Mục đích, yêu cầu của khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động dạy học ở cấp trung học cơ sở trong trường tiểu học và trung học cơ sở chí tân, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 201 (Trang 88 - 121)

10. Cấu trúc luận văn

3.4.1.Mục đích, yêu cầu của khảo nghiệm

Qua khảo nghiệm một số biện pháp quản trị việc thực hiện đổi mới HĐDH mà luận văn đã đề cập, nhằm góp phần khẳng định tính đúng đắn của các biện pháp trong thực tế. Việc khảo nghiệm các biện pháp quản trị thực hiện đổi mới HĐDH ở cấp THCS trong Trường TH&THCS Chí Tân - huyện Khoái Châu được tiến hành đồng thời với quá trình triển khai chương trình thay sách giáo.

Hình thức khảo nghiệm là triển khai đồng thời các biện pháp quản trị mà luận văn đã đề cập đến cấp THCS trong Trường TH&THCS Chí Tân ở huyện Khoái Châu. Qua triển khai các biện pháp quản trị, việc thu nhập kết quả khảo nghiệm được tiến hành bằng phiếu hỏi (240 người) đối với cán bộ quản lý các trường (hiệu trưởng, hiệu phó) và giáo viên cấp THCS trong Trường TH&THCS Chí Tân

Kết quả khảo nghiệm, tính khả thi của các biện pháp quản trị hoạt động dạy học

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm

3.4.2.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp

T T Một số biệt pháp Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Giá trị TB Thứ bậc SL % SL % SL % 1 Tổ chức nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho giáo viên và cán bộ nhân viên về thực hiện dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

16 88.9 2 11.1 0 2.89 1

2

Xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với cấp THCS trong trường PT có nhiều cấp học và phù hợp

T T Một số biệt pháp Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Giá trị TB Thứ bậc

với đổi mới dạy học theo Chương trình GDPT 2018

3

Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018, tập trung hướng vào phát triển năng lực học sinh

12 66.7 2 11.1 4 22.

2 2.44 6

4

Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn và hoạt động tự bồi dưỡng.

14 77.8 4 22.2 0.0 2.78 3

5

Huy động các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường hỗ trợ các điều kiện để hỗ trợ thực hiện Chương trình GDPT 2018

13 72.2 4 22.2 1 5.6 2.67 5

6

Giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn và kiểm tra đánh giá thực hiện dạy học theo Chương trình GDPT 2018

15 83.3 3 16.7 0.0 2.83 2

Điểm trung bình 2.69

Nhận xét: Qua số liệu trên ta thấy các biện pháp quản trị được cán bộ, giáo viên đánh giá cao biện pháp giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn và kiểm tra đánh giá thực hiện dạy học theo Chương trình GDPT 2018 và Tổ chức nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho giáo viên và cán bộ nhân viên về thực hiện dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với tỷ lệ rất cần thiết chiếm từ 83.3 – 88.9 %.

Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp TT Một số biệt pháp Rất khả thi Khả thi Không khả thi Giá trị TB Thứ bậc SL % SL % SL % 1 Tổ chức nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho giáo viên và cán bộ nhân viên về thực hiện dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

16 88.9 2 11.1 0 0 2.89 2

2

Xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với cấp THCS trong trường PT có nhiều cấp học và phù hợp với đổi mới dạy học theo Chương trình GDPT 2018

13 72.2 5 27.8 0 0 2.72 3

3

Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018, tập trung hướng vào phát triển năng lực học sinh

12 66.7 2 11.1 4 22.2 2.44 6

4

Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn và hoạt động tự bồi dưỡng.

13 72.2 5 27.8 0 0 2.72 3

5

Huy động các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường hỗ trợ các điều kiện để hỗ trợ thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018

13 72.2 4 22.2 1 5.6 2.67 5

6

Giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn và kiểm tra đánh giá thực hiện dạy học theo Chương trình GDPT 2018

17 94.4 1 5.6 0 0 2.94 1

Điểm trung bình 2.70

Kết quả thu thập được những số liệu thống kê trên là phần lớn từ Cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán các trường tham gia trả lời là những người trực tiếp

tham gia tập huấn và tổ chức thực hiện đổi mới HĐDH ở các nhà trường. Họ là những người có tinh thần trách nhiệm cao, đã tham gia tổ chức và thực hiện đổi mới HĐDH trong nhiều năm qua.

- Về chất lượng trả lời các câu hỏi được đặt ra đảm bảo tính khách quan và trung thực, vì thực tế phiếu hỏi và trả lời không phải là căn cứ để đánh giá thi đua mà vấn đề chính là tìm ra được những biện pháp tích cực, tạo sự đồng thuận nhất trí cao trong chỉ đạo thực hiện đổi mới HĐDH, một yêu cầu rất bức bách nhưng hiện nay vẫn không còn ít khó khăn.

- Về kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất, qua thống kê số liệu của các nội dung khảo nghiệm cho thấy những biện pháp quản trị là có tính khả thi, được sự đồng tình cao của cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán các nhà trường. Những biện pháp được đề cập ở đây không phải hoàn toàn mới, có những biện pháp nằm trong kế hoạch chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hưng Yên và phòng GD & ĐT huyện Khoái Châu. Nhưng vấn đề chính là đã thử nghiệm với tinh thần tích cực và vận dụng sát hợp với tình hình thực tế các nhà trường. Thực tế khảo nghiệm vừa nêu trên chỉ là những bước khởi đầu của kết quả áp dụng những biện pháp chỉ đạo đổi mới HĐDH trongcấp THCS trong Trường TH&THCS Chí Tân - huyện Khoái Châu. Chắc chắn còn cần phải có thời gian để phát triển để công cuộc đổi mới giáo dục THCS nói chung, đổi mới HĐDH nói riêng có hiệu quả.

3.4.2.3. Phân tích tương quan

Bảng3.3 Phân tích sự tương quan của tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp TT Biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc 1 Tổ chức nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho giáo viên và cán bộ nhân viên về thực hiện dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

2.89 1 2.89 2

2

Xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với cấp THCS trong trường PT có nhiều cấp học và phù hợp với đổi mới dạy học theo Chương trình GDPT 2018

2.72 4 2.72 3

3

Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018, tập trung hướng vào phát triển năng lực học sinh

2.44 6 2.44 6

4 Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên thông qua sinh hoạt

tổ chuyên môn và hoạt động tự bồi dưỡng. 2.78 3 2.72 3

5

Huy động các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường hỗ trợ các điều kiện để hỗ trợ thực hiện Chương trình GDPT 2018

2.67 5 2.67 5

6

Giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn và kiểm tra đánh giá thực hiện dạy học theo Chương trình GDPT 2018

2.83 2 2.94 1

Điểm trung bình 2.69 2.70

Kết quả cho thấy, sự so sánh tương quan của tính cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp được đề xuất khá tương đồng nhau. Chẳng hạn như Biện pháp 6, tính cần thiết và tính khả thi đều được đánh giá rất cao. Biện pháp 1, biện pháp 4 cũng đều thể hiện tính cần thiết cao thì tính khả thi cũng cao. Biện pháp 3 và biện pháp 5 có sự đánh giá bằng nhau về tính cần thiết thiết và tính khả thi. Do đó, muốn thực hiện tốt biện pháp này cần có sự khắc phục những khó khăn khách quan và có cần

thực hiện đồng thời các biện pháp. Tuy biện pháp 3 và 5 có tính cần thiết và tính khả thi không cao bằng các biện pháp còn lại nhưng chưa chắc là có hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Căn cứ vào cơ sở lý luận về quản trị hoạt động dạy học theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và các điều kiện thực tiễn giáo dục của địa phương, quán triệt các nguyên tắc cơ bản của việc đề xuất các biện pháp, chúng tôi đưa ra 6 biện pháp quản trị nhằm nâng cao hiệu quả dạy học theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở THCS.

Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho giáo viên và cán bộ nhân viên về thực hiện dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với cấp THCS trong trường phổ thông có nhiều cấp học và phù hợp với đổi mới dạy học theo Chương trình GDPT 2018.

Biện pháp 3: Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018, tập trung hướng vào phát triển năng lực học sinh.

Biện pháp 4: Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn và hoạt động tự bồi dưỡng.

Biện pháp 5: Huy động các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường hỗ trợ các điều kiện để hỗ trợ thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Biện pháp 6: Giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn và kiểm tra đánh giá thực hiện dạy học theo Chương trình GDPT 2018.

Các biện pháp trên mỗi biện pháp đều có thế mạnh riêng. Để từng bước nâng cao hiệu quả quản trị hoạt động dạy học theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp THCS của hiệu trưởng Trường TH&THCS Chí Tân - huyện Khoái Châu, đòi hỏi các biện pháp này phải được nghiên cứu trong mối quan hệ tổng thể trên cơ sở vận dụng, khai thác thế mạnh riêng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và của nhà trường.

Những biện pháp đưa ra qua nghiên cứu thực tế sẽ góp phần khai thông, khác phục những hạn chế trong công tác quản trị của hiệu trưởng Trường TH&THCS Chí Tân - huyện Khoái Châu hiện nay. Khi thực hiện phải xem xét điều kiện thực tế của trường, từ cơ sở vật chất đến khả năng của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo

viên tiềm năng của phụ huynh học sinh và sự hỗ trợ, quan tâm của các cấp, các ngành có liên quan, các mối quan hệ xã hội,… để vận dụng linh hoạt và hiệu quả cao trong quá trình vận dụng. Những thông tin thu được qua việc khảo nghiệm các biện pháp quản trị trên ở đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong huyện Khoái Châu đều đánh giá cao về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Những biện pháp này tuy đã có nhiều khả quan nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu tiếp. Rất mong được sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, đội ngũ cán bộ quản lý các trường, các đồng nghiệp và các bậc phụ huynh học sinh để khi thực hiện các biện pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Quản trị hoạt động dạy học theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của hiệu trưởng trường THCS là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hiệu trưởng. Trước hết, hiệu trưởng cần nắm vững thế nào là đổi mới hoạt động dạy học THCS và làm cho giáo viên hiểu rằng việc đổi mới hoạt động dạy học không phải là sự thay thế các hoạt động dạy học cũ bằng các hoạt động dạy học mới mà đổi mới hoạt động dạy học là đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Đồng thời hiệu trưởng cần làm cho giáo viên hiểu rõ những định hướng trong đổi mới hoạt động dạy học.

Hiệu trưởng Trường TH&THCS Chí Tân thực hiện đầy đủ các nội dung quản trị hoạt động giảng dạy của GV như quản trị công tác thực hiện đổi mới nội dung chương trình, quản trị việc phân công giảng dạy, quản trị việc soạn bài và chuẩn bị giảng dạy, quản trị công tác quản lý giờ lên lớp, quản trị việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, quản trị công tác kiểm tra đánh giá kết quả giảng dạy, quản trị công tác bồi dưỡng đội ngũ, quản lý cơ sở vật chất, phương tiện và đồ dùng dạy học.

Qua việc khảo sát thấy công tác quản trị hoạt động dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có những hạn chế là:

- Hiệu trưởng Trường TH&THCS Chí Tân chưa quản lý tốt hoạt động giảng dạy theo khoa học quản lý mà quản lý theo kinh nghiệm bản thân.

- Một số ít GV chưa ý thức cao trong nhiệm vụ được giao, nặng về kinh tế gia đình, chưa theo kịp xu thế đổi mới chương trình và hoạt động dạy học.

- Hiệu trưởng Trường TH&THCS Chí Tân chỉ xây dựng được nội dung kế hoạch quản lý hoạt động giảng dạy trong năm (kế hoạch ngắn hạn), hầu hết chưa có kế hoạch chiến lược trung và dài hạn.

- Một số ít GV chuyên môn chưa vững vàng, tiếp thu những cái mới còn chậm, chưa theo kịp với sự đổi mới về nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy, còn sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống, chưa quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng.

→Từ đây tác giả đề xuất 6 biện pháp nhằm khắc phục các hạn chế trên. Tóm lại, các biện pháp quản trị thực hiện đổi mới HĐDH theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của hiệu trưởng Trường TH&THCS Chí Tân - huyện Khoái Châu có mối liên kết hữu cơ gắn bó tạo thành sức mạnh chung đổi mới sự nghiệp giáo dục nói chung và đặc biệt là đổi mới HĐDH để góp phần tạo ra những con người mới đáp ứng được những nhu cầu của thời đại.

2. Khuyến nghị:

• Đối với Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo

Cải tiến nội dung chương trình đào tạo trong các trường sư phạm theo chương trình phổ thông mới để khi sinh viên ra trường không phải tập huấn thêm về dạy học theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Có chế độ đãi ngộ những giáo viên trẻ mới ra trường tốt nghiệp đại học chính quy bằng Giỏi , họ có kiến thức cơ bản và đây chính là lực lượng kế cận về lâu dài và trẻ hóa đội ngũ giáo viên.

Tổ chức tốt, có chất lượng các đợt tập huấn, bồi dưỡng cán bộ nòng cốt những kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ công tác quản trị hoạt động dạy học và biện pháp quản trị hoạt động dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của hiệu trưởng ở trường THCS.

Tạo điều kiện về kinh phí cũng như thời gian để CBQL, GV theo học các lớp bồi dưỡng chính trị, quản lý giáo dục hệ đại học và sau đại học; được giao lưu với các trường áp dụng tốt công tác quản trị hoạt động dạy học và biện pháp quản trị hoạt động dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường THCS trong nước và quốc tế để học hỏi kinh nghiệm.

• Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực sư phạm vững vàng để làm màng lưới trong việc bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học đổi mới HĐDH cho giáo viên các trường.

Phối hợp với các ban ngành để tăng cường CSVC- trang thiết bị dạy học đủ và đúng theo yêu cầu đổi mới của ngành cho các nhà trường.

Tổ chức tốt nhiều hình thức thi đua dạy tốt, học tốt, có khen thưởng, động viên kịp thời để tạo phong trào rộng rãi trong các nhà trường, trong giáo viên, ý thức không ngừng vươn lên trong công tác giảng dạy

• Đối với các trường TH

Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và học sinh về đổi mới HĐDH theo yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng đổi mới HĐDH theo

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động dạy học ở cấp trung học cơ sở trong trường tiểu học và trung học cơ sở chí tân, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 201 (Trang 88 - 121)