Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống pháp luật cho nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng quốc tế tại Việt Nam (Trang 68 - 69)

Quá trình hoàn thiện pháp luật cho hoạt động bảo lãnh quốc tế ở Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của hoạt động bảo lãnh quốc tế. Qua phân tích nội dung pháp luật về hoạt động bảo lãnh quốc tế tại Việt Nam, có thể thấy rằng pháp luật Việt Nam đã đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất, từ thực trạng hệ thống pháp luật cho nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế, nhìn chung pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có sự tương đồng trong quy định về các chủ thể tham gia và phạm vi hoạt động bảo lãnh, nội dung các cam kết bảo lãnh, việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh,… Thực tế này đã phản ánh quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật cho nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế tại các NHTM ở Việt Nam luôn dựa trên việc kế thừa và tiếp thu sự tiến bộ của pháp luật thế giới, điều này phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế cũng như mục tiêu mà

Đảng và Nhà nước ta luôn hướng tới. Sự gắn kết giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế là vô cùng quan trọng và cần thiết khi chúng ta muốn đẩy mạnh sự phát triển của hoạt động bảo lãnh ngân hàng quốc tế.

Thứ hai, pháp luật cho hoạt động bảo lãnh quốc tế tại Việt Nam đã xây dựng được các quy định thủ tục, yêu cầu về nội dung của các hợp đồng/ thoả thuận cấp bảo lãnh cũng như các cam kết bảo lãnh để các TCTD có cơ sở xây dựng quy trình nội bộ và thực hiện. Đồng thời, quy trình nội bộ của các TCTD cũng đã đảm bảo nguyên tắc tuân thủ các quy định pháp luật và phù hợp với thực tế hoạt động riêng tại tổ chức. Ngoài những yêu cầu bắt buộc về nội dung của hợp đồng/ thoả thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh, các chủ thể có thể thoả thuận các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật để đảm bảo nguyên tắc tự do trong kinh doanh. Các quy định liên quan đến nội dung của cam kết bảo lãnh và thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh phù hợp với quy định tại URDG 758 (ICC 2010).

Thứ ba, về luật áp dụng và giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động bảo lãnh quốc tế, pháp luật Việt Nam đã khá linh hoạt khi cho phép các chủ thể có quyền lựa chọn luật áp dụng, lựa chọn cơ quan thẩm quyền để giải quyết tranh chấp bao gồm cả toà án, trọng tài nước ngoài và pháp luật nước ngoài. Các quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hoạt động bảo lãnh thương mại quốc tế, tăng cơ hội tiếp cận với nguồn vốn quốc tế cho các chủ thể kinh tế trong nước.

Nhìn chung pháp luật cho hoạt động bảo lãnh quốc tế tại Việt Nam đã tạo ra khung pháp lý chung cho hoạt động của các chủ thể, đảm bảo được tính tương quan với pháp luật quốc tế và sự phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo cơ sở cho sự phát triển hoạt

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống pháp luật cho nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng quốc tế tại Việt Nam (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w