10. Cấu trúc luận văn
1.4. Quản trị hoạt động dạy học ởcấp Trung học cơ sở trong trường Tiểu học
và Trung học cơ sở.
1.4.1. Đặc trưng của quản trị hoạt động dạy học ở cấp Trung học cơ sở trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở.
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức trường trung học gồm: hội đồng trường; hiệu trưởng và phó hiệu trưởng; hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỷ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức Công đoàn; tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn; tổ văn phòng; lớp học; tổ phục vụ các hoạt động giáo dục đặc thù của trường chuyên biệt.
Quản trị kế hoạch dạy học
Theo hai tác giả Nguyễn Văn Hộ, Hà Thị Đức thì “Kế hoạch dạy học hiểu theo nghĩa rộng là văn bản do nhà nước ban hành trong đó quy định thành phần các môn học, và việc tổ chức năm học cho các môn học, tổ chức các chuyên đề, các hoạt động cơ bản” [21].
Theo nghĩa hẹp, kế hoạch dạy học là kế hoạch bộ phận trong hệ thống kế hoạch của nhà trường, trong đó gồm các mục tiêu có liên quan chặt chẽ với nhau bởi mục tiêu chung của năm học và hệ thống các biện pháp được xây dựng trước một giai đoạn nhất định nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đã được xác định.
Kế hoạch dạy học đồng thời cũng là công cụ để người quản lý tiến hành việc lãnh đạo, giám sát công tác dạy học của nhà trường.
Như vậy có thể hiểu: Quản trị kế hoạch dạy học là quản trị chương trình hành động của tập thể giáo viên được xây dựng trên cơ sở những nhiệm vụ chung của nhà trường (mà cụ thể ở đây là nhiệm vụ dạy học).
Quản trị thực hiện giảng dạy của giáo viên
Kế hoạch dạy học của GV, của tổ chuyên môn, của nhà trường sau khi chính thức được ký duyệt mới được triển khai tổ chức thực hiện.
Triển khai kế hoạch dạy học thường gồm 2 bước:
Bước thứ nhất, công bố kế hoạch chính thức đến toàn thể cán bộ, GV, nhân viên và các tổ chức khác trong nhà trường.
Bước thứ hai, tổ chức phân công nhiệm vụ dạy học
Quản trị thực hiện giảng dạy của của GV thực chất là công tác tổ chức và công tác phân công cán bộ. Hiệu trưởng cần thấu đáo chỗ mạnh, chỗ yếu, sở trường, hoàn cảnh của từng GV để sử dụng họ, tạo niềm tin cho họ trong nghề nghiệp. Phân công, sử dụng đúng sẽ mang lại kết quả to lớn, ngược lại sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp về tư tưởng tình cảm và sẽ ảnh hưởng không tốt đến các mặt hoạt động của nhà trường.
Quản trị cơ sở vật chất phục vụ dạy học
Theo thông tư 32/2020/TT-BGDĐT Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học [8], quản trị cơ sở vật chất phục vụ dạy học là phải đảm bảo:
1.Hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật của trường trung học phải bảo đảm mức tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu của trường trung học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.Nhà trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất nhằm đạt các mức tiêu chuẩn cơ sở vật chất cao hơn.
3.Nhà trường có trách nhiệm quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất của nhà trường, tránh lãng phí; định kỳ có kế hoạch cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất theo
quy định; tuyệt đối không đưa vào sử dụng những cơ sở vật chất đã hết niên hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn khi chưa cải tạo, sửa chữa.