9. Cấu trúc luận văn
1.2.1. Thực trạng dạy học của giáo viên theo hướng rèn luyện năng lực vận dụng
Tổng số GV của Trường THPT Ngô Quyền là 45 GV với 10 GV có trình độ Thạc sĩ ở các bộ môn: Văn, toán, vật lí, hóa học, sinh học, tiếng anh và 35 GV có trình độ Đại học, có 10 GV nam và 35 GV nữ. Hầu hết các GV đều có hộ khẩu thường trú tại thành phố Hạ Long, có năng lực chuyên môn tốt, có tâm huyết với nghề. Kết quả phiếu hỏi thu về được 45/ 45 GV tham gia cộng tác trả lời.
Quá trình khảo sát GV bằng bảng hỏi được thiết kế trên phiếu bằng công cụ google form với 2 phần: phần thông tin chung và phần nội dung khảo sát, bao gồm nhận thức của GV về sự cần thiết của dạy học theo hướng rèn luyện NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn, mức độ lồng ghép các vấn đề thực tiễn trong dạy học, mức độ sử dụng các công cụ rèn luyện NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn cho HS.
Trước khi tiến hành khảo sát thu thập thông tin chúng tôi đã xin phép các đồng nghiệp và gửi phiếu qua zalo cho từng người và được sự ủng hộ giúp đỡ chân thành trong quá trình thực hiện khảo sát. Việc sử dụng công cụ gooogle form và zalo được hoàn thành nhanh chóng, thuận tiện. Ngoài ra dự giờ đồng nghiệp, tham khảo giáo án phát triển năng lực của đồng nghiệp, phát vấn trực tiếp, trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp về dạy học theo hướng rèn luyện NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn cho HS cũng giúp chúng tôi thu thập bổ sung thêm các thông tin cho vấn đề nghiên cứu.
Bảng 1.3.Kết quả rèn luyện NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn cho HS của GV
Nội dung tìm hiểu Ý kiến của GV( số lượng – tỉ lệ)
Mức độ quan tâm đến các vấn đề thực tiễn của thầy cô như thế nào?
Rất quan
tâm Quan tâm
Không quan tâm Rất không quan tâm 41(91,1%) 4 (8,9%) 0 0
24
Nội dung tìm hiểu Ý kiến của GV( số lượng – tỉ lệ)
Mức độ lồng ghép các vấn đề thực tiễn trong dạy học của thầy cô như thế nào?
Thường xuyên
Thỉnh
thoảng Hiếm khi
Không bao giờ
12(26,7%) 33(73,3%) 0 0
Quan điểm của thầy/cô như thế nào về việc vấn đề thực tiễn đôi khi cần phải vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết? Rất đồng ý Đồng ý Không đồng ý Rất không đồng ý 28(62,2%) 15(33,3%) 2(4,5%) 0 Mức độ tích hợp kiến thức của các môn học khác trong dạy học của thầy cô như thế nào?
Thường xuyên
Thỉnh
thoảng Hiếm khi
Không bao giờ
3(6,7%) 7(15,6%) 35(77,7%) 0
Thầy/cô có thường xuyên sử dụng câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa, bài học đơn môn, bài học lí thuyết để rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn cho HS không?
Thường xuyên
Thỉnh
thoảng Hiếm khi
Không bao giờ
40(88,9%) 5(11,1%) 0 0
Thầy/ cô có thường xuyên sử dụng các công cụ như Bài tập tích hợp thực tiễn, Bài học vận dụng KTLM, Bài học STEM để rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn cho HS không?
Thường xuyên
Thỉnh
thoảng Hiếm khi
Không bao giờ
2(4,4%) 6(13,3%) 27(82,3%) 0
Quan điểm của thầy/cô như
25
Nội dung tìm hiểu Ý kiến của GV( số lượng – tỉ lệ)
thế nào về việc dạy học rèn luyện NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn cho HS sẽ giúp HS học đi đôi với hành và hứng thú học tập hơn?
không đồng ý 25(55,6%) 19(42,2%) 1( 2,2%) 0
Thầy/ cô đánh giá mức độ quan trọng và cần thiết của việc dạy học rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn cho HS như thế nào?
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất không cần thiết 24(53,3%) 21(46,7%) 0 0
Kết quả cho thấy, phát triển NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn cho HS trong dạy học là một vấn đề còn khá mới và còn một số bất cập đối với GV. Hơn 90% GV được khảo sát đều rất quan tâm đến các vấn đề thực tiễn của cuộc sống hằng ngày, 62,2% GV đồng ý với quan điểm: các vấn đề thực tiễn cuộc sống đều là vấn đề tích hợp, để giải quyết vấn đề thực tiễn cần tổng hợp vận dụng kiến thức, kĩ năng của các môn học, 55,6% GV rất đồng ý quan điểm việc dạy học rèn luyện NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn cho HS sẽ giúp HS học đi đôi với hành, hứng thú học tập hơn, 53,3% GV đồng ý với quan điểm Rèn luyện NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn cho HS trong dạy học là rất cần thiết. Tuy nhiên khi giao nhiệm vụ giải quyết các vấn đề thực tiễn cho HS bằng vận dụng KTLM thì có tới 73,3% GV thỉnh thoảng lồng ghép các vấn đề thực tiễn vào dạy học, 88,9% GV thường xuyên sử dụng câu hỏi và bài tập trong SGK, bài học đơn môn, bài học lí thuyết, 82,3% GV hiếm khi sử dụng các công cụ như Bài tập tích hợp thực tiễn, Bài học vận dụng KTLM, Bài học STEM để rèn luyện NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn cho HS. Như vậy, phần lớn các GV thường sử dụng câu hỏi và bài tập trong SGK để rèn luyện NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn cho HS trong dạy học. Điều này lặp lại vừa rập khuôn máy móc theo SGK, vừa mang nặng ghi nhớ
26
kiến thức nên HS ít được tiếp cận với những vấn đề thực tiễn luôn mang tính thay đổi và đa dạng. Mức độ sử dụng các công cụ và phương pháp dạy học theo hướng rèn luyện năng lực vận dụng KTLM như bài học vận dụng KTLM, bài học STEM, bài tập tích hợp thực tiễn còn khá ít.
1.2.2. Thực trạng rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn của học sinh ở trường THPT Ngô Quyền