứng trước xu hướng cập nhật công nghệ mới, họ sẽ phân vân. Riêng với Trung Quốc, khởi điểm là mức công nghệ rất thấp nên họ sẵn sàng từ bỏ và đầu tư công nghệ mới mà không phải tiếc rẻ các thiết bị hiện tại trên mạng lưới.
Trong quá trình đầu tư phát triển mạng lưới thông tin, Trung Quốc cũng rất chú trọng xử lý các mâu thuẫn trong các mối quan hệ: giữa tăng nhanh tiến bộ kỹ thuật với đảm bảo tính hoàn chỉnh của mạng lưới; giữa ứng dụng kỹ thuật tiên tiến với đảm bảo tính thống nhất của mạng lưới; giữa ứng dụng kỹ thuật tiên tiến với nâng cao trình độ kỹ thuật chung của mạng lưới; giữa ứng dụng kỹ thuật tiên tiến với đảm bảo sự ổn định tương đối của thiết bị trên mạng lưới; giữa nhập khẩu và tự lực cánh sinh.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC ĐƠN VỊ VIỄN THÔNG