9. Cấu trúc luận văn
1.1.5.1. Bài tập tích hợp thực tiễn
Hoàng Phê (2000) định nghĩa: “ Bài tập là bài giao cho học sinh làm để vận dụng những điều đã học được”[17].
Lê Thanh Oai (2016) khẳng định:“Bài tập thực tiễn là dạng bài tập xuất phát từ các tình huống thực tiễn, được giao cho học sinh thực hiện để vận dụng những điều đã học nhằm hình thành kiến thức mới hoặc củng cố, hoàn thiện, nâng cao kiến thức đã học đồng thời phát triển năng lực người học”[14].
Cũng theo tác giả có thể sử dụng nhiều dạng bài tập như: Bài tập thực tiễn, bài tập thực nghiệm, bài tập tranh luận phản biện để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho HS qua các bước của quá trình dạy học như sử dụng bài tập đặt vấn đề, sử dụng bài tập dạy học bài mới, sử dụng bài tập để củng cố kiến thức, sử dụng bài tập kiểm tra đánh giá. Trong đó, sử dụng bài tập thực tiễn có thể gắn kiến thức môn học với các hiện tượng trong đời sống. Để giải quyết các bài tập thực tiễn HS cần vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học như đọc tài liệu, quan sát tranh hình, phân tích, so sánh, tổng hợp vấn đề.
Tác giả Thạch Phú Minh, Lê Thanh Oai(2019) cho rằng Bài tập thực tiễn phải gắn nội dung kiến thức đã học với các vấn đề thực tiễn của HS, HS phải biết
17
vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết như: giải thích các sự vật, hiện tượng, có hành vi thói quen, có phương pháp thực nghiệm, quy trình sản xuất để áp dụng vào thực tiễn[11].
Như vậy, các công trình nghiên cứu của các tác giả xoay quanh việc sử dụng Bài tập, Bài tập thực tiễn trong dạy học đơn môn nhằm rèn luyện NLVD kiến thức, kĩ năng môn học đó vào thực tiễn cho người học. Qua nghiên cứu, chưa thấy tác giả nào đề cập đến Bài tập vận dụng KTLM của các môn học liên quan đến bối cảnh thực tiễn mang tính thời sự và cấp thiết trong dạy học Sinh học.
Trong nghiên cứu này tác giả tham khảo định nghĩa Bài tập thực tiễn của Lê Thanh Oai từ đó đề xuất xây dựng khái niệm Bài tập tích hợp thực tiễn: là dạng bài tập xuất phát từ tình huống thực tiễn có liên quan đến nội dung kiến thức của các môn học khác nhau, được giao cho HS thực hiện, định hướng cho HS huy động tổng hợp kiến thức kĩ năng… của các môn học nhằm phát triển NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn cho người học. Bài tập tích hợp thực tiễn trong dạy học Sinh học là dạng bài tập có liên quan đến nội dung chương trình môn Sinh học và được tích hợp, gắn kết với các môn học khác có liên quan nhằm huy động, tổng hợp kiến thức môn Sinh học với môn học khác vào gỉai quyết các vấn đề thực tiễn.
Vai trò của Bài tập tích hợp thực tiễn:
Bài tập tích hợp thực tiễn có vai trò quan trọng, vừa là cơ sở giúp HS nắm vững kiến thức, vừa vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống lao động và sản xuất; giúp HS hình thành, rèn luyện và phát triển các kĩ năng học tập như: thu thập và xử lí thông tin, kích thích tò mò hứng thú trong quá trình học tập của HS.
Bài tập tích hợp thực tiễn có vai trò như một nam châm thu hút học sinh gần gũi, gắn bó các vấn đề thực tiễn, giúp HS “ học đi đôi với hành”, kích thích HS hứng thú yêu thích môn học hơn. Học sinh hào hứng hơn khi được đặt vào bối cảnh thực tiễn cuộc sống hằng ngày, thông qua Bài tập tích hợp thực tiễn giúp HS khắc sâu củng cố được kiến thức đã học và vận dụng được KTLM vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Bài tập tích hợp thực tiễn còn là công cụ để GV thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng hình thành phát triển phẩm chất, năng lực toàn diện cho HS.
18
Bài tập tích hợp thực tiễn giúp HS tăng cường năng lực tự chủ, tự học, sáng tạo, tìm tòi các KTLM trên các công cụ phương tiện học tập như Internet, sách báo, tạp chí…để hoàn thành trong các hoạt động học tập trên lớp hay ở nhà.