9. Cấu trúc luận văn
1.1.5.2. Bài học vận dụng KTLM
Trong các quan điểm về tích hợp trong dạy học, theo Xavier Roegier tích hợp gắn với việc góp phần hình thành ở người học những năng lực rõ ràng, tích hợp là một quan niệm dạy học bao gồm toàn thể các quá trình học tập. Kết quả của sư phạm tích hợp là phải giúp HS hình thành những phẩm chất, năng lực để bước vào cuộc sống lao động, phục vụ cho quá trình học tập tương lai, giúp HS hòa nhập vào thực tiễn, như thế sư phạm tích hợp mới có ý nghĩa. Tác giả đặt câu hỏi làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường?, tức gợi mở về phương pháp cách thức dạy học định hướng hình thành và phát triển năng lực người học.
Theo Forgaty có 3 dạng tích hợp: Tích hợp trong khuôn khổ các môn riêng rẽ(Tích hợp nội môn), Tích hợp liên môn và Tích hợp xuyên môn. Tích hợp nội môn tức là các môn học được bố trí riêng rẽ như trong chương trình hiện hành, lấy một môn học làm trụ cột và có lồng ghép một số nội dung của các môn học khác có liên quan. Tích hợp liên môn nghĩa là có sự phối hợp chặt chẽ về nội dung phương pháp, kế hoạch bài giảng của các môn học nhưng mỗi môn vẫn đặt trong một phần riêng hoặc một chương riêng.
Tác giả Đỗ Hương Trà(2016) khi bàn về vấn đề dạy học tích hợp lại quan niệm người học cần huy động mọi nguồn lực, như tri thức, kĩ năng, thái độ để giải quyết một tình huống thực tiễn mang tính phức hợp. Dạy học tích hợp mang lại ưu điểm lớn trong việc phát triển các năng lực và phẩm chất cá nhân. Dạy học tích hợp liên môn bắt đầu với việc xác định một chủ đề để huy động kiến thức của nhiều môn học. Vì vậy cần lựa chọn một chủ đề mang tích kích thích người học huy động, vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học vào giải quyết.
Căn cứ vào quan điểm trên, chúng tôi nghiên cứu và đưa ra khái niệm về Bài học vận dụng KTLM: “ Bài học vận dụng KTLM là một quá trình dạy học trong nội bộ môn Sinh học được kết nối với các môn học có liên quan nhằm góp phần hình thành ở HS năng lực vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng vào giải quyết vấn đề thực tiễn”.
19
Vai trò của Bài học vận dụng KTLM:
- Giúp GV bồi dưỡng, phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình qua việc tự học, nghiên cứu chuyên sâu hay học hỏi, trao đổi chuyên môn với các đồng nghiệp giảng dạy bộ môn khác, từ đó tạo nên sự hợp tác về chuyên môn, đoàn kết gắn bó xây dựng một trường học thân thiện, tích cực.
- Giúp người học huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau trong việc giải quyết các nhiệm vụ học tập hay vận dụng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, từ đó hình thành và phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của công dân toàn cầu có ích cho Xã hội.
- Làm cho quá trình dạy học bộ môn Sinh học thêm sinh động, thu hút người học bởi sự gắn kết với môn học khác. Môn Sinh học hiện đại đang phát triển với tốc độ nhanh chóng, hình thành nhiều lĩnh vực liên ngành, đa ngành ứng dụng trong thực tiễn như các thành tựu về y học, nông nghiệp, bảo vệ môi trường, ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn giống vật nuôi và cây trồng…