Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy họctheo yêu cầu của Chương trình giáo

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động dạy học ở cấp trung học cơ sở trong trường tiểu học và trung học cơ sở chí tân, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 201 (Trang 80 - 81)

10. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy họctheo yêu cầu của Chương trình giáo

giáo dục phổ thông 2018, tập trung hướng vào phát triển năng lực học sinh.

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Quá trình dạy và học là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh. Người giáo viên đổi mới HĐDH tất yếu sẽ tác động đến phương pháp học của học sinh. Để phát huy tốt nhất hiệu quả của quá trình dạy học, phải hình thành ở học sinh ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện, có thái độ động cơ học tập đúng đắn, có kỹ năng và phương pháp học mới.

Do vậy, người Hiệu trưởng phải có nhiều biện pháp chỉ đạo, trong đó phải chú ý tới đối tượng học sinh để xây dựng trong nhà trường có kỷ cương nề nếp, khơi dậy trong các em ý thức tự giác trong học tập, có thái độ động cơ học tập đúng đắn, biết chủ động xây dựng kế hoạch học tập cho chính bản thân mình và chủ động tìm tòi khám phá trong tiếp nhận tri thức.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Phải xác định được hệ thống các thành tố trong quản trị hoạt động giảng dạy của người giáo viên và hoạt động học tập của học sinh THCS. Đó là:

+ Quản trị dựa vào nội dung quản trị hoạt động dạy học theo hướng nghiên cứu bài học.

+Tạo sự nhận thức đúng của giáo viên đối với hoạt động dạy học theo hướng nghiên cứu bài học

+ Tạo sự nhận thức đúng trong cha mẹ học sinh ý thức phối hợp với nhà trường trong giáo dục con em mình như: Quản lý thời gian học tập ở nhà, nhắc nhở, đôn đốc học sinh học tập tạo cho HS ý thức học tập tự giác và hình thành những kỹ năng tự học cho các em.

3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Trên cơ sở nắm được các thành tố tạo nên hệ thống quản trị hoạt động giảng dạy và học tập của học sinh, người cán bộ quản lý phát hiện ra mối quan hệ lôgíc nội tại và tác động qua lại, biện chứng giữa các thành tố, từ đó có cách chỉ đạo thích hợp, người cán bộ quản lý cũng phải thấy được sự cần thiết tất yếu của mỗi thành tố để có thể chỉ đạo một cách đồng bộ, toàn diện, phối hợp với phụ huynh, nhà trường

để đảm bảo cho hệ thống được cân bằng, năng động. Đồng thời trên cơ sở nắm vững nội dung, yêu cầu, phương pháp quản lý mỗi thành tố người cán bộ quản lý có những tác động quản lý phù hợp, cụ thể cho việc quản lý các thành tố trong hệ thống.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện tốt biện pháp này, bản thân mỗi cán bộ quản lý của các trường THCS phải tự bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động giảng dạy và học tập của học sinh theo hướng tiếp cận hệ thống và tiếp cận quy trình quản lý dưới nhiều hình thức như:

Bồi dưỡng theo hình thức tại chức: Trong điều kiện hiện nay hình thức này tỏ ra có nhiều ưu điểm, cán bộ quản lý vừa được học tập lại vừa tiếp tục công tác tại trường, không làm mất ổn định về công tác cán bộ. Những kiến thức mà họ học được là những kiến thức rất cần thiết đối với công tác quản lý. Nhờ vừa học vừa làm nên những tri thức được bồi dưỡng có điều kiện ứng dụng ngay vào công việc quản lý hằng ngày.

Hình thức bồi dưỡng thường xuyên thông qua hai con đường, đó là bồi dưỡng tại các lớp chuyên đề và thông qua hệ thống tài liệu chuyên môn.

Hình thức bồi dưỡng bằng việc tham quan học tập: Thực tiễn luôn chứa đựng trong nó nhiều kinh nghiệm quý báu, vô tận cần được khai thác.

Việc trao đổi, học tập giữa những người làm công tác quản lý nếu được tổ chức tốt sẽ giúp cho người cán bộ quản lý có tầm nhìn mới về nhiều mặt: từ cách nhìn về cảnh quan môi trường, nền nếp, phong cách quản lý đến các biện pháp quản trị cụ thể. Có thể nói, đây là hình thức tiếp cận nhanh nhất, khá thiết thực và có hiệu quả cao trong việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý các trường THCS.

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động dạy học ở cấp trung học cơ sở trong trường tiểu học và trung học cơ sở chí tân, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 201 (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)