Nâng cao kiến thức pháp luật cho các chủ thể trong hoạt động bảo lãnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống pháp luật cho nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng quốc tế tại Việt Nam (Trang 91 - 105)

quốc tế

Xuất phát từ thực trạng áp dụng pháp luật hoạt động bảo lãnh quốc tế tại các NHTM hiện nay, vẫn tồn tại nhiều trường hợp hiểu sai và vận dụng sai pháp luật dẫn đến những tranh chấp nghiêm trọng xảy ra. Theo đề xuất của nhiều cơ quan, tổ chức; việc nâng cao kiến thức pháp luật cho các chủ thể là một trong những giải pháp hiệu quả để hoàn thiện hệ thống pháp luật cho nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế tại các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay.

3.2.4.1. Đối với ngân hàng

Là chủ thể trực tiếp cung cấp dịch vụ bảo lãnh quốc tế, tổ chức tín dụng và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực thi pháp luật. Để hoạt động bảo lãnh quốc tế nói riêng và toàn bộ hoạt động cấp tín dụng nói chung tăng trưởng an toàn và vững mạnh, các TCTD cần đặc biệt chú trọng tới tính tuân thủ pháp luật.

Đầu tiên, các TCTD cần thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế liên quan đến hoạt động bảo lãnh quốc tế. Pháp luật quốc gia và quốc tế là cơ sở cho hoạt động của các TCTD. Việc nâng cao kiến thức pháp luật và cập nhật sự thay đổi của pháp luật giữ vai trò quyết định đối với hoạt động của các TCTD. Không chỉ các cán bộ trực tiếp thực hiện nghiệp vụ mà các cấp giám sát, quản lý cũng cần nắm rõ quy định của pháp luật để vận dụng đúng và hiệu quả. Trong trường hợp này, bộ phận pháp chế của các ngân hàng phát huy vai trò cập nhật, phổ biến, hướng dẫn thi hành pháp luật đối với hoạt động nghiệp vụ. Nếu công tác trang bị kiến thức pháp luật của ngân hàng được thực hiện tốt thì hoạt động nghiệp vụ cũng sẽ đảm bảo an toàn và không bị tác động tiêu cực trước xu hướng thay đổi liên tục của pháp luật quốc gia và quốc tế.

Thứ hai, các TCTD cần xây dựng quy trình, hướng dẫn nội bộ riêng đối với hoạt động bảo lãnh. Các quy định, hướng dẫn nội bộ phải đảm bảo tính tuân thủ pháp luật có liên quan và phù hợp với hoạt động thực tế của mỗi TCTD. Hướng dẫn

nội bộ về áp dụng quy định pháp luật đối với từng hoạt động, những lưu ý trong áp dụng quy định pháp luật sẽ là cơ sở trực tiếp để thực hiện nghiệp vụ của các cán bộ tín dụng. Quy chế, quy trình BLNH được xây dựng tốt sẽ là cơ sở để các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá hồ sơ, thẩm định nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của khách hàng, đồng thời cũng là công cụ để quản trị rủi ro, kịp thời phát hiện những sai phạm trong quá trình thực hiện. Quy định nội bộ cần phải cụ thể, chặt chẽ và cập nhật trước những thay đổi của tình hình thực tế để giúp cho hoạt động bảo lãnh phát triển lành mạnh, bền vững.

Thứ ba, tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động bảo lãnh quốc tế là một trong những giải pháp giúp nâng cao chất lượng nghiệp vụ cũng như hạn chế được nhiều rủi ro so với hình thức giao dịch trực tiếp. Hiện nay, nhiều đối tượng lợi dụng niềm tin và sơ hở của TCTD để thực hiện các hành vi lừa đảo, làm giả chứng từ nhằm mục đích trục lợi. Áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bảo lãnh đang là xu hướng phổ biến đang được các TCTD hết sức chú trọng. Phổ cập công nghệ in ấn hiện đại đối với các chứng thư bảo lãnh để có thể dễ dàng nhận dạng và phân biệt tính thật giả hay xây dựng hệ thống tra cứu thông tin và xác thực bảo lãnh online,… là những giải pháp hiệu quả để các tổ chức phát hành để hạn chế rủi ro từ các hành vi giả mạo, lừa đảo và đảm bảo sự thuận tiện, an toàn cho khách hàng.

Thứ tư, nâng cao trình độ cán bộ tín dụng và thực hiện phân công, bố trí hợp lý. Con người luôn là yếu tố giữ vai trò quyết định không chỉ trong hoạt động bảo lãnh mà còn trong bất kỳ hoạt động kinh tế nào. Trước tiên, cần nâng cao kiến thực và trình độ hiểu biết về pháp luật cho cán bộ thông qua đào tạo nội bộ, các chương trình trao đổi, bổ sung kiến thức liên ngân hàng. Đối với hoạt động bảo lãnh quốc tế, năng lực ngoại ngữ là yêu cầu hàng đầu để giúp cán bộ tín dụng am hiểu, nắm rõ các điều khoản hợp đồng; từ đó vận dụng đúng và hiệu quả pháp luật. Các cán bộ tín dụng, quản lý cần thường xuyên trau dồi khả năng ngoại ngữ, cập nhật thông tin về các quy định pháp luật, những thay đổi trong xu hướng phát triển của bảo lãnh quốc tế và pháp luật quốc tế để có thể vận dụng hiệu quả vào hoạt động thực tế.

Đồng thời, công tác bố trí và phân công lao động hợp lý, phù hợp với trình độ, năng lực, nguyện vọng cũng có vai trò tích cực trong cải thiện năng suất và chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế.

Cuối cùng, mỗi tổ chức cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tuân thủ quy định pháp luật cũng như hướng dẫn nội bộ trong hoạt động nghiệp vụ. Dù ở bất kỳ tổ chức nào thì hoạt động kiểm tra, giám sát luôn giữ vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt trong hoạt động bảo lãnh quốc tế tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến động, công tác giám sát tuân thủ cần được các NHTM hết sức chú trọng. Có nhiều trường hợp do sự thiếu hiểu biết về pháp luật của cán bộ phụ trách hay công tác quản lý thiếu chặt chẽ đã dẫn đến khiến cho ngân hàng gặp phải rủi ro và thậm chí phát sinh tranh chấp, kiện tụng. Bảo lãnh quốc tế là một nghiệp vụ chuyên nghiệp và đặc thù, chỉ được thực hiện bởi những ngân hàng đã được NHNN cấp phép hoạt động. Để đảm bảo tính tuân thủ pháp luật, tính an toàn hoạt động cũng như nâng cao vị thế của ngân hàng đối với khách hàng và đối thủ cạnh tranh, công tác kiểm tra giám sát là hoạt động không thể thiêú khi các NHTM theo đuổi mục tiêu tăng trưởng gắn liền với xu hướng hội nhập quốc tế. Công tác kiểm tra tuân thủ nội bộ không chỉ giữ vai trò đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng mà còn giúp kịp thời phát hiện ra những sai phạm để đưa ra biện pháp xử lý, hạn chế tối đa tổn thất và đảm bảo sự ổn định trong hoạt động của tổ chức.

3.2.4.2. Đối với bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh

Ngoài bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh là hai chủ thể trực tiếp tham gia hoạt động bảo lãnh. Tuy nhiên, so với bên bảo lãnh là chủ thể chuyên nghiệp, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh thường là những chủ thể có kiến thức về pháp luật hạn chế hơn. Hiện nay, thực tế hoạt động cấp bảo lãnh quốc tế của nhiều ngân hàng cho thấy các chủ thể này thậm chí không hề hiểu rõ và không thể phân biệt được sự khác nhau giữa các hình thức bảo lãnh ngân hàng. Hơn nữa, luật áp dụng cho từng phương thức bảo lãnh còn là vấn đề hết sức mới mẻ đối với các chủ thể này. Để hạn chế rủi ro trong hoạt động thương mại quốc tế do sự thiếu tin tưởng giữa các bên, các chủ thể tìm tới bảo lãnh ngân hàng như là một công cụ hữu hiệu để giải quyết tất cả những nỗi lo này. Tuy nhiên, mỗi hình thức

bảo lãnh khác nhau có thể sẽ phụ thuộc vào những quy định pháp luật khác nhau, bao gồm cả pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế. Nếu không hiểu rõ về đặc thù của mỗi loại bảo lãnh và luật áp dụng, các chủ thể sẽ phải đối mặt với rất nhiều bất lợi. Khi không nắm rõ các quy định pháp luật, các chủ thể có thể hiểu nhầm và áp dụng sai pháp luật. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh nhiều rủi ro và tranh chấp giữa các chủ thể trong hoạt động bảo lãnh quốc tế.

Chính vì vậy, việc nâng cao kiến thức pháp luật đối với chủ thể được bảo lãnh và chủ thể nhận bảo lãnh là một trong những biện pháp cần thiết để góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật. Là những chủ thể trực tiếp của giao dịch thương mại quốc tế, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh cần chủ động tìm hiểu rõ về các hình thức bảo lãnh ngân hàng, luật áp dụng và sự thay đổi của môi trường kinh doanh, pháp lý. Trong thời đại công nghệ tiên tiến hiện nay, có rất nhiều phương thức hiệu quả giúp các chủ thể có thể nâng cao kiến thức pháp luật nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm thời gian, chi phí. Các quy định của pháp luật áp dụng hiện nay đều được công bố rộng rãi và công khai trên mạng internet, mọi đối tượng đều có thể dễ dàng tiếp cận. Đây cũng là nguồn thông tin miễn phí và hiệu quả mà các chủ thể nên tận dụng. Các khoá học online từ các trung tâm đào tạo hay các buổi chia sẻ kiến thức pháp luật liên kết với ngân hàng cũng sẽ đem đến nguồn thông tin bổ ích và giúp đỡ các chủ thể rất nhiều khi tham gia quan hệ thương mại quốc tế.

Ngoài việc trang bị kiến thức pháp luật, trình độ năng lực ngoại ngữ cũng là yếu tố rất quan trọng đối với các chủ thể. Khi thiết lập quan hệ với đối tác, ràng buộc mang tính chất pháp lý quan trọng nhất là hợp đồng. Trong quan hệ hợp tác quốc tế, đặc biệt đối với những trường hợp thiết lập quan hệ lần đầu, việc tìm hiểu rõ đối tác và nắm vững quy định hợp đồng là vô cùng cần thiết đối với các chủ thể. Các chủ thể có thể sẽ gặp phải những rủi ro và tổn thất nếu hiểu không đúng nội dung các điều khoản từ đó dẫn tới việc không hoàn thành nghĩa vụ quy định tại hợp đồng. Việc hiểu sai nội dung hợp đồng cũng có thể dẫn tới áp dụng sai pháp luật. Bởi vậy, mỗi chủ thể cần không ngừng nâng cao năng lực ngoại ngữ để có thể nắm bắt toàn diện và vận dụng các điều kiện, điều khoản, quy định pháp luật một cách hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, trước khi thiết lập quan hệ với đối tác, mỗi chủ thể cần tìm hiểu rõ về đối tác của mình cũng như môi trường pháp lý ở quốc gia của đối tác. Việc lựa chọn đối tác đáng tin cậy và am hiểu quy trình pháp lý sẽ giúp các chủ thể hạn chế được những bất trắc có thể xảy ra. Với những đối tác lần đầu giao dịch, các chủ thể cần nghiên cứu kỹ các điều khoản của giao dịch để lựa chọn phương thức bảo lãnh phù hợp. Khi không chắc chắn về các phương thức bảo đảm bằng bảo lãnh, các chủ thể có thể tham khảo tư vấn từ nhân viên ngân hàng hay các cơ quan luật pháp. Đồng thời, trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng, bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh nên thoả thuận lựa chọn TCTD có tên tuổi và uy tín. Các ngân hàng lớn và uy tín sẽ là lựa chọn an toàn hơn cho các cá nhân, doanh nghiệp có tầm hiểu biết pháp luật hạn chế. Đây cũng là một trong những giải pháp mà các chủ thể nên cân nhắc khi tham gia vào quan hệ quốc tế vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro không thể lường trước.

Tóm lại, việc lựa chọn hoà nhập xu hướng quốc tế luôn mở ra những cơ hội mới và hứa hẹn tiềm năng phát triển nhưng cũng không thể tránh khỏi những rủi ro, biến cố không thể lường trước. Không chỉ các chủ thể phát hành bảo lãnh quốc tế mà các bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh cũng cần phải cân nhắc và nghiên cứu kỹ càng, tính đến những rủi ro sẽ phải đối mặt và giải pháp để hạn chế rủi ro. Khi tham gia hoạt động bảo lãnh ngân hàng, dù với vai trò là bên được bảo lãnh hay bên nhận bảo lãnh, mỗi chủ thể cũng cần thấy được việc nâng cao kiến thức về hợp đồng, khả năng hiểu biết và áp dụng pháp luật sẽ là công cụ hỗ trợ hiệu quả để giúp các cá nhân, doanh nghiệp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đối với mỗi quốc gia, đây không chỉ là giải pháp giúp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật mà còn là công cụ để thúc đẩy tăng trưởng đối với hoạt động ngân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế đất nước nói chung.

KẾT LUẬN

Bảo lãnh quốc tế là một loại hoạt động không thể thiếu trong cơ cấu dịch vụ của các NHTM cũng như hoạt động thương mại quốc tế. Hoạt động bảo lãnh quốc tế không những đem lại lợi ích trực tiếp cho ngân hàng mà còn có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Hệ thống pháp luật ngày càng khẳng định vai trò, tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tăng trưởng nhanh chóng và an toàn của hoạt động bảo lãnh quốc tế. Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng hệ thống pháp luật được áp dụng tại các NHTM ở Việt Nam hiện nay và đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật là mục tiêu chính của luận văn này.

Luận văn “Hoàn thiện hệ thống pháp luật cho nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng quốc tế ở Việt Nam” được thực hiện với mục tiêu làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về hoạt động bảo lãnh ngân hàng và bảo lãnh quốc tế, phân tích thực trạng hệ thống pháp luật cho hoạt động này tại các NHTM ở Việt Nam, đánh giá những kết quả đã đạt được và những điểm bất cập còn tồn tại trong các quy định pháp luật hiện hành từ đó đưa ra định hướng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật. Cụ thể, luận văn đã hoàn thành được các mục tiêu sau:

Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hoá được các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau liên quan đến đề tài. Các công trình này cũng là tiền đề để tác giả tiếp tục hoàn thiện đề tài của mình.

Thứ hai, về mặt lý luận, tác giả đã tập trung làm rõ những lý luận cơ bản về hoạt động bảo lãnh ngân hàng nói chung và bảo lãnh quốc tế nói riêng bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò cùng những rủi ro thường phát sinh trong hoạt động này. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã hệ thống được các quy định của pháp luật trong nước và pháp luật quốc tế được áp dụng trong hoạt động bảo lãnh quốc tế ở Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, về mặt thực tiễn, dựa vào những số liệu về tình hình cung cấp dịch vụ bảo lãnh quốc tế tại một số NHTM ở Việt Nam trong thời gian gần đây và phân tích thực trạng pháp luật cho hoạt động bảo lãnh quốc tế của các NHTM, luận văn đã chỉ ra được những điểm bất cập, không hợp lý của hệ thống pháp luật hiện hành. Trên

cơ sở những bất cập đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời gian tới và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong hoạt động bảo lãnh quốc tế.

Mặc dù đã hết sức nỗ lực và cố gắng trong quá trình hoàn thiện luận văn, song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót do sự hạn chế về thời gian, nguồn tài liệu tham khảo, số liệu thực tế, trình độ và kinh nghiệm,… do đó rất mong nhận được sự đóng góp từ quý thầy cô và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Anh:

1. Matti S. Kurkela, (2008), Letters of Credit and Bank Guarantees under Internation Trade Law, Second Edition, Oxford University Press.

2. Roeland F. Bertrams, (2013), Bank Guarantees in International Trade, Fourth Revised Edition.

3. International Chamber of Commerce, (2010), Uniform Rules for Demand

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống pháp luật cho nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng quốc tế tại Việt Nam (Trang 91 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w