Vai trò, vị trí của hiệu trưởng trong quản trị hoạt động dạy học ởcấp Trung

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động dạy học ở cấp trung học cơ sở trong trường tiểu học và trung học cơ sở chí tân, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 201 (Trang 30 - 32)

10. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Vai trò, vị trí của hiệu trưởng trong quản trị hoạt động dạy học ởcấp Trung

Trung học cơ sở trong trường Tiểu học và Trung học cơ sở.

Người hiệu trưởng với cương vị thủ trưởng trường học, là người phải chịu trách nhiệm trước cấp trên về công tác tổ chức, quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường, phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện mục đích, mục tiêu phấn đấu, nhiệm vụ của nhà trường. Vì vậy người hiệu trưởng trường THCS phải trực tiếp chỉ đạo các thành viên trong nhà trường vận động, phối hợp các lực lượng có liên quan trong nhà trường, tiến hành quy trình giáo dục nhằm thực hiện tốt kế hoạch phổ cập giáo dục.

Nâng cao chất lượng đào tạo theo quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng xây dựng thành công nhà trường tiên tiến xuất sắc. Người hiệu trưởng phải thực sự gương mẫu, tiên phong về mọi mặt trong nhà trường, có phẩm chất đạo đức tốt, sống lành mạnh, là con người lao động mới XHCN.

Trong nhà trường, đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực, là lực lượng giữ vai trò quyết định hoàn thành mọi nhiệm vụ trong nhà trường. Vì vậy vấn đề xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất và năng lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ là hết sức quan trọng. Trong những năm qua, công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên được nâng cao thêm một bước về trình độ, năng lực , trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nhưng đội ngũ giáo viên trong các trường THCS đáp ứng chương trình sách giáo khoa mới và đổi mới hoạt động dạy học còn hạn chế.

Do đó xây dựng đội ngũ giáo viên là phải đào tạo họ về mọi mặt. Để xây dựng đội ngũ giáo viên, người hiệu trưởng có thể sử dụng các biện pháp sau:

- Xây dựng và bồi dưỡng nhận thức, nhân cách cho đội ngũ giáo viên - Thực hiện tốt việc chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn.

- Bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ giáo viên.

- Tập trung bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho giáo viên thông qua các hình thức chuyên đề, hội thảo chuyên môn, viết sáng kiến.

- Chú trọng việc phân công lao động hợp lý.

- Tạo điều kiện về đời sống tinh thần cho giáo viên.

- Đầu tư cơ sở vật chất, tạo mọi điều kiện, hình thức giúp giáo viên có thể tự học, tự bồi dưỡng.

- Luôn cải tiến công tác thi đua khen thưởng.

Hiệu trưởng là người tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, nắm vững mục tiêu cấp học, nguyên lý giáo dục của Đảng, yêu cầu nội dung chương trình và sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy bộ môn, các hướng dẫn và văn bản quy định khác, các quy chế chuyên môn…

Đi sâu chỉ đạo tốt các khâu:

- Thông qua việc hướng dẫn, kiểm tra giúp đỡ giáo viên hàng ngày như: Lập kế hoạch giảng dạy, soạn giáo án, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, làm đồ dùng dạy học, việc chấm, trả bài kiểm tra, giúp đỡ quan tâm đến học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, hướng dẫn học sinh, giáo viên tự học nâng cao trình độ.

- Xây dựng và chỉ đạo chặt chẽ hoạt động tổ chuyên môn, người hiệu trưởng cần phải biết lựa chọn xây dựng, bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn vững vàng, biết điều hành công việc của tổ. Giúp đỡ các tổ có chương trình, hình thức hoạt động hàng tháng, và từng học kì… biến mỗi tổ chuyên môn thành một đội triển khai các chủ trương công tác chuyên môn cụ thể, tổ chức các chuyên đề thảo luận trao đổi kinh nghiệm nhằm góp phần thiết thực vào việc bồi dưỡng giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục những yếu kém về chuyên môn để ngày càng có nhiều giáo viên khá – giỏi.

- Tích cực bồi dưỡng giúp đỡ để có giáo viên đầu đàn của mỗi bộ môn và một số giáo viên giỏi, thường xuyên giúp đỡ anh chị em giáo viên ngày càng phát huy được những thế mạnh của mình, bồi dưỡng để họ có những hiểu biết, rút ra được nhiều kinh nghiệm hay để phổ biến, thực sự đem lại hiệu quả tốt trong giảng dạy và trở thành giáo viên giỏi của mỗi môn, của trường.

- Song song với việc quản lý, người hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo định hướng việc học tập của học sinh. Chú ý khâu giáo viên hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (quy định nội dung, phương pháp, thời gian học). Đặc biêt cần có biện pháp đánh giá chất lượng học sinh theo kì nhất là với học sinh khối 9.

- Chỉ đạo tốt việc bảo quản, sử dụng đồ dùng, phương tiện dạy và học.

Biện pháp quản trị hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học cơ sở tổ chức, điều khiển của giáo viên, người học tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học. Trong quá trình dạy học, hoạt động dạy của giáo viên có vai trò chủ đạo, hoạt động học của học sinh có vai trò tự giác, chủ động, tích cực. Nếu thiếu một trong hai hoạt động trên, quá trình dạy học không diễn ra.

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động dạy học ở cấp trung học cơ sở trong trường tiểu học và trung học cơ sở chí tân, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 201 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)