9. Cấu trúc luận văn
2.3.1.2. Quy trình thiết kế Bài tập tích hợp thực tiễn
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học
GV cần xác định mục tiêu của bài học để huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của môn Sinh học tích hợp với môn học khác cho việc thiết kế Bài tập tích hợp thực tiễn.
Bước 2: Tìm kiếm, lựa chọn vấn đề thực tiễn và các KTLM có liên quan phù hợp với nội dung của bài học đó.
GV lựa chọn những vấn đề thực tiễn mang tính thời sự tạo cơ hội cho học sinh huy động tổng hợp kiến thức môn Sinh học và kiến thức môn học khác có liên quan vào giải quyết vấn đề thực tiễn.
Bước 3: Sử dụng các công cụ để thiết kế Bài tập tích hợp thực tiễn cho HS.
GV sử dụng các công cụ như câu hỏi và bài tập dạng tự luận, trắc nghiệm trên các phiếu bài tập, hay các báo cáo sản phẩm trình diễn trên poster, powpoint, mô hình STEM có liên quan đến nội dung kiến thức môn Sinh học và tích hợp nội dung kiến thức môn học khác phù hợp với bài học hay chủ đề để thiết kế bài tập tích hợp thực tiễn .
Bước 1
• Xác định mục tiêu của bài học Bước
2
• Tìm kiếm lựa chọn vấn đề thực tiễn và các kiến thức liên môn phù hợp với nội dung của bài học đó
Bước 3
• Sử dụng các công cụ để thiết kế Bài tập tích hợp thực tiễn Bước
4
• Thiết kế, hoàn thiện, yêu cầu Bài tập tích hợp thực tiễn Bước
5
39
Bước 4: Thiết kế, hoàn thiện, yêu cầu Bài tập tích hợp thực tiễn cho HS.
GV kiểm tra tính chuẩn xác của các câu hỏi trong bài tập tích hợp thực tiễn sau đó giao bài tập, yêu cầu HS thực hiện theo các gợi ý, tiêu chí đưa ra.
Trong quá trình phát triển NLVD kiến thức liên môn vào thực tiễn cho HS, Bài tập tích hợp thực tiễn được GV thiết kế, giao cho HS có thể ở phần khởi động, hình thành kiến thức mới, hay luyện tập, vận dụng tìm tòi, mở rộng bài học.
Tùy vào đối tượng HS, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học, bối cảnh thực tiễn GV có thể yêu cầu HS hay nhóm HS hoàn thành Bài tập tích hợp thực tiễn dưới các dạng như phiếu học tập trả lời câu hỏi, nộp sản phẩm dưới dạng mô hình, poster, báo cáo trên giấy, powpoint…
Bước 5: Nhận xét, đánh giá kết quả bài làm của học sinh.
GV đưa ra biểu điểm, đáp án, nhận xét, đánh giá kết quả thu được.
Ví dụ minh họa:
Thiết kế Bài tập tích hợp thực tiễn trong dạy học Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng.
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học
Mục tiêu: Sau khi học xong bài, HS cần: 1. Kiến thức
- Giải thích được quang hợp quyết định năng suất cây trồng; Phân biệt năng suất sinh học và năng suất kinh tế; Nêu các biện pháp khoa học kĩ thuật để nâng cao năng suất cây trồng.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích hình vẽ, hoạt động nhóm, tìm hiểu và ứng dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp.
3. Thái độ
- Yêu thích và tìm hiểu thế giới sống, có niềm tin vào khoa học về triển vọng tăng năng suất cây trồng.
40
+ Năng lực vận dụng KTLM vào thực tiễn: giải thích kinh nghiệm trồng trọt qua một số câu ca xưa, Trồng cây dùng nguồn ánh sáng nhân tạo có thể đảm bảo cây trồng đạt năng suất cao….
Bước 2: Tìm kiếm, lựa chọn vấn đề thực tiễn và các kiến thức liên môn có liên quan phù hợp với nội dung của bài học đó.
Vấn đề thực tiễn Kiến thức liên môn
- Giống cây trồng cho năng suất cao: giống gạo ST24,ST25,…
- Các biện pháp điều khiển quang hợp để tăng năng suất cây trồng
- Môn toán: tính toán năng suất sinh học, năng suất kinh tế, hệ số kinh tế.
- Môn Văn: ca dao, tục ngữ, thành ngữ về kinh nghiệm tăng năng suất cây trồng.
Bước 3: Sử dụng các công cụ để thiết kế Bài tập tích hợp thực tiễn cho học sinh.
Tuyển chọn, sưu tầm và sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận để thiết kế Bài tập tích hợp thực tiễn
Bước 4: Thiết kế, hoàn thiện, yêu cầu Bài tập tích hợp thực tiễn cho học sinh. Quang hợp và năng suất cây trồng
Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Gạo ST25- Thương hiệu “gạo ngon nhất thế giới 2019” được lai tạo từ giống lúa có tên gọi là gì, ở tỉnh nào?
A. Giống lúa chịu mặn M6, Thái Bình. B. Giống lúa thuần BC15, Nghệ An.
C. Giống lúa lai vụ hè thu HS118, Hậu Giang.
D. Giống lúa ST 25, Sóc Trăng.
Câu 2: Ca dao Việt Nam có câu: “ Muốn cho lúa nảy bông to. Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều” muốn nói đến các biện pháp nào dưới đây?
A. Biện pháp kĩ thuật, bón phân. B. Biện pháp lai tạo giống mới.
C. Biện pháp chế biến nông sản. D. Biện pháp bảo quản nông sản.
41
Câu 3: Câu thành ngữ nào sau đây nói đến vai trò của nước, phân bón, chăm sóc kĩ thuật và giống cây trong việc tăng năng suất cây trồng?
A. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. B. Tốt giếng, tốt má. Tốt mạ, tốt lúa.
C. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. D. Thứ nhất cày nỏ thứ nhì bỏ phân.
Câu 4: Lúa chiêm có xuất xứ từ khu vực Nam Trung Bộ được gieo vào tháng giêng và thu hoạch khoảng tháng 5 âm lịch. Khi lúa bước vào thời kì làm đòng, sinh trưởng nhanh cần nhiều dinh dưỡng khoáng để tăng năng suất, trong đó có đạm được tạo nên từ hiện tượng sấm, chớp của cơn giông. Câu thành ngữ “ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ. Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên” nói đến hiện tượng thiên nhiên cung cấp cho cây lúa loại muối nào sau đây?
A. Cl-. B. SO42-. C. NO3-. D.PO43-.
Câu 5: Cây thanh long có năng suất kinh tế là bộ phận nào? A. Hạt. B. Thân. C. Lá. D. Quả.
Câu 6: Trên 1 ha cà chua, sau 60 ngày thu được 3000kg sinh khối. Trong đó, có 2400 kg quả. Hãy tính năng suất sinh học (kg/ngày/ha), năng suất kinh tế (kg/ngày/ha), hệ số kinh tế?
A. 40 kg/ngày/ha;40 kg/ngày/ha;0,8. B. 50 kg/ngày/ha; 40 kg/ngày/ha;0,8. C. 50 kg/ngày/ha; 40 kg/ngày/ha;0,9. D. 50 kg/ngày/ha; 40 kg/ngày/ha;0,7.
Câu 7: Khi lá cây cà chua bị vàng, cần bổ sung cho cây ion khoáng nào sau đây lá cây sẽ xanh trở lại?
A. Mg2+. B. Ca2+. C. Fe3+. D. Na+.
Câu 8: Nhà em trồng một vườn rau đay và rau mùng tơi. Để tưới nước hợp lí cho cây rau, em cần dựa vào bao nhiêu chỉ dẫn hợp lí sau đây?
I. Đặc điểm của loài cây. II. Đặc điểm của đất.
42
IV. Đặc điểm pha sinh trưởng và phát triển của cây.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 9: Ure là 1 loại phân bón hóa học có công thức (NH2)2CO. Ure thuộc loại phân bón nào sau đây?
A. Phân NPK B. Phân lân C. Phân kali D. Phân đạm
Câu 10: Trong một khu vườn, người ta trồng xen các loài cây với nhau. Kĩ thuật trồng xen này đem lại bao nhiêu lợi ích sau đây?
I. Tận dụng diện tích gieo trồng.
II. Tận dụng nguồn sống của môi trường.
III. Thu được nhiều loại nông phẩm trong một khu vườn. IV. Rút ngắn thời gian sinh trưởng của tất cả các loài cây.
A. 1 B. 2. C. 3. D. 4.
Phần tự luận Câu hỏi:
1/ Em hãy kể tên các biện pháp em đã chăm sóc cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt(ở nhà hay ở trường), minh chứng chú thích giới thiệu bằng hình ảnh?
2/Em đánh giá như thế nào về việc vận dụng kiến thức quang hợp của bản thân em vào thực tiễn?
Hình 2.2. Tưới cây, chăm sóc chậu cây cảnh ở vườn trường
Bước 5: Nhận xét, đánh giá kết quả bài làm của học sinh. GV đưa ra đáp án và biểu điểm chấm Bài tập:
Câu hỏi trắc
nghiệm
Câu 1-A, Câu 2-B, Câu 3-D, Câu 4- B, Câu 5- A, Câu 6 – D, Câu 7-D, Câu 8- B, Câu 9- D, Câu 10 – D
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
43 luận: + chăm sóc đúng kỹ thuật
+ bón phân tưới nước hợp lí
+ tuyển chọn giống cây trồng phù hợp với điều kiện sống + tuyên truyền, vận động các bạn cùng chăm sóc, bảo vệ, trồng cây
- Giới thiệu + Chụp ảnh minh chứng: Trường em có nhiều bồn cây, chậu cảnh, trồng nhiều loài cây như: hoa giấy, hoa hồng, cây xoài, cây phượng, bằng lăng, cây bàng.
- Đánh giá việc vận dụng kiến thức của bản thân vào thực tiễn: hiểu được kiến thức về quang hợp và cây trồng, từ đó tích cực, nhiệt tình, có trách nhiệm chăm sóc cây xanh để góp phần bảo vệ môi trường, lấy bóng mát hay thu hoạch sản phẩm.
(mỗi ý đúng được 0,5 điểm) 2,0 điểm 1,0 điểm 2.3.2. Bài học vận dụng KTLM