Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn và hoạt

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động dạy học ở cấp trung học cơ sở trong trường tiểu học và trung học cơ sở chí tân, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 201 (Trang 81 - 85)

10. Cấu trúc luận văn

3.2.4.Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn và hoạt

động tự bồi dưỡng

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao là một trong

những nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý ở các trường TH&THCS. Do vậy, cán bộ quản lý các trường TH&THCS của cần phải có những biện pháp cụ thể, chính xác, phù hợp với tình hình thực trạng đội ngũ GV của đơn vị mình đang quản lý.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

+Trước hết, hiệu trưởng các trường TH&THCS phải nắm bắt các thông tin cơ bản về đội ngũ bằng việc điều tra khảo sát, đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên ở các mặt: trình độ chuyên môn; năng lực giảng dạy; nhu cầu; nguyện vọng.

+Tăng cường tổ chức kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau như: Dự giờ, thăm lớp, kiểm tra hồ sơ chuyên môn của cá nhân.

+Đánh giá chất lượng giáo viên thông qua kết quả cụ thể của việc xếp loại hàng năm, thông qua các đợt kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện theo kế hoạch kiểm tra định kỳ của nhà trường và của Phòng Giáo dục.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp

+ Nhà quản trị tiến hành quy hoạch, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên bằng nhiều hình thức học tập như tham gia các lớp đại học dài hạn, tại chức, đại học từ xa. Đồng thời, hiệu trưởng phải có kế hoạch phát triển đội ngũ của nhà trường, đảm bảo đủ về số lượng, mạnh về chất lượng.

+Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán về chuyên môn của nhà trường ở từng môn học, sử dụng đội ngũ cốt cán về chuyên môn để nângcao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn, đảm bảo thiết kế bài giảng có chất lượng.

+ Tổ chức các hoạt động thao giảng, hội giảng, thi giáo viên dạy giỏi, tham quan học tập kinh nghiệm các đơn vị bạn.

+ Tiến hành ký kết hợp đồng trách nhiệm về đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong hoạt động giảng dạy giữa từng giáo viên với tổ trưởng chuyên môn; giữa các tổ chuyên môn với lãnh đạo nhà trường

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp.

+ Cần bồi dưỡng được một đội ngũ giáo viên “đầu đàn” để thường xuyên kèm cặp, giúp đỡ các giáo viên khác về chuyên môn.

+Tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên được tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn

3.2.5. Huy động các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường hỗ trợ các điều kiện để hỗ trợ thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Đổi mới HĐDH là quá trình hoạt động thực tiễn cần có các nguồn lực và các điều kiện CSVC, trang thiết bị kĩ thuật đảm bảo thì mới thực hiện có hiệu quả.

Mục đích của việc phát huy sức mạnh cộng đồng là lắng nghe những thông tin phản hồi từ cộng đồng về chất lượng giảng dạy trong nhà trường để hiệu trưởng có biện pháp quản trị tốt hơn quá trình giảng dạy.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Các yếu tố liên quan trực tiếp tới việc nâng cao hiệu quả đổi mới HĐDH đó là:

+ Thù lao cho đội ngũ giáo viên;

+Tăng cường cơ sở vật chất; trang thiết bị (phòng thí nghiệm, máy chiếu); + Mua sắm đủ sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo;

+ Chi cho các nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm đổi mới dạy học và hoạt động quản lý của hiệu trưởng nhà trường.

+ Chi cho các hoạt động học sinh đảm bảo yêu cầu HĐDH mới. Các yếu tố liên quan trực tiếp tới việc tuyên truyền :

+ Nội dung tuyên truyền là mục đích ý nghĩa, yêu cầu và nội dung đổi mới HĐDH, làm cho các ban ngành đoàn thể và các lực lượng xã hội mà trước hết là cha mẹ học sinh nhận thức được lý do đổi mới HĐDH, yêu cầu đổi mới HĐDH và nội dung đổi mới HĐDH, trong đó đặc biệt chú trọng tới hình thành kĩ năng tự học cho học sinh.

+ Tạo sự nhận thức đúng trong cha mẹ học sinh ý thức phối hợp với nhà trường trong giáo dục con em mình như: Quản lý thời gian học tập ở nhà, nhắc nhở, đôn đốc học sinh học tập tạo cho HS ý thức học tập tự giác và hình thành những kỹ năng tự học cho các em.

Thực hiện nâng cao hiệu quả đổi mới hoạt động dạy học:

+ Thông qua hội cha mẹ học sinh, các nhà trường phải tuyên truyền để mọi người dân nhất là cha mẹ học sinh hiểu và ủng hộ đổi mới HĐDH nói riêng. Qua thực tế cho thấy, nhân dân Huyện Khoái Châu tuy còn nghèo nhưng khi có nhận thức đúng, rõ,hiểu về giáo dục và vì sự tiến bộ của của con em mình, đồng thời thấy được nguồn kinh phí được sử dụng hợp lý, có hiệu quả thì họ sẵn lòng chung sức với các nhà trường.

+ Công khai kinh phí Nhà nước cấp; kinh phí đóng góp của học sinh theo quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh.

+ Bên cạnh đó, hàng năm các nhà trường đều có nguồn thu xây dựng theo qui định của Hội đồng nhân dân tỉnh. Có thể huy động học sinh đóng trước kinh phí xây dựng trước một năm. Như vậy, với nguồn thu huy động và cho phép theo đúng qui định của Nhà nước, các nhà trường có nguồn kinh phí tập trung cho cải tạo và xây dựng các phòng học bộ môn đáp ứng được yêu cầu tối thiểu về phòng học bộ môn phục vụ cho yêu cầu đổi mới HĐDH trong mỗi nhà trường.

Thực hiện nâng cao tuyên truyền:

+ Qua các hình thức thông tin tuyên truyền nhân dân đã có sự hiểu biết nhất định về đổi mới HĐDH và phần nào chính họ cũng nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới HĐDH và ủng hộ công cuộc đổi mới này.

+ Hình thức thông tin tuyên truyền phổ biến là thông qua chính học sinh; thông qua cha mẹ học sinh; thông qua đài truyền thanh của các xã, đài truyền hình và truyền thanh của huyện.

+ Thông qua Hội cha mẹ HS nhà trường, nhất là chi hội cha mẹ HS của lớp với những chế độ sinh hoạt định kỳ đầu năm học, cuối học kỳ I và cuối năm học để tuyên truyền cho nhân dân hiểu đúng, đủ về đổi mới HĐDH.

+ Thông qua sổ liên lạc học sinh giữa gia đình và nhà trường để gia đình HS nắm bắt được thường xuyên tình hình học tập của con em mình từ đó phối hợp chặtchẽ với nhà trường trong giáo dục HS.

Nhận thức và thói quen lâu ngày trong phụ huynh về quan niệm dạy học cũ theo lối áp đặt đã có sự chuyển biến khá tốt. Nhiều phụ huynh đã tạo điều kiện cho

con em thực hành vận dụng trong quá trình học tập, đặc biệt là họ đã chú ý lắng nghe, động viên con em được tự do phát biểu ý kiến của mình, tham gia Quản trị việc học tập của con em mình trong thời gian ở nhà.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

+ Cán bộ quản lý nhà trường phải có kế hoạch sắp xếp, tổ chức hệ thống phòng học, phòng làm việc cho phù hợp với thực tế của đơn vị mình; quản lý, tạo điều kiện phục vụ tốt nhất cho giáo viên trong giảng dạy;

+ Đội ngũ giáo viên phải có ý thức và tinh thần trách nhiệm trong việc bảo quản, giữ gìn đồ dùng dạy học, đồng thời sử dụng hiệu quả các trang thiết bị hiện có và tích cực tham gia tự làm đồ dùng dạy học.

+Phải có sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo địa phương và sự linh họat, khéo léo của hiệu trưởng các trường THCS, TH&THCS.

3.2.6. Giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn và kiểm tra đánh giá thực hiện dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động dạy học ở cấp trung học cơ sở trong trường tiểu học và trung học cơ sở chí tân, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 201 (Trang 81 - 85)