Thúc đẩy phát triển mạng 5G

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp trong quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông. (Trang 68 - 71)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.3.4. Thúc đẩy phát triển mạng 5G

Từ khi 5G được triển khai lần đầu tiên vào tháng 4/2019, đến nay đã có 140 nhà mạng ra mắt mạng 5G thương mại tại gần 60 quốc gia, trong khi 270 nhà mạng khác đã đầu tư vào 5G. "Chúng ta đang hướng tới 750 triệu smartphone 5G sớm vào đầu năm 2022. Một năm sau đó, chúng ta hy vọng sẽ có 1 tỷ kết nối 5G đồng nghĩa với việc đã nhanh hơn 2 năm so với chuyển đổi lên mạng 4G. Đến năm 2025, 5G sẽ đạt được 4 tỷ kết nối, hướng tới 5G cho tất cả mọi người, giúp chúng ta xây dựng một thế giới kết nối mọi nơi", bà An Chen cho biết.

Đại dịch đã tạo ra sóng gió cho nền kinh tế toàn cầu, gây áp lực lên các hệ thống chăm sóc sức khỏe, tổn thất cho thương mại và du lịch, làm gián đoạn chuỗi cung ứng... "Các công ty đang tự đổi mới bằng việc tạo ra các mô hình kinh doanh mới và tăng tốc CĐS. 5G sẵn sàng thúc đẩy CĐS trong mọi lĩnh vực, từ ô tô, năng lượng đến thị trường bán lẻ... 5G kích hoạt một chu kỳ đổi mới sáng tạo hoàn toàn mới dẫn đến các mô hình kinh doanh, dịch vụ mới và nhiều hình thức tương tác với khách hàng".

5G cũng sẽ thúc đẩy việc tạo ra các ngành và dịch vụ hoàn toàn mới chưa từng xuất hiện. 5G được kỳ vọng sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu, với dự báo sẽ tạo ra khoảng 13,1 nghìn tỷ USD và 2 triệu việc làm mới vào năm 2035.

5G đã nhanh chóng trở thành công nghệ có khả năng tác động và mang lại thay đổi đối với mọi người và mọi thứ xung quanh chúng ta. Dù các hệ thống mạng vẫn

đang còn trong giai đoạn phát triển nhưng việc triển khai đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng trên toàn thế giới. 5G là nền tảng có thể đem đến nhiều sự đổi mới vượt ngoài sự tưởng tượng của chúng ta và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong nhiều ngành.

Tương tự như việc tăng tốc triển khai 5G, bà An Chen cho biết CĐS chỉ có thể diễn ra khi được thúc đẩy một cách toàn diện. Nhu cầu kết nối chưa bao giờ rõ ràng hơn hiện nay. Có thể nói, bây giờ chính là lúc các cơ quan chức năng đảm bảo các phổ sóng mmwave băng tần thấp, trung bình và cao luôn hiện diện đầy đủ để có thể khai thác được toàn bộ tiềm năng của 5G... Các nhà mạng có nhiệm vụ triển khai mạng 5G trên toàn thế giới và các OEM cũng như những lập trình viên tạo ra các thiết bị và ứng dụng 5G đến với nhiều người hơn.

"Điều này sẽ củng cố nền kinh tế toàn cầu bằng cách tạo ra các ngành mới và thúc đẩy chu kỳ CĐS với sự hỗ trợ của 5G", bà An Chen nhận định.

Các nhà mạng Việt Nam chạy đua cung cấp dịch vụ 5G

Hiểu rõ những thế mạnh cũng như cơ hội, thách thức CĐS, với nền tảng công nghệ viễn thông thế hệ mới đang được triển khai, tại Việt Nam, các nhà mạng Vinaphone, Viettel, MobiFone đã sớm cung cấp thử nghiệm dịch vụ công nghệ 5G.

Tháng 12/2020, mạng di động VinaPhone của VNPT đã trở thành nhà mạng đầu tiên được cấp phép phủ sóng 5G thương mại tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Trải nghiệm thực tế cho thấy, tốc độ của VinaPhone 5G lên đến hơn 1 Gbps, nhanh gấp 10 lần so với mạng 4G và có độ trễ gần như bằng 0. Từ đó đến nay, VinaPhone liên tục phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống kỹ thuật để mở rộng vùng phủ sóng 5G, tăng trải nghiệm người dùng một cách tốt nhất.

Dịch vụ công nghệ 5G được VNPT cung cấp thử nghiệm đã chứng tỏ VNPT với mạng lưới và cơ sở hạ tầng ngày càng mở rộng; mạng lưới hoạt động ổn định, an toàn và bảo mật. Việc cung cấp triển khai thử nghiệm dịch vụ công nghệ 5G đang giúp VNPT dần hiện thực hóa các ứng dụng AI, IoT, robot... cho các thành phố thông minh và các doanh nghiệp (DN). Công nghệ 5G cũng góp phần đáp ứng các mục tiêu kinh doanh cũng như phát triển kinh tế xã hội, an toàn an ninh, quốc phòng và dự

phòng thảm họa.

Với công nghệ 5G đang được triển khai, VNPT đã và đang tiếp tục nỗ lực liên tục phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống kỹ thuật để mở rộng vùng phủ sóng 5G, tăng trải nghiệm người dùng một cách tốt nhất.

Trước những cơ hội và thách thức CĐS, VNPT cho biết sẵn sàng cùng với các đối tác, khách hàng là trong đó có các địa phương, bộ, ngành đem những công nghệ, hạ tầng tốt nhất để triển khai các giải pháp, dịch vụ và sản phẩm viễn thông, CNTT thông minh, góp phần xây dựng các địa phương trở thành những đô thị thông minh, sáng tạo, văn minh, hiện đại trong thời gian không xa.

Chia sẻ về triển khai 5G của Viettel, ông Lê Bá Tân, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty mạng lưới Viettel cho biết: trong giai đoạn 2020 - 2022, Viettel sẽ triển khai mạng 5G diện hẹp theo kiến trúc NSA, thử nghiệm mạng 5G SA và các dịch vụ mới, thử nghiệm và triển khai thiết bị 5G Make in Vietnam.

Tháng 2/2021, 17.500 thuê bao đã đăng ký thành công gói 5G khuyến mại trên 29.000 máy đang hỗ trợ 5G mạng Viettel. Dự kiến quý 4/2021, 30 tỉnh/thành lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị sẽ được phủ sóng 5G. Xa hơn trong giai đoạn 2023 – 2025, Viettel sẽ triển khai 5G diện rộng và cung cấp thương mại các dịch vụ eMBBm, uRLLCm mMTC. Đến năm 2026, Viettel sẽ triển khai mạng diện rộng trên toàn quốc.

Về triển khai 5G, MobiFone cho biết năm 2021, MobiFone đồng loạt triển khai dịch vụ 5G tại nhiều tỉnh, thành. Ông Tô Mạnh Cường, Tổng giám đốc MobiFone chia sẻ: "Công nghệ 5G đóng vai trò quan trọng trong hạ tầng của nền kinh tế số, nền tảng cho việc thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp 4.0".

Theo đó, ông Cường cho biết cơ hội to lớn mà 5G mang lại không chỉ dành riêng MobiFone mà của tất cả các đối tác, khách hàng của MobiFone. Giai đoạn tiếp theo, ngay khi được Bộ TT&TT cấp phép chính thức triển khai 5G thương mại trên phạm vi toàn quốc, MobiFone cam kết sẽ là nhà mạng tiên phong trong việc đầu tư, phát triển 5G với mục tiêu mang lại dịch vụ tốt nhất, chất lượng nhất tới cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp trong quá trình chuyển đổi số của các đơn vị viễn thông. (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w