10. Cấu trúc luận văn
3.2.1. Tổ chức nângcao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho giáo viên và cán bộ
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Làm cho giáo viên nhận thức đúng về mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa đổi mới HĐDH. Người giáo viên phải thấy rõ yêu cầu bức xúc của công cuộc đổi mới chương trình giáo dục THCS nói chung và đặc biệt là HĐDH theo yêu cầu NQ 40/2000/QH10 của Quốc Hội để đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội ngày nay và tiến kịp với trào lưu chung của thế giới, nhanh chóng thoát khỏi sự trì trệ, lạc hậu về HĐDH đã làm cho việc dạy học và học trong nhà trường nước ta kém hiệu quả trong thời gian vừa qua. Người giáo viên phải biết nhận thức đúng đắn về đổi mới HĐDH thành tình cảm, tích cực đổi mới HĐDH, vượt qua những khó khăn thử thách hiện có.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
-Phân tích vai trò đổi mới HĐDH theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong quá trình đổi mới nội dung Chương trình giáo dục THCS
- Thấy được thực trạng của đổi mới HĐDH ở từng đơn vị trường.
- Đổi mới HĐDH đối với một số mô hình cụ thể, phân tích khía cạnh của mô hình để vận dụng vào thực tế bản thân mỗi cá nhân và đơn vị trong quá trình thực hiện đổi mới HĐDH.
-Mời những cán bộ quản lý, những giáo viên có nhiều thành tích trong công cuộc thực hiện đổi mới HĐDH theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cấp THCS trong Trường TH&THCS Chí Tân trong tỉnh tham gia trao đổi, phổ biến kinh nghiệm và đội ngũ giáo viên cấp THCS trong Trường TH&THCS Chí Tân -
huyện Khoái Châu. Kinh phí dành cho công tác bồi dưỡng giáo viên của trường THCS trong huyện là hạn hẹp nên để bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kinh nghiệm của giáo viên trong thực hiện đổi mới HĐDH, các trường ở huyện Khoái Châu chỉ nên và chỉ có thể mời các hiệu trưởng có bề dày kinh nghiệm trong quản lý, có kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo thực hiện đổi mới HĐDH ở các Trường THCS trong huyện. Với đội ngũ “Chuyên gia thực tiễn” này có thể giúp đội ngũ giáo viên ở cấp THCS trong Trường TH&THCS Chí Tân trên địa bàn huyện Khoái Châu nhanh chóng nắm bắt, tiếp cận với lý luận dạy học hiện đại, khả năng nghiên cứu về tâm lý sinh học trong tình hình xã hội hiện tại, nhưng vấn đề cần bổ sung về lý luận dạy học, về sự cần thiết phải đổi mới HĐDH nội dung của đổi mới HĐDH. Các “Chuyên gia thực tiễn” này hiểu rõ về tình hình kinh tế – xã hội, tình hình giáo dục của trường THCS huyện Khoái Châu, bởi vậy họ sẽ giúp cấp THCS trong trường TH&THCS Chí Tân - huyện Khoái Châu sát thực hơn, có sự hiểu biết, đồng cảm và chia sẻ hơn. Đồng thời giảm được chi phí trong công tác bồi dưỡng mà các trường có thể thực hiện được.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Có thể tổ chức buổi toạ đàm, trao đổi kinh nghiệm, thực hiện các giờ dạy mẫu mà trọng tâm là đổi mới HĐDH theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giữa cán bộ quản lý và giáo viên các trường được mời đến và cán bộ quản lý và giáo viên cấp THCS trong Trường TH&THCS Chí Tân - huyện Khoái Châu.
Tổ chức cho giáo viên được tham quan học tập kinh nghiệm của trường THCS trong tỉnh đã thực hiện đổi mới HĐDH có hiệu quả.
Với chuyên đề thực tế đổi mới HĐDH qua một số mô hình cụ thể, các trường có thể tổ chức cho giáo viên, cán bộ quản lý tham quan dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, học tập ở cấp THCS trong Trường TH&THCS Chí Tân trong tỉnh, ngoài tỉnh mà những trường hợp này thực sự có phong trào tự học, tự rèn luyện đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, đặc biệt là thực hiện thành công trong công tác đổi mới hoạt động dạy học nâng cao được hiệu quả GD & ĐT trong nhà trường trong giai đoạn hiện nay ở Hưng Yên. Việc tham quan, học tập những trường điểm có thể giúp cấp THCS trong Trường TH&THCS Chí Tân - huyện Khoái Châu học tập được
kinh nghiệm trong công tác quản lý, trong đó có kinh nghiệm quản lý đổi mới hoạt động dạy học ở cấp THCS. Sau khi tham quan học tập, các giáo viên được thảo luận phân tích các khía cạnh của mô hình được tham quan, xác định rõ những thuận lợi cũng như những khó khăn thực tế của đơn vị để từ đó xây dựng các giờ dạy để mỗi hoạt động dạy học cho đơn vị mình trong điều kiện cụ thể có được ở Hưng Yên.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Nhà trường cung cấp đủ cho cán bộ quản lý, giáo viên về tài liệu cần thiết liên quan đến giáo dục nói chung và đổi mới HĐDH nói riêng, trước hết là các văn bản Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước có tính pháp lý về giáo dục; những yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể về giáo dục hiện nay; những vấn đề chi phối đến hoạt động chất lượng của giáo dục; những đề án, sự phát triển của giáo dục đào tạo trong thời kỳ nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới nhằm giúp cho giáo viên tìm hiểu và xác định được đúng đắn vai trò của mình là một nhà giáo phải có nhiệm vụ gì? Phải làm như thế nào để đáp ứng được yêu cầu chung của giáo dục trong giai đoạn các mạng hiện tại của đất nước. Cung cấp đầy đủ tài liệu, giáo trình, sách hướng dẫn của ngành giáo dục thuộc về lý luận dạy học; nghiên cứu về tâm sinh lý học sinh; về đổi mới HĐDH… cho đội ngũ giáo viên. Qua thực tế tìm hiểu ở thư viện cấp THCS trong Trường TH&THCS Chí Tân - huyện Khoái Châu là rất ít, số lượng không đáng kể. Và một điều đáng lưu tâm là dù số lượng những tài liệu này không nhiều và rất ít chủng loại những số lượng sách này rất ít người tham khảo. Khi cung cấp được tài liệu này một cách đầy đủ và được cán bộ quản lý, giáo viên sử dụng thường xuyên như trong bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên về lý luận dạy học hiện đại, về mỗi hoạt động dạy học ở trường THCS.
Để có được nguồn tư liệu quý giá đó, vấn đề đặt ra cho hiệu trưởng các trường trong điều kiện cụ thể của đơn vị mình, bằng nguồn kinh phí thu từ bằng công tác xã hội hoá giáo dục: Bằng tiền, bằng sách,… với nhiều biện pháp quản trị thiết thực này chắc chắn Trường TH&THCS Chí Tân - huyện Khoái Châu thực thi tốt và mang lại hiệu quả.
Như vậy đặt ra cho hiệu trưởng nhà trường là phải có góc thư viện dành riêng cho cán bộ quản lý, GV và nhân viên trong trường, thư viện đó sẽ không chỉ
có những tài liệu giáo trình chính thống đã trình bày mà có cả sáng kiến kinh nghiệm, những công trình nghiên cứu của đồng nghiệp trong và ngoài tỉnh kể cả những đề tài, sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên nhà trường nghiên cứu đúc kết có giá trị thực tiễn ở đơn vị, thiết thực phục vụ cho sự nghiệp đổi mới giáo dục và nhất là đổi mới hoạt động dạy học được áp dụng ở cấp THCS trong trường TH&THCS Chí Tân - huyện Khoái Châu.
Bên cạnh đó, về mặt quản lý chỉ đạo cũng cần phải khẳng định: GV không tham dự bồi dưỡng, không được đứng lớp để đảm bảo tốt yêu cầu đổi mới nội dung công tác giáo dục phổ thông và yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục trong nhà trường. Đồng thời hiệu trưởng nhà trường cần có hình thức kiểm tra sự chuyển biến trong nhận thức của giáo viên thông qua sự chuyển biến trong hành động, thể hiện ngay trong thực tế giảng dạy có đổi mới hoạt động dạy học. Với biện pháp bôì dưỡng nhận thức và chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên thông qua hình thức cung cấp các tài liệu liên quan đến đổi mới hoạt động dạy học không những bồi dưỡng thường xuyên nhận thức cho giáo viên mà còn góp phần nâng cao cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học.
3.2.2. Xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với cấp Trung học cơ sở trong trường Phổ thông có nhiều cấp học và phù hợp với đổi mới dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Thực hiện tốt chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng đổi mới hoạt động dạy học là tạo điều kiện cho giáo viên trong mỗi nhà trường cũng như các trường trong huyện tích cực đi đầu, thúc đẩy số đông thực hiện tạo thành phong trào đổi mới HĐDH rộng khắp. Nhằm đáp ứng sự phát triển của giáo dục hiện nay.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
Đầu năm nhà trường dựa trên các văn bản, chỉ thị về đổi mới hoạt động dạy học để xây dựng kế hoạch chỉ đạo dạy học đổi mới hoạt động dạy học và đưa ra cá tiêu chí thi đua để giáo viên đăng kí, cam kết thực hiện theo các tiêu chí đó; quán triệt cho các thành viên trong nhà trường rõ yêu cầu, mục tiêu của chủ trương đổi
mới hoạt động dạy học để giáo viên nhiệt tâm tâm muốn thực hiện tốt công cuộc đổi mới này.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Sau khi triển khai kế hoạch bồi dưỡng nhận thức về đổi mới hoạt động dạy học, Ban giám hiệu nhà trường phải kiểm tra thực tế các khối chuyên môn, dự giờ nắm bắt tình hình đổi mới hoạt động dạy học trong giáo viên và kế hoạch chỉ đạo của khối. Qua kiểm tra, Ban giám hiệu phát hiện những nhân tố nổi trội nhất trong việc thực hiện đổi mới hoạt động dạy học về nhận thức, về thực hiện hoạt động dạy học.
Từ đó có kế hoạch bồi dưỡng động viên, tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt để tổ chuyên môn (và cá nhân) hoàn chỉnh các khâu trong quá trình đổi mới HĐDH:
Đối với khối chuyên môn là chỉ đạo giáo viên nghiên cứu, trao đổi học tập kinh nghiệm, xây dựng dự án, xây dựng giờ học, dự giờ rút kinh nghiệm.
Đối với cá nhân giáo viên được chọn điển hình thì được tổ chuyên môn giúp đỡ tạo điều kiện về mọi mặt: Thời gian; cùng nhóm chuyên môn xây dựng dự án; dự giờ, đóng góp ý kiến… và những giờ dạy mẫu đó được giáo viên trong toàn trường dự giờ học tập đều rút kinh nghiệm, điển hình là việc xây dựng lực lượng chỉ đạo chuyên môn trực tiếp đó là
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp.
Xây dựng tốt các khối chuyên môn điển hình trong trường. Các khối trưởng chuyên môn này đều là những ngươì nhiệt tình, trách nhiệm, tâm huyết đối với sự đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới hoạt động dạy học nói riêng, bản thân các tổ trưởng chuyên môn là người luôn tiên phong trong công tác chuyên môn; họ luôn có ý thức học tập nâng cao nhận thức về lý luận đổi mới hoạt động dạy học thông qua các tài liệu mới về khoa học sư phạm và đặc biệt là họ tham gia đầy đủ tích cực các đợt tập huấn, bồi dư ỡng do phòng, Sở giáo dục và đào tạo tổ chức
Thường xuyên thao giảng, dự giờ và sinh hoạt chuyên môn theo đúng quy định ; trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau qua mỗi tiết dạy; tích cực sử dụng đồ dùng dạy học, công nghệ thong tin vào quá trình dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sang tạo của học sinh.
3.2.3. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tập trung hướng vào phát triển năng lực học sinh. giáo dục phổ thông 2018, tập trung hướng vào phát triển năng lực học sinh.
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Quá trình dạy và học là quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và học sinh. Người giáo viên đổi mới HĐDH tất yếu sẽ tác động đến phương pháp học của học sinh. Để phát huy tốt nhất hiệu quả của quá trình dạy học, phải hình thành ở học sinh ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện, có thái độ động cơ học tập đúng đắn, có kỹ năng và phương pháp học mới.
Do vậy, người Hiệu trưởng phải có nhiều biện pháp chỉ đạo, trong đó phải chú ý tới đối tượng học sinh để xây dựng trong nhà trường có kỷ cương nề nếp, khơi dậy trong các em ý thức tự giác trong học tập, có thái độ động cơ học tập đúng đắn, biết chủ động xây dựng kế hoạch học tập cho chính bản thân mình và chủ động tìm tòi khám phá trong tiếp nhận tri thức.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
Phải xác định được hệ thống các thành tố trong quản trị hoạt động giảng dạy của người giáo viên và hoạt động học tập của học sinh THCS. Đó là:
+ Quản trị dựa vào nội dung quản trị hoạt động dạy học theo hướng nghiên cứu bài học.
+Tạo sự nhận thức đúng của giáo viên đối với hoạt động dạy học theo hướng nghiên cứu bài học
+ Tạo sự nhận thức đúng trong cha mẹ học sinh ý thức phối hợp với nhà trường trong giáo dục con em mình như: Quản lý thời gian học tập ở nhà, nhắc nhở, đôn đốc học sinh học tập tạo cho HS ý thức học tập tự giác và hình thành những kỹ năng tự học cho các em.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Trên cơ sở nắm được các thành tố tạo nên hệ thống quản trị hoạt động giảng dạy và học tập của học sinh, người cán bộ quản lý phát hiện ra mối quan hệ lôgíc nội tại và tác động qua lại, biện chứng giữa các thành tố, từ đó có cách chỉ đạo thích hợp, người cán bộ quản lý cũng phải thấy được sự cần thiết tất yếu của mỗi thành tố để có thể chỉ đạo một cách đồng bộ, toàn diện, phối hợp với phụ huynh, nhà trường
để đảm bảo cho hệ thống được cân bằng, năng động. Đồng thời trên cơ sở nắm vững nội dung, yêu cầu, phương pháp quản lý mỗi thành tố người cán bộ quản lý có những tác động quản lý phù hợp, cụ thể cho việc quản lý các thành tố trong hệ thống.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để thực hiện tốt biện pháp này, bản thân mỗi cán bộ quản lý của các trường THCS phải tự bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động giảng dạy và học tập của học sinh theo hướng tiếp cận hệ thống và tiếp cận quy trình quản lý dưới nhiều hình thức như:
Bồi dưỡng theo hình thức tại chức: Trong điều kiện hiện nay hình thức này tỏ ra có nhiều ưu điểm, cán bộ quản lý vừa được học tập lại vừa tiếp tục công tác tại trường, không làm mất ổn định về công tác cán bộ. Những kiến thức mà họ học được là những kiến thức rất cần thiết đối với công tác quản lý. Nhờ vừa học vừa làm nên những tri thức được bồi dưỡng có điều kiện ứng dụng ngay vào công việc quản lý hằng ngày.
Hình thức bồi dưỡng thường xuyên thông qua hai con đường, đó là bồi dưỡng tại các lớp chuyên đề và thông qua hệ thống tài liệu chuyên môn.
Hình thức bồi dưỡng bằng việc tham quan học tập: Thực tiễn luôn chứa đựng trong nó nhiều kinh nghiệm quý báu, vô tận cần được khai thác.
Việc trao đổi, học tập giữa những người làm công tác quản lý nếu được tổ chức tốt sẽ giúp cho người cán bộ quản lý có tầm nhìn mới về nhiều mặt: từ cách nhìn về cảnh quan môi trường, nền nếp, phong cách quản lý đến các biện pháp quản trị cụ thể. Có thể nói, đây là hình thức tiếp cận nhanh nhất, khá thiết thực và có hiệu quả cao trong việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý các trường THCS.
3.2.4. Chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn và hoạt động tự bồi dưỡng động tự bồi dưỡng
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao là một trong
những nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý ở các trường TH&THCS. Do