9. Cấu trúc luận văn
2.3.2.2. Quy trình thiết kế Bài học vận dụng KTLM
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học
GV cần phải xác định được sau khi học xong bài học này HS cần phải đạt được mục tiêu về năng lực, phẩm chất gì? Từ đó GV sẽ xây dựng các vấn đề thực tiễn liên quan.
Bước 2: Lựa chọn vấn đề thực tiễn có liên quan
GV lựa chọn vấn đề thực tiễn có liên quan đến Bài học mang tính mở để gợi ý, định hướng cho HS huy động tổng hợp, vận dụng KTLM vào thực tiễn. GV cần gắn bài học với thực tiễn cuộc sống hằng ngày, phù hợp với trình độ năng lực và kinh nghiệm sống của HS.
Bước 3: Thiết kế KTLM với vấn đề thực tiễn
Từ mục tiêu của bài học, vấn đề thực tiễn được áp dụng GV sẽ phân tích cơ sở của các kiến thức dựa trên năng lực vốn có của HS với các môn khoa học khác, từ đó thiết kế, xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập giúp HS huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng các môn học vào giải quyết.
Bước 4: Tổ chức dạy học vận dụng KTLM
GV cần lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức hoạt động học tập phù hợp có vận dụng KTLM vào thực tiễn cho HS nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS giúp HS có hứng thú với bộ môn và vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn.
Bước 1
• Xác định mục tiêu của bài học Bước
2
• Lựa chọn vấn đề thực tiễn có liên quan Bước
3
• Thiết kế KTLM với vấn đề thực tiễn Bước
4
• Tổ chức dạy học vận dụng KTLM Bước
5
45
Bước 5: Kiểm tra, đánh giá, cải tiến
GV cần xây dựng bộ công cụ kiểm tra đánh giá quá trình vận dụng KTLM vào thực tiễn cho HS theo bài học đã lựa chọn, xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp với trình độ nhận thức của HS. Đánh giá, nhận xét của GV cần mang tính tích cực, khích lệ, động viên giúp HS phát huy được mọi năng lực và phẩm chất.
* Ví dụ Thiết kế Bài học vận dụng KTLM trong dạy học Sinh học THPT Bài 20: Cân bằng nội môi
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học
Mục tiêu dạy học: Sau khi học xong bài, HS cần:
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi.
- Nêu được vai trò của các thành phần của cơ chế duy trì cân bằng nội môi. - Trình bày được vai trò của thận, gan, hệ đệm trong cân bằng pH nội môi.
2. Năng lực
- Năng lực chung: tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực vận dụng KTLM về cân bằng nội môi vào thực tiễn bảo vệ, chăm sóc sức khỏe bản thân, phòng chống đại dịch Covid- 19, giải thích các vấn đề liên quan đến cân bằng nội môi của động vật và người.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Có ý thức và trách nhiệm chăm sóc sức khỏe bản thân, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ để cơ thể khoẻ mạnh, phòng tránh bệnh tật và bệnh truyền nhiễm.
Bước 2: Lựa chọn vấn đề thực tiễn có liên quan
Vấn đề thực tiễn: Bối cảnh đại dịch Covid- 19 toàn cầu đã và đang ảnh hưởng tới sức khỏe của mọi người, không chỉ gây ra những tổn hại về mặt thể chất tinh thần của mỗi người mà còn kéo theo những ảnh hưởng về kinh tế, xã hội. Cả đất nước cùng chung tay đồng sức đồng lòng quyết tâm chiến thắng đại dịch.
Bước 3: Thiết kế KTLM với vấn đề thực tiễn
46
Môn Công nghệ:
- Công nghệ đo các chỉ tiêu sinh lí ở người: sử dụng nhiệt kế điện tử, Nhiệt kế hồng ngoại để đo nhiệt độ cơ thể, máy đo chỉ số SpO2 trong máu; Máy đo huyết áp; máy tim phổi nhân tạo điều trị bệnh nhân Covid-19.
Môn Tin học:
- Tìm kiếm, khai thác, xử lí các thông tin trên mạng Internet về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh Covid-19.
Môn nghệ thuật:
- Thiết kế poster tuyên truyền Chung tay phòng chống đại dịch Covid-19.
Bước 4: Tổ chức dạy học vận dụng KTLM A. Hoạt động khởi động
1. Mục tiêu
- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy HS mong muốn tìm hiểu kiến thức, tạo hứng khởi trong giờ học.
2. Nội dung
- HS nộp Bài tập tích hợp thực tiễn, chủ đề: Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân đã được GV giao nhiệm vụ chuẩn bị bài mới từ tiết học trước
- HS quan sát, theo dõi 1 đoạn ngắn trong phóng sự Ranh giới của VTV https://vtv.vn/truyen-hinh/vtv-dac-biet-ranh-gioi-hoa-ra-tren-cuoc-doi-nay-van-co- nhung-con-nguoi-quen-het-moi-thu-de-cuu-song-nguoi-khac-
20210907144238173.htm
- HS hoạt động cặp đôi trả lời các câu hỏi:
Câu hỏi 1: Em hãy nêu và thực hiện các biện pháp phòng tránh Covid-19? Câu hỏi 2: Virus SARS-CoV-2 gây ra những rối loạn hoạt động cho con người như thế nào?
3. Sản phẩm học tập
- HS suy nghĩ về vấn đề được đặt ra, trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- HS trình bày Bài tập Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe bản thân( Bài tập tích hợp thực tiễn phần Phụ lục)
47
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV giới thiệu, trình chiếu 1 đoạn ngắn trong phóng sự :
Ranh Giới của tác giả Tạ Quỳnh Tư về tác động của virus SARS- CoV-2 đến sức khỏe của con người -> GV nêu câu hỏi gợi mở:
? Virus SARS-CoV-2 gây ra những rối loạn hoạt động sinh lí của con người như thế nào
? Em hãy nêu và thực hiện các biện pháp phòng tránh Covid-19
- GV dẫn dắt vào nội dung bài học, mở rộng tích hợp kiến thức công nghệ ứng dụng những thành tựu y học trong phát hiện và điều trị Covid-19: Nhiệt kế hồng ngoại là thiết bị sử dụng công nghệ cảm ứng bức xạ hồng ngoại để đo nhiệt độ cơ thể con người cho kết quả nhanh và độ chính xác cao. Máy ECMO( máy tim phổi nhân tạo) hỗ trợ và duy trì chức năng sống ở các bệnh nhân COVID-19 suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng.
- GV trình chiếu các hình ảnh:
Hình 2. 3.Ứng dụng công nghệ trong chẩn đoán, điều trị Covid-191,2
- HS chú ý lắng nghe, quan sát theo dõi đoạn phóng sự và hình ảnh -> suy nghĩ về câu trả lời cho câu hỏi dựa trên hiểu biết của mình.
1 https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/tim-hieu-ve- ky-thuat-ecmo-tim-phoi-nhan-tao/
48
B. Hình thành kiến thức 1. Mục tiêu :
- HS đạt được các mục tiêu về phẩm chất, năng lực
2. Nội dung
- Hoạt động nhóm: Đọc SGK và quan sát hình ảnh, video về bệnh cao huyết áp - Hoàn thành các phiếu học tập
- Trả lời được các câu hỏi:
CH1: Vai trò của thận, gan trong cân bằng nội môi? CH 2: Hệ đệm, phổi, thận duy trì pH máu bằng cách nào?
CH 3: Tại sao khi chúng ta ăn mặn lại thường hay khát nước và uống nhiều nước? CH4: Tại sao rùa biển lại khóc khi lên bờ đẻ trứng?
CH5: Tại sao bệnh nhân đái tháo đường trong đại dịch Covid-19 dễ bị biến chứng nặng hơn?
CH6: Tại sao bệnh nhân Covid-19 lại khó thở, suy hô hấp?
Phiếu học tập số 1: Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi
Nội dung Cân bằng nội môi Mất cân bằng nội môi
Khái niệm
Ý nghĩa/ Hậu quả Ví dụ
Phiếu học tập số 2: Sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi
Bộ phận Cơ quan Chức năng
Vận dụng: Vẽ Sơ đồ Cơ chế điều hòa huyết áp cao
3. Sản phẩm học tập
Nội dung Phiếu học tập số 1:
Nội dung Cân bằng nội môi Mất cân bằng nội môi
49
niệm trường trong cơ thể không duy trì được sự ổn định Ý nghĩa/
Hậu quả
các tế bào, các cơ quan của cơ thể hoạt động bình thường
gây nên sự biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của tế bào, cơ quan, thậm chí gây tử vong
Ví dụ Nhiệt độ cơ thể bình thường 36,50C
Nhiệt độ khi cơ thể bị sốt 390C
Nội dung Phiếu học tập số 2:
Bộ phận Cơ quan Chức năng
Tiếp nhận kích thích
Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm
Tiếp nhận kích thích từ môi trường hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển
Điều khiển Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết
Điều khiển hoạt động của các cơ quan Thực hiện Các cơ quan: thận, gan,
tim, phổi
Tăng hay giảm hoạt động để đảm bảo cân bằng nội môi
Vận dụng: Vẽ Sơ đồ Cơ chế điều hòa huyết áp cao
Hình 2.4 .Sơ đồ cơ chế điều hòa huyết áp cao
- Câu trả lời: + Câu 1:
Vai trò của thận: tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thu hoặc thải bớt nước và các chất hoà tan trong máu.
Thụ thể áp lực ở mạch máu
Trung khu điều hòa tim mạch ở hành não Tim giảm nhịp và
giảm lực co bóp, mạch máu giãn
50
Vai trò của gan: tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hoà nồng độ các chất hoà tan trong máu như glucôzơ (sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên, tuyến tụy tiết ra insulin làm cho gan nhận và chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời làm cho các tế bào của cơ thể tăng nhận và sử dụng glucôzơ => nồng độ glucôzơ trong máu trở lại ổn định. Khi nồng độ glucôzơ trong máu giảm( bữa ăn ít hay thiếu tinh bột), tuyến tụy tiết ra hoocmôn glucagôn có tác dụng chuyển glicôgen ở gan thành glucôzơ đưa vào máu làm cho nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ở mức ổn định).
+ Câu 2: Hệ đệm có khả năng lấy đi H+ hoặc OH- (khi thừa) khi các ion này làm thay đổi Ph của máu
- Có các hệ đệm: Hệ đệm bicacbonat: H2CO3/NaHCO3 ; Hệ đệm photphat Na2PO4/NaHPO4 ; Hệ đệm proteinat(protein) (Mạnh nhất)
+ Câu 3: Sau khi dung nạp một lượng lớn muối, lượng muối này sẽ di chuyển qua thành ruột non khiến lượng muối trong máu tăng lên. Áp suất thẩm thấu tăng cao do chất lỏng xung quanh tế bào giàu Natri hơn. Tế bào dần mất nước do áp suất này kéo nước từ bên trong tế bào ra bên ngoài tế bào khiến cho cơ thể cảm thấy mất cân bằng. Khi đó, não nhận được tính hiệu từ cơ thể tạo ra cảnh báo nồng độ muối tăng cao quá mức.Vùng dưới đồi là trung tâm cảm nhận cơn khát có chức năng điều hòa giấc ngủ, cảm giác thèm ăn và nhiệt độ cơ thể. Sau khi tiếp nhận thông tin, vùng dưới đồi sẽ gửi đi tính hiệu khát nước, tạo cảm giác khát nước để chúng ta bổ sung lượng nước cần thiết mà cơ thể đang bị thiếu hụt.
+ Câu 4: Do tuyến muối ở gần mắt của rùa biển có nhiệm vụ thải muối ra khỏi cơ thể để duy trì trạng thái bình thường áp suất thẩm thấu của máu.
+ Câu 5: Vì hệ miễn dịch ở bệnh nhân đái tháo đường yếu dễ bị virus tấn công và tổn thương nghiêm trọng; Đường huyết cao có thể là môi trường tốt cho virus phát triển; Bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng hoặc bệnh đi kèm như bệnh tim mạch, tăng huyết áp… làm nặng thêm bệnh.
+ Câu 6: Vì Virus SARS- CoV-2 xâm nhập vào phổi bằng cách vượt hàng rào bảo vệ của hệ hô hấp khiến 2 lá phổi bị viêm và tổn thương. Phổi tham gia điều
51
hòa pH máu bằng cách thải CO2 , khi phổi bị tổn thương ảnh hưởng đến chức năng suy hô hấp, từ đó làm tăng pH máu, dẫn đến nhiễm trùng máu.
4. Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1: Tìm hiểu Khái niệm, ý nghĩa cân bằng nội môi. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
- GV phát phiếu học tập số 1, yêu cầu HS thảo luận nhóm, đọc mục I và hoàn phiếu học tập số 1 - GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày -> chỉnh lí, bổ sung, chuẩn hóa kiến thức.
- Đọc mục I, thảo luận nhóm và hoàn thành nội dung trong phiếu. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung kiến thứ c.
I. Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi - Nội dung phiếu học tập số 1
Hoạt động 2: Tìm hiểu Sơ đồ khái quát Cơ chế duy trì cân bằng nội môi. - GV phát phiếu học tập số 2,
yêu cầu HS đọc mục II, thảo luận nhóm, quan sát Hình 20.1 và điền nội dung thích hợp vào phiếu
- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày -> nhận xét, chỉnh lí, hoàn thiện kiến thức
- HS đọc mục II, thảo luận nhóm và hoàn thành nội dung trong phiếu
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung.
II. Sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi
- Nội dung phiếu học tập số 2
Hoạt động 3: Vai trò của thận và gan trong việc cân bằng ASTT - GV sử dụng Kỹ thuật tia chớp
- GV cho HS đọc mục III yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: CH1, CH3, CH5 - GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi -> vận dụng liên hệ thực tiễn CH3, CH5.
III. Vai trò của thận, gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu
52
Hoạt động 1: Tìm hiểu Khái niệm, ý nghĩa cân bằng nội môi. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
Hoạt động 4: Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH - GV sử dụng Kỹ thuật tia chớp
- GV cho HS đọc mục IV yêu cầu trả lời các câu hỏi: CH2, CH4, CH6
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận
HS đọc mục IV để trả lời câu hỏi-> vận dụng liên hệ thực tiễn CH4,CH6.
IV. Vai trò của hệ đệm trong cân bằng Ph nội môi
Nội dung câu trả lời CH2
C. Luyện tập 1. Mục tiêu:
- HStrả lời được câu hỏi yêu cầu để khắc sâu mục tiêu của bài học
2. Nội dung:
- HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập:
Bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng
Câu 1: Tên gọi nào dưới đây không phải là văcxin phòng Covid- 19? A. Remdesivir. B. Pfizer. C. Astrazeneca. D. Moderna.
Câu 2: SpO2 (Saturation of peripheral oxygen) là độ bão hòa oxy mao mạch trong máu ngoại vi. Chỉ số này được đo qua da, thông qua một đầu dò SpO2 kẹp ở đầu ngón tay, ngón chân hoặc dái tai. Nó hoạt động bằng cách phát ra và tự hấp thu một làn sóng ánh sáng đi qua các mạch máu hoặc mao mạch trong đầu ngón tay, đầu ngón chân hoặc dái tai. Mục đích của chỉ số SpO2là gì?
A. kiểm tra được nhiệt độ cơ thể.
B. kiểm tra được lượng oxy trong máu. C. kiểm tra được huyết áp cao hay thấp. D. kiểm tra được nhịp đập của tim.
Câu 3: Khi nói về hoạt động của các hệ đệm tham gia cân bằng độ pH máu, những phản ứng nào sau đây xảy ra khi pH máu tăng cao?
(1) Na2CO3 + H+ → NaHCO3 (2) H2CO3 → HCO32- + H+ (3) H2PO4 → HPO42- + H+ (4) –COOH → -COO- + H+ (5) HPO4 2- + H+ -> H2PO4
53
A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 5. C. 2, 3, 4. D. 1, 3, 4.
Câu 4: Trước khi tiêm văcxin phòng Covid- 19, bạn em được hướng dẫn đến bàn