Hoàn thiện pháp luật về bảo lãnh quốc tế cần phải giải quyết được những

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống pháp luật cho nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng quốc tế tại Việt Nam (Trang 80 - 82)

bất cập của pháp luật hiện hành

Mục đích quan trọng nhất của việc hoàn thiện pháp luật là để khắc phục những bất cập từ hệ thống pháp luật hiện hành. Pháp luật tồn tại và thay đổi theo dòng chảy của thời gian và xu hướng quốc tế, một chính sách pháp luật có thể hiệu quả tại thời điểm này nhưng cũng có thể trở nên lạc hậu, không còn phù hợp trong giai đoạn tiếp theo. Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật cho hoạt động bảo lãnh quốc tế ở Việt Nam, việc giải quyết những bất cập của pháp luật hiện hành về bảo lãnh quốc tế là một yêu cầu tất yếu.

Mặc dù khuôn khổ pháp luật cho hoạt động bảo lãnh ở Việt Nam đã dần được sửa đổi, bổ sung để ngày càng hoàn thiện hơn nhưng trên thực tế phát sinh nhiều vấn đề cần khắc phục. Bảo lãnh ngân hàng nói chung và bảo lãnh quốc tế nói riêng đều có đặc trưng là chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật khác nhau. Ở Việt Nam hiện nay, Thông tư 09/VBHN-NHNN năm 2017 là văn bản luật chuyên ngành duy nhất điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể bảo lãnh trong khi bảo lãnh gồm rất

nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, liên quan đến các lĩnh vực khác nhau,… Phân tích trong trường hợp phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng xây dựng, các chủ thể của quan hệ này - đặc biệt là bên bảo lãnh ngoài việc cần nắm vững các vấn đề cốt lõi về bảo lãnh mà còn phải nghiên cứu kỹ các quy định của luật dân sự, đấu thầu, xây dựng,... Điều này thực sự gây khó khăn cho các chủ thể trong việc tìm hiểu và vận dụng pháp luật, đặc biệt là đối với các chủ thể có kiến thức về pháp luật hạn chế.

Bảo lãnh quốc tế hình thành có vai trò là cầu nối cho các chủ thể trong các mối quan hệ làm ăn với đối tác, giúp cho quá trình hợp tác diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, tranh chấp giữa các chủ thể là vấn đề xảy ra khá thường xuyên và phổ biến trong hoạt động bảo lãnh quốc tế. Nguyên nhân chính dẫn đến tranh chấp là sự xung đột lợi ích giữa các bên liên quan đến phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh, chứng từ xuất trình, ngân hàng từ chối thực hiện nghĩa vụ,…. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các chủ thể, pháp luật về bảo lãnh quốc tế cần phải đưa ra những hướng dẫn cụ thể về trình tự và thủ tục để giải quyết tranh chấp.

Pháp luật Việt Nam hiện tại chưa có quy định riêng về giải quyết tranh chấp trong hoạt động bảo lãnh quốc tế. Mỗi NHTM ở Việt Nam hiện nay đều sử dụng một mẫu hợp đồng bảo lãnh, cam kết bảo lãnh riêng hoặc có những yêu cầu khác nhau đối với chứng từ đòi tiền bảo lãnh,…Đây cũng là những bất tiện cho tất cả các chủ thể trong quan hệ bảo lãnh quốc tế. So sánh với hoạt động tài trợ thương mại quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ, UCP 600 (ICC 2007) hiện đang là nguồn luật điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể, bao gồm những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên, cách thức kiểm tra chứng từ, các yêu cầu đối với từng loại chứng từ, các nội dung khác liên quan đến việc xuất trình chứng từ,… Ngoài ra, việc kiểm tra chứng từ cũng tuân theo một văn bản hướng dẫn riêng là Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ ISBP 745 năm 2013. Nhờ có những quy định này mà hoạt động thanh toán quốc tế bằng LC mang tính chuẩn mực và chuyên nghiệp hơn so với bảo lãnh ngân hàng. Pháp luật về bảo lãnh quốc tế cần bổ sung quy định những mẫu chung cho từng loại bảo lãnh, hay hướng dẫn đối với chứng từ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh để đảm bảo tính tuân thủ và thuận tiện hơn cho các bên.

3.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật cho hoạt động bảo lãnh quốc tếtại các NHTM ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống pháp luật cho nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng quốc tế tại Việt Nam (Trang 80 - 82)