Kết quả định tính

Một phần của tài liệu Rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 104 - 128)

9. Cấu trúc luận văn

3.5.2. Kết quả định tính

Căn cứ vào quá trình dạy học thực nghiệm, căn cứ vào phiếu hỏi tự đánh giá NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn của HS, kết hợp với các câu hỏi vấn đáp gợi mở, đồng thời tiến hành dự giờ, thăm lớp chúng tôi nhận thấy kết quả học tập, NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn và tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS lớp TN cao hơn lớp ĐC.

Ở lớp thực nghiệm, kết quả phiếu hỏi thu được với 160/161 HS trên googleform như sau:

Bảng 3.4 .Kết quả tự đánh giá các tiêu chí NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn của HS

TT Các tiêu chí

Đánh giá mức độ NLVD kiến thức liên

môn vào thực tiễn Ghi

chú Chưa đạt Đạt Tốt 1 Nhận biết được vấn đề thực tiễn 0 58(36,3%) 102(63,7%) 2 Thông hiểu vấn đề thực tiễn bằng các KTLM đã học 0 52(32,5%) 108(76,5%) 3 Vận dụng KTLM để giải quyết vấn đề thực tiễn 0 39(24,4%) 121(75,6%) 4 Đánh giá việc thực hiện Vận dụng KTLM vào thực tiễn của bản thân và đề xuất vấn đề thực tiễn mới

95

Hình 3.6.Mức độ hứng thú của HS sau khi học xong chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng

Thông qua biểu đồ và phiếu hỏi HS tự đánh giá NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn, trên 70% HS đều đánh giá đạt ở mức tốt các tiêu chí của NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn, trên 50% HS cảm nhận rất hứng thú khi được lĩnh hội tiếp nhận các công cụ rèn luyện NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn bằng Bài tập tích hợp thực tiễn, Bài học vận dụng KTLM, Bài học STEM, đa số HS đều khẳng định việc rèn luyện NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn là rất hữu ích, cần thiết và nên được duy trì phát triển.

Như vậy, ở lớp thực nghiệm, khi được lĩnh hội các kiến thức và được áp dụng vào thực hành, thực tiễn trong chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng Sinh học 11 bằng các Bài tập tích hợp thực tiễn, Bài học vận dụng KTLM, Bài học STEM, HS được phát huy phát triển các phẩm chất và năng lực. Học sinh ngoài chủ động nghiên cứu lí thuyết trong SGK, còn tìm tòi, khai thác kiến thức nâng cao ở các tài liệu tham khảo qua các công cụ, thiết bị và phương tiện truyền thông. HS được chia sẻ, hợp tác nhóm, phân công nhiệm vụ và có trách nhiệm với công việc được giao, mỗi em đều được thể hiện năng lực nhận thức, tìm hiểu kiến thức về bộ môn Sinh học và được vận dụng KTLM vào quá trình học tập như: toán học, văn học, nghệ thuật, tin học, các môn khoa học tự nhiên như vật lí, hóa học, sinh học…

96

và được vận dụng vào thực tiễn như: tưới nước bón phân hợp lí cho cây trồng, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc phù hợp đối với từng loại cây trồng thông qua chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, có ý thức phòng tránh và bảo vệ chăm sóc sức khỏe bản thân và cộng đồng như bảo vệ hệ tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn…, phòng tránh dịch bệnh Covid-19 thông qua chương chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật. HS hứng thú, sôi nổi tranh luận, thảo luận với các câu hỏi và bài tập tình huống mang tính thực tiễn được nêu ra. HS được đào sâu kiến thức, mở rộng vấn đề, biết liên hệ, liên tưởng, vận dụng KTLM vào thực tiễn, gắn việc “ học đi đôi với hành” .

Ở lớp ĐC: HS lĩnh hội và tiếp thu kiến thức thụ động, các em chỉ tập trung vào việc lắng nghe và ghi chép,ít chủ động đặt câu hỏi và tranh biện, ít hợp tác và chia sẻ các nhiệm vụ học tập, ít tư duy tìm tòi, sáng tạo, không khí lớp học trầm lắng, đơn điệu. Khi GV đặt câu hỏi hay giao bài tập tình huống liên quan đến vấn đề thực tiễn, đa số HS chỉ dừng lại ở mức độ tái hiện ghi nhớ kiến thức hàn lâm trong SGK, phụ thuộc vào những nội dung có sẵn.

Thông qua lắng nghe ý kiến đóng góp, chia sẻ của đồng nghiệp dự giờ, hầu hết các GV đều nhận xét, đánh giá chất lượng giờ học ở lớp tiến hành thực nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng về việc lĩnh hội tiếp thu kiến thức hiệu quả và vận dụng KTLM vào thực tiễn của HS, cũng như thái độ hứng thú học tập bộ môn,tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong các nhiệm vụ học tập.

97

Tiểu kết chương 3

Trong chương này tác giả đã đưa ra được những kết quả thực nghiệm sư phạm nhằm khẳng định: việc rèn luyện NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinh học là cần thiết, giả thuyết khoa học đã đề ra là đúng đắn. Để rèn luyện NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn cho HS có thể sử dụng các công cụ: Bài tập tích hợp thực tiễn, Bài học vận dụng KTLM, Bài học STEM là khả thi và đã mang lại hiệu quả.

98

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

1. Nghiên cứu được cơ sở lí luận và thực tiễn về NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn cho HS

2. Kết quả điều tra việc dạy học của GV theo hướng rèn luyện NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn cho HS và NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn của HS khẳng định việc rèn luyện NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn cho HS là cấp bách và cần thiết

3. Xây dựng được quy trình rèn luyện NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn cho HS gồm 5 bước: Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và các vấn đề thực tiễn có liên quan, Bước 2: Xác định mối quan hệ giữa kiến thức của bài học với kiến thức môn học khác, Bước 3: Xây dựng các công cụ phù hợp để rèn luyện KTLM vào thực tiễn cho HS, Bước 4: HS nhận và hoàn thành nhiệm vụ học tập, Bước 5: GV nhận xét, đánh giá rút kinh nghiệm.

4. Thiết kế được các công cụ rèn luyện NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn cho HS: Bài tập tích hợp thực tiễn, Bài học vận dụng KTLM, Bài học STEM. Các công cụ này là tài liệu cho các GV tham khảo và vận dụng

5. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã chứng minh được giả thuyết khoa học của đề tài nêu ra là đúng, có tính khả thi

99

Khuyến nghị

1. Tiếp tục nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm rèn luyện NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn cho HS trong dạy học môn Sinh học THPT ở các khối lớp.

2. Để phát triển NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn cho HS trong dạy và học, cần:

- Bồi dưỡng chuyên môn dạy học vận dụng KTLM cho GV, tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn giúp GV được học hỏi, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm về chuyên môn; khuyến khích GV xây dựng kế hoạch dạy học cá nhân linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đối tượng HS.

- Nhà trường và địa phương, gia đình HS cùng kết hợp giáo dục HS trong các hoạt động học tập nhằm định hướng phát triển NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn cho HS thông qua tổ chức các hoạt động ngoài giờ, hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi tạo điều kiện cho HS tham gia như: hoạt động trải nghiệm, ngày hội STEM, nghiên cứu khoa học – kỹ thuật các cấp…

3. Rèn luyện NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn cho HS đi đúng mục tiêu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay là định hướng phát triển năng lực cho HS, giúp HS học đi đôi với hành, gắn lí thuyết với thực tiễn. Dạy học vận dụng KTLM đang là xu hướng tất yếu trong thực tiễn như việc đổi mới SGK theo hướng tích hợp, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng hình thành và phát triển năng lực. Vì vậy cần tiếp tục rèn luyện NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn cho HS trong dạy học để nâng cao chất lượng dạy học, giúp HS hứng thú, tích cực, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động học.

100

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt

[1]. Bộ Giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể, Hà Nội.

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Công văn số 3089/BGDĐT-GDTrH vềviệc triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học.

[3]. Bộ giáo dục và đào tạo (2019), Giáo dục STEM trong Chương trình Giáo dục phổ thông, Hà Nội.

[4]. Đinh Quang Báo,Phùng Thị Mai Hòa (2020), “Quy trình thiết kế và sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trong dạy học chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng Sinh học 11”, Tạp chí Giáo dục,(477), tr. 46- 51.

[5]. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh (2019), Sinh học 11, NXB Giáo dục Việt Nam,Hà Nội.

[6]. Nguyễn Thị Thu Hằng,Phan Thị Thanh Hội(2018), “ Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh trong dạy học phần sinh học vi sinh vật- Sinh học 10”, Tạp chí giáo dục,(432), tr. 52- 56.

[7]. Lê Huy Hoàng (2017),“Định hướng giáo dục STEM trong dự thảo chương trình phổ thông mới”,NXB Hà Nội, Hà Nội.

[8]. Phan Thị Thanh Hội,Nguyễn Thị Tuyết Mai (2017), “ Rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn dạy học sinh học 11”, Tạp chí giáo dục,(411), tr. 37- 40.

[9]. Mai Văn Hưng, Lê Thái Hưng, Đỗ Hoàng Mai (2015), Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh qua môn Sinh học 10”,Tạp chí giáo dục, (365),tr. 58- 60.

[10]. Mai Văn Hưng, Đỗ Quyết Thắng(2016), Các nguyên lý và quá trình sinh lý học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

101

[11]. Thạch Phú Minh, Lê Thanh Oai (2019),“Xây dựng bài tập thực tiễn trong dạy học sinh thái học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh hệ giáo dục thường xuyên, tỉnh Trà Vinh”,Tạp chí giáo dục,(464),tr. 55- 59.

[12]. Trần Trung Ninh, Phan Thị Thanh Hội, Nguyễn Văn Biên, Đặng Thị Thuận An (2017), Dạy học tích hợp Hóa học- Vật lí- Sinh học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

[13]. Lê Thanh Oai (2016), “Thiết kế bài tập thực tiễn trong dạy học Sinh học 11 trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục,(396), tr. 52- 55.

[14]. Lê Thanh Oai,Phan Thị Thanh Hội (2019), “Sử dụng bài tập để rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cho học sinh trong dạy học sinh học Trung học phổ thông”, Tạp chí giáo dục,(452), tr. 57- 60.

[15]. Hoàng Phê (2000), Từ điển tiếng việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng.

[16]. Lê Xuân Quang (2017), Dạy học môn công nghệ phổ thông theo định hướng giáo dục STEM, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[17]. Nguyễn Thi Thanh, Hoàng Thị Phương, Trần Trung Ninh (2014), “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh thông qua việc vận dụng lí thuyết kiến tạo vào việc dạy học Hóa học”,Tạp chí giáo dục,(342), tr. 53- 59.

[18]. Trần Thái Toàn ( 2018), “ Một số biện pháp phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học Sinh học THPT”, Tạp chí giáo dục, (440), tr. 44- 48.

[19]. Đỗ Hương Trà (2015), “Nghiên cứu dạy học tích hợp liên môn: những yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng, lựa chọn nội dung và tổ chức dạy học”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục,31(1),tr. 44- 51.

[20]. Đỗ Hương Trà, Nguyễn Văn Biên, Trần Khánh Ngọc, Trần Trung Ninh, Trần Thị Thanh Thủy, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Vũ Bích Hiền (2016), Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh Quyển 1: Khoa học tự nhiên, NXB Đại học sư phạm,Hà Nội.

[21]. Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2016), Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

102

[22]. Xavier Roegier (1996),Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường?(Người dịch Đào Trọng Nguyên, Nguyễn Ngọc Nhị), NXB Giáo dục, Hà Nội.

Danh mục tài liệu tiếng Anh

[23]. Tsupros, N., R. Kohler, J. Hallinen (2009), STEM education: A project to identify the missing components, Intermediate Unit 1 and Carnegie Mellon, Pennsylvania.

[24]. Tremblay Densye (2002), The Competency- Based Approach: Helping learners become automonus, In Adult Education – A Lifelong Journey.

[25]. Weinert F.E (2001), Comparative performance measurement in shools, Weinheim and Basejl: Beltz, pp.17-31.

Tài liệu điện tử

[26]. https://vnexpress.net/may-do-spo2-tac-dung-gi-voi-benh-nhan-covid-19- 4327854.html, truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2021.

[27]. https://vtv.vn/truyen-hinh/vtv-dac-biet-ranh-gioi-hoa-ra-tren-cuoc-doi-nay- van-co-nhung-con-nguoi-quen-het-moi-thu-de-cuu-song-nguoi-khac-

20210907144238173.htm, truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2021.

[28]. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/tim- hieu-ve-ky-thuat-ecmo-tim-phoi-nhan-tao, truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2021.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

Bài đăng Kỷ yếu Hội thảo khoa học cho học viên sau Đại học, năm học 2020- 2021, Trường Đại học Giáo dục- ĐHQG Hà Nội: “Thiết kế bài tập tích hợp thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong dạy học Sinh học Trung học phổ thông”, tr.125- 136.

Bài báo quốc tế: “Research on build exercises that integrate knowledge to solve practical problems in teaching high school students” (ISSN: 2708 – 9703 Vol.2 No.2, 2021(page 009 – 014) DOI: http://doi.org/10.47616/jamres.v2i2.16)

Bài báo: “Thiết kế bài học tích hợp nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học Sinh học 11” đăng trên Tạp chí Giáo dục, số 512, kì 2- 10/2021, tr. 24-29.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 : Các phiếu khảo sát

1. Phiếu khảo sát thực trạng việc dạy học rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức liên môn cho HS của GV THPT

PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN VỀ DẠY HỌC RÈN LUYỆN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH

Kính chào quý thầy cô!

Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 nhằm phát triển năng lực người học trong đó đặc biệt quan tâm tới năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn……Để góp phần nâng cao năng lực vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn cho học sinh, giúp học sinh “ học đi đôi với hành”, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Rèn luyện NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn trong dạy học Chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong Sinh học 11 -THPT. Trong đó những ý kiến, câu trả lời của quý Thầy/Cô là nguồn thông tin quan trọng. Vì vậy rất mong quý Thầy/Cô sẽ tham gia trả lời phiếu khảo sát này. Tôi xin cam đoan mọi thông tin quý Thầy/Cô cung cấp chỉ được sử dụng vào lĩnh vực nghiên cứu, hoàn toàn được bảo mật.

Xin trân trọng cảm ơn quý Thầy/Cô!

Phần 1. Thông tin cá nhân

Câu 1. Trình độ học vấn hiện tại của thầy/cô ?

 Cao đẳng  Đại học  Thạc sỹ  Khác

Câu 2. Thâm niên công tác giảng dạy của thầy/cô?

 0- 5 năm  5- 10 năm  Từ 10 – 20 năm  Hơn 20 năm

Phần 2. Nội dung khảo sát

Thầy/cô vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số vấn đề sau bằng cách đánh dấu (X) vào ô lựa chọn.

Câu 1. Mức độ quan tâm đến các vấn đề thực tiễn của thầy cô như thế nào?

 Rất quan tâm  Quan tâm  Không quan tâm  Rất không quan tâm

 Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Hiếm khi  Không bao giờ

Câu 3. Quan điểm của thầy/cô như thế nào về việc vấn đề thực tiễn đôi khi cần phải vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết?

 Rất đồng ý  Đồng ý  Không đồng ý  Rất không đồng ý

Câu 4. Mức độ sử dụng kiến thức của các môn học khác trong dạy học của thầy cô như thế nào?

 Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Hiếm khi  Không bao giờ

Câu 5. Thầy/cô có thường xuyên sử dụng câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa, bài học đơn môn, bài học lí thuyết để rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn cho HS không?

 Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Hiếm khi  Không bao giờ

Câu 6. Thầy/ cô có thường xuyên sử dụng các công cụ như Bài tập tích hợp thực tiễn, Bài học vận dụng KTLM, Bài học STEM để rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn cho học sinh không?

 Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Hiếm khi  Không bao giờ

Một phần của tài liệu Rèn luyện năng lực vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh học 11 trung học phổ thông (Trang 104 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)