Thực trạng rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn của

Một phần của tài liệu Rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 36 - 41)

9. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Thực trạng rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn của

Tiến hành điều tra thực trạng về NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn của 161 HS ở 4 lớp 11. Nội dung khảo sát về quan điểm của HS với việc giải quyết các vấn đề thực tiễn cần tổng hợp vận dụng kiến thức, kĩ năng của các môn học, mức độ thường xuyên được khuyến khích, giao nhiệm vụ vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong các hoạt động học tập, mức độ phát hiện được và quan tâm đến vấn đề thực tiễn của mình, thông hiểu vấn đề thực tiễn bằng việc xác định được các kiến thức có liên quan, mức độ đề xuất, vận dụng được các giải pháp để giải quyết vấn đề thực tiễn và đánh giá kiến thức, kĩ năng, thái độ của bản thân trong suốt quá trình tham gia vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn.

Bảng 1.4.Kết quả điều tra NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn của HS

Nội dung tìm hiểu Ý kiến của HS( số lượng – tỉ lệ)

Quan điểm của em như thế nào về bộ môn Sinh học có nhiều kiến thức vận dụng vào thực tiễn? Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Rất không đồng ý 145( 90,1%) 16(9,9%) 0 0

Quan điểm của em như thế nào về việc vấn đề thực tiễn cần phải vận dụng kiến thức của các môn học để giải quyết? Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Rất không đồng ý 147(91,3%) 10(6,2%) 4(2,5%) 0 Em có thường xuyên quan

tâm và phát hiện được các vấn đề thực tiễn xung quanh mình không?

Thường xuyên

Thỉnh

thoảng Hiếm khi

Không bao giờ

27

Nội dung tìm hiểu Ý kiến của HS( số lượng – tỉ lệ)

Mức độ phân tích, tổng hợp, thông hiểu được kiến thức liên môn xung quanh đến vấn đề thực tiễn của em như thế nào? Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt 14(9,2%) 17(10,1%) 94(58,4%) 37(22,3% ) Mức độ đề xuất được các biện pháp, vận dụng được kiến thức, kĩ năng của các môn học vào thực tiễn của em như thế nào?

Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt

8(5%) 20(12,4%) 75(46,6%) 58(36%)

Em có thường xuyên được thầy /cô giao câu hỏi/ bài tập trong SGK, Bài kiểm tra lí thuyết trong học tập không?

Thường xuyên

Thỉnh

thoảng Hiếm khi

Không bao giờ

152(94,4%) 5(3,1%) 4(2,5%) 0

Em có thường xuyên được thầy /cô giao nhiệm vụ thực hiện Bài tập tích hợp thực tiễn, Bài học vận dụng KTLM, Bài học STEM trong học tập không? Thường xuyên Thỉnh

thoảng Hiếm khi

Không bao giờ

4(2,5%) 15(9,3%) 140(87%) 2(1,2%)

Quan điểm của em như thế nào về việc hứng thú với giờ học môn Sinh có vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn? Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Rất không đồng ý 138(85,7%) 23(14,3%) 0 0

Kết quả khảo sát cho thấy trên 90% HS có quan điểm rất đồng ý về việc bộ môn Sinh học có nhiều kiến thức vận dụng vào thực tiễn và các vấn đề thực tiễn đều

28

là vấn đề tích hợp cần giải quyết bằng các KTLM, trên 80% HS có quan điểm rất hứng thú với giờ học có vận dụng KTLM vào thực tiễn. Tuy nhiên các hoạt động học tập để định hướng rèn luyện NLVD kiến thức liên môn cho HS còn mới mẻ và khiêm tốn, cụ thể 87% HS hiếm khi được GV giao nhiệm vụ thực hiện Bài tập tích hợp thực tiễn, Bài học vận dụng KTLM, Bài học STEM, trên 90% HS thường xuyên được GV giao câu hỏi/ bài tập trong SGK, Bài kiểm tra lí thuyết trong học tập, vì vậy các mức độ phát hiện, thông hiểu được vấn đề thực tiễn bằng các KTLM, và đề xuất, vận dụng được các giải pháp để giải quyết vấn đề thực tiễn còn ít.

Nguyên nhân của thực trạng trên là do:

+ Chương trình đào tạo GV: đa số các GV tốt nghiệp đại học đang công tác giảng dạy ở trường THPT hiện nay đều được đào tạo một chuyên ngành(đơn môn), nên chỉ chuyên sâu một môn học mình phụ trách giảng dạy. Các vấn đề về dạy học vận dụng KTLM, dạy học STEM còn khá mới đối với nhiều GV.

+ Chương trình dạy học: nội dung dạy học chủ yếu trong một chương trình SGK, kiến thức được lặp lại gần như giống nhau qua nhiều năm học nên thường đưa tới xu hướng ngại đổi mới, rập khuôn, máy móc cho tâm lí GV.

+ Phương pháp giảng dạy: do ảnh hưởng của phương pháp dạy học truyền thống đơn giản, nặng về truyền thụ kiến thức một chiều, GV thường chỉ tập trung vào dạy học sao cho đảm bảo đầy đủ kiến thức trong các bài học của SGK mà ít hướng tới các hoạt động học tập sao cho HS làm chủ được kiến thức một cách linh hoạt, sáng tạo. Giáo viên ít sử dụng KTLM và rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức liên môn trong quá trình dạy học bộ môn của mình do một phần nữa là công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu và tìm hiểu kiến thức cũng như ứng dụng của các môn học khác. Hơn nữa nhiều GV cho rằng việc vận dụng KTLM vào thực tiễn chỉ phù hợp với HS có năng lực tư duy tốt như ở các trường chuyên, lớp chọn, còn các HS khác năng lực tư duy còn thấp, không đồng đều nên khó áp dụng được.

Ngoài ra do việc kiểm tra đánh giá chất lượng GV ở trường phổ thông còn mang tính hàn lâm, thiên về kiểm tra nhiều giấy tờ, hồ sơ, sổ sách, ít có những hoạt động trải nghiệm, thí nghiệm thực hành đi vào thực tiễn. Các bài kiểm tra thường

29

xuyên, các kì thi chuyển cấp, kì thi THPT quốc gia vẫn còn nặng nề về mặt kiểm tra kiến thức trên giấy khiến cho cách dạy và học đi theo lối mòn.

Qua cuộc điều tra khảo sát tôi cũng nhận thấy các GV đều cho rằng cần thiết phải rèn luyện NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn cho HS, đặc biệt trong thời đại công nghệ 4.0 và đất nước đang phát triển kinh tế, tăng cường hội nhập quốc tế.

Hiện nay chương trình giáo dục phổ thông mới đã có những quan điểm xây dựng nội dung chương trình theo hướng mở và tích hợp, cụ thể là sự ra đời của bộ sách khoa học tự nhiên lớp 6 mới được đưa vào giảng dạy ở đầu năm học bậc THCS. Vì vậy việc rèn luyện cho học sinh NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn là nhiệm vụ quan trọng góp phần xây dựng mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực cho người học.

30

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm rõ được các nội dung cơ bản sau:

- Làm rõ khái niệm NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn trong dạy học Sinh học Trung học phổ thông.

- Nêu ra một số công cụ nhằm rèn luyện NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn cho HS: Bài tập tích hợp thực tiễn, Bài học vận dụng kiến thức liên môn, Bài học STEM.

- Làm rõ thực trạng dạy học của GV theo định hướng rèn luyện NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn cho HS và thực trạng NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn của HS vẫn còn hạn chế.

Qua đó tác giả nhận thấy việc rèn luyện NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn cho HS là rất cần thiết và quan trọng. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên là cơ sở cho tác giả tiếp tục nghiên cứu và thiết kế xây dựng quy trình, các công cụ vận dụng KTLM vào thực tiễn trong dạy học Sinh học 11- Trung học phổ thông.

31

CHƯƠNG 2

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG SINH

HỌC 11- TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu Rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)